tại
Nhóm tiêu chuẩn Nhóm so sánh Chênh lệch
Thân tộc
Linh hoạt -.81983*
Thị trường -.53359*
Thứ bậc -.53265*
*: Có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%
Theo đó, Văn hóa thân tộc là loại hình văn hóa có PSM vượt trội hơn các loại hình văn hóa khác. Kết quả này cũng gợi mở một vấn đề quan trọng trong việc hoạch định chính sách cho việc cải thiện và nâng cao PSM cho các tổ chức hành chính tại TPHCM. Đó là mặc dù Văn hóa thứ bậc chiếm đa số tại các tổ chức, nhưng phần đông CBCC bày tỏ nguyện vọng chuyển sang loại hình Văn hóa thân tộc. Hơn nữa, như khung phân tích đã trình bày, theo nghiên cứu trước đây của Panagiotis (2014), trong 4 loại hình văn hóa, Văn hóa thứ bậc sẽ kìm hãm PSM của CBCC do xu hướng thiên về kiểm soát nội bộ và thiếu tính linh hoạt trong xử lý công việc. CBCC sẽ làm việc dựa theo hệ thống các quy định, thủ tục hành chính, thay vì điều nên hướng tới hơn chính là những giá trị chung, lợi ích chung của toàn thể cộng đồng.
Nghiên cứu của Buelens và Broeck (2007) về sự khác biệt giữa khu vực công với khu vực tư cũng cho thấy người lao động trong khu vực công mong muốn được làm việc trong mơi trường có tính hỗ trợ hơn là mơi trường có tính cạnh tranh (đặc thù của loại hình Văn hóa thị trường và Văn hóa linh hoạt). Chính vì thế, phương án chuyển đổi từ loại hình Văn hóa thứ bậc sang Văn hóa thân tộc là phù hợp nhất. Ma trận các loại hình VHTC ở Bảng 2.1 cũng cho thấy vấn đề mấu chốt là sự tăng cường tính linh hoạt cho các tổ chức hành chính, thay thế dần cho xu hướng kiểm soát đặc trưng của Văn hóa thứ bậc. Nhận định này cũng phù hợp với nguyện vọng của đa số nhóm đối tượng CBCC được khảo sát, cũng như với thực tế, khi mà hệ thống các quy định, thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, việc
tăng tính linh hoạt, tự chủ để người CBCC khéo léo xử theo hướng có lợi nhất cho người dân, giảm bớt sự lệ thuộc vào hệ thống quy trình và khn khổ là cần thiết.
4.3. Xây dựng mơ hình hồi quy của PSM theo các đặc trưng văn hóa của tổ chức 4.3.1. Kiểm tra độ phù hợp của thang đo 4.3.1. Kiểm tra độ phù hợp của thang đo
Độ phù hợp của thang đo được kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Alpha trong SPSS để đánh giá mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong cùng thang đo. Tiêu chuẩn để đánh giá mức độ phù hợp của một nhóm biến trong cùng thang đo là hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm phải đạt từ 0.6 trở lên (Nunnally, 1978) và hệ số tương quan biến - tổng của mỗi biến phải đạt từ 0.3 trở lên (Pallant, 2007). Trong nghiên cứu này, phép đo Cronbach’s Alpha được thực hiện cho thang đo về các nhóm yếu tố cho các đặc trưng văn hóa cụ thể và PSM. Kết quả kiểm định thang đo cho hai nhóm này được thể hiện trong Phụ lục 31 và Phụ lục 32 cho thấy các thang đo được thiết kế tốt với hệ số Cronbach’s Alpha và Hệ số tương quan biến – tổng đều đạt tiêu chuẩn, do đó khơng có thang đo nào bị loại bỏ.
4.3.2. Kết quả Phân tích nhân tố Khám phá (EFA)
Mục đích của việc thực hiện EFA là rút gọn số lượng các biến bằng cách nhóm các biến riêng lẻ lại thành từng nhóm nhân tố dựa trên mức độ đồng nhất đặc trưng của các quan sát trong cùng một nhân tố. Phép phân tích EFA cũng là biện pháp kiểm tra mức độ hợp lý của việc sắp đặt vị trí các câu hỏi trong bảng khảo sát. Các nhóm nhân tố được rút gọn lại từ EFA cũng chính là cơ sở đầu vào để tiến hành các phép phân tích sâu hơn như phân tích tương quan và hồi quy. Về quy trình thực hiện, EFA sẽ lần lượt được tiến hành riêng biệt cho các biến quan sát về đặc trưng VHTC và PSM. Trong quá trình phân nhóm thành các nhân tố, để có ý nghĩa thực tiễn, các biến phải có Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) đạt từ 0.5 trở lên (Hair, 1998). Đồng thời, cũng theo Hair (1998), hệ số KMO phải nằm trong giới hạn từ 0.5 đến 1 và hệ số Sig của kiểm định Bartlett về sự tương quan của các biến trong tổng thể phải nhỏ hơn mức ý nghĩa. Kết quả thực hiện EFA cho nhóm biến về các đặc trưng văn hóa được trình bày trong Bảng 4.7.
Bảng 4.7: Kết quả ma trận xoay nhân tố của các yếu tố đo lường các đặc trưng VHTC
Biến quan sát Nhân tố
X1 X2 X3 X4 X5 X6 LD1 .813 LD3 .759 LD6 .747 LD2 .709 LD4 .690 LD5 .676 QL1 .822 QL3 .749 QL5 .732 QL6 .727 QL2 .727 QL4 .725 TC3 .768 TC4 .756 TC2 .740 TC1 .713 MT1 .744 MT3 .740 MT2 .578 MT4 .543 MT6 .535 MT5 .500 DG2 .756 DG1 .735 DG3 .631 DG4 .536 QLA2 .795 QLA1 .748 QLA3 .713
Hệ số KMO = 0.911; Hệ số Sig của kiểm định Bartlett = 0.000; Tổng phương sai giải thích = 66.583%
Tương tự, kết quả thực hiện EFA cho nhóm biến PSM được thể hiện trong Bảng 4.8