Kết quả ma trận nhân tố của nhân tố tổng quát PSM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến động lực phụng sự công của cán bộ, công chức tại thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 55)

Biến quan sát Nhân tố

1 DVC 0.855 GTC 0.830 LTA 0.791 HS 0.731 Hệ số KMO = 0.778

Hệ số Sig của kiểm định Bartlett = 0.000 Tổng phương sai giải thích = 64.480%

Kết quả phân tích nhân tố lần hai trong Bảng 4.9 cho thấy, với hệ số KMO vẫn nằm trong giới hạn từ 0.5 đến 1 và hệ số Sig của kiểm định Bartlett nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%, 4 nhân tố của thuộc PSM có thể nhóm lại một lần nữa để tạo thành một nhân tố tổng quát PSM duy nhất. Nhân tố PSM này có khả năng giải thích được 64.48% tỷ lệ phần trăm biến thiên của các nhân tố đầu vào. Giá trị của nhân tố tổng quát PSM dùng cho các phân tích tương quan và phân tích hồi quy về sau được tính dựa trên trung bình của 4 nhân tố thuộc PSM theo kết quả phân tích EFA lần hai.

4.3.3. Phân tích tương quan

Do một trong những điều kiện để tiến hành hồi quy là biến phụ thuộc (nhân tố tổng quát PSM) phải có tương quan với biến độc lập (các nhân tố đặc trưng văn hóa tổ chưc) nên việc tiến hành phân tích tương quan là cần thiết. Trong bước này, phép phân tích tương quan Pearson được sử dụng để đánh giá mức độ tương quan giữa các nhân tố thuộc biến độc lập với các nhân tố thuộc biến phụ thuộc nói riêng và nhân tố PSM nói chung. Ngoài ra, cũng cần xét tới mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập để đánh giá về khả năng xảy ra đa cộng tuyến trong mơ hình hồi quy. Bảng kết quả phân tích tương quan giữa nhân tố PSM với các nhân tố đặc trưng văn hóa được trình bày trong Bảng 4.10.

Bảng 4.10: Kết quả phân tích tương quan giữa nhóm nhân tố độc lập với nhóm nhân tố phụ thuộc

TC DG QL MT LD QLA

PSM 0.46** 0.35** 0.544** 0.559** 0.593** -0.299**

** : có ý nghĩa thống kê với mức nghĩa α = 5% * : có ý nghĩa thống kê với mức nghĩa α = 10%

Kết quả trên cho thấy các nhân tố của biến độc lập đều thể hiện mối tương quan thuận chiều với các nhân tố của biến phụ thuộc, trừ nhân tố Mức độ quan liêu (QLA) thể hiện mang dấu tương quan âm. Kết quả này là phù hợp với quan điểm của Romzek và Hendricks (1982) khi cho rằng việc tồn tại tình trạng quan liêu cao trong tổ chức công sẽ dẫn đến sự thất bại trong việc cụ thể hóa PSM, dẫn đến việc và khơng đáp ứng được nhu cầu phụng sự của người lao động khu vực công. Dựa trên kết quả phân tích tương quan, có thể thấy tất cả các nhân tố của biến độc lập và biến phụ thuộc PSM đều được giữ lại để đưa vào phân tích hồi quy.

Bên cạnh đó, Bảng 4.11 thể hiện kết quả phân tích tương quan giữa các nhóm nhân tố độc lập để xem xét về khả năng xảy ra đa cộng tuyến khi hồi quy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến động lực phụng sự công của cán bộ, công chức tại thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)