Kiểm định các giả thuyết truyền thống của hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty kiểm toán độc lập (Trang 62)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.6 Kiểm định các giả thuyết truyền thống của hồi quy

Giả định 1: Giả định về liên hệ tuyến tính

Đồ thị biểu diễn giá trị dự đốn chuẩn hóa theo phần dư chuẩn hóa cho thấy sự phân tán ngẫu nhiên. Chính vì vậy, giả định liên hệ tuyến tính khơng bị vi phạm.

Giả định 2: Phân phối chuẩn của phần dư

Hình 4.3 Đồ thị phân phối chuẩn phần dư

Giá trị trung bình = -1,05*10-15 (gần bằng 0) và độ lệch chuẩn = 0,993 (gần bằng 1). Hơn nữa đồ thị phân phối phần dư có dạng phân phối chuẩn N (0,1).

Quan sát đồ thị Q-Q Plot của phần dư, các điểm quan sát của phần dư tập trung khá sát với đường thẳng kỳ vọng, do đó phân phối phần dư có dạng chuẩn và thỏa yêu cầu về phân phối chuẩn của phần dư.

Giả định 3: Khơng có mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập (đo

lường đa cộng tuyến).

Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) được sử dụng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Thông thường chỉ số này vượt quá giá trị 2 biểu thị cho vấn đề tiềm tàng do đa cộng tuyến gây ra và trên 5 là có đa cộng tuyến.

Dựa vào kết quả ở bảng 4.15, hệ số phóng đại phương sai > 1 và < 2 cho thấy khơng có đa cộng tuyến trong mơ hình.

4.7 Kiểm định giả thuyết của mơ hình

Nhìn vào bảng 4.15 kết quả hồi quy ta thấy 3 nhân tố: Tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của KTV tác động đến CLKT với các mức độ khác nhau (từ 0.176 đến 0,403). Khoảng cách chênh lệch cũng tương đối cao. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng nhiều đến CLKT.

4.7.1 Tính độc lập (IND)

Giả thuyết H1: Tính độc lập có ảnh hưởng đến CLKT (+)

Hệ số hồi quy chuẩn hóa β1 = 0,381; Sig. (β1) = 0,000 < 0,05: Ủng hộ giả thuyết.

Nhận xét

Tính độc lập (IND) có tác động dương (+) lên Chất lượng kiểm tốn. Tính độc lập có hệ số β chuẩn hóa cao thứ hai (β = 0,381). Điều này cho thấy tính độc lập của KTV đóng một vai trị quan trọng trong suốt q trình kiểm tốn BCTC. Có thể nói kiểm tốn là lĩnh vực mà tính độc lập được thể hiện rõ nét nhất vì cơng việc kiểm tốn được thực hiện bởi các kiểm tốn viên độc lập nên tính độc lập có mức độ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng kiểm toán. Như cơ sở lý thuyết đã đề cập, chất lượng kiểm toán được xem xét dựa trên sự kết hợp của hai khả năng: việc phát hiện

ra gian lận, sai sót mà khả năng phát hiện phụ thuộc vào trình độ chun mơn, kinh nghiệm của KTV và báo cáo các gian lận, sai sót này mà nó phụ thuộc vào tính độc lập của KTV. Hay tính độc lập chính là một trong hai thành phần quyết định đến chất lượng kiểm toán.

4.7.2 Kinh nghiệm (EXP)

Giả thuyết H2: Kinh nghiệm có ảnh hưởng đến CLKT (+)

Hệ số hồi quy chuẩn hóa β2 = 0,176; Sig. (β2) = 0,000 < 0,05: Ủng hộ giả thuyết.

Nhận xét

Kinh nghiệm (EXP) có hệ số β chuẩn hóa cao thứ ba (β = 0,176). Điều này có nghĩa rằng nếu KTV/nhóm KT càng có kinh nghiệm kiểm tốn BCTC thì chất lượng kiểm tốn càng được nâng cao. Nếu như KTV/nhóm KT được giao thực hiện cuộc kiểm toán thiếu kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực kinh doanh ngành nghề của khách hàng, nhất là đối với các ngành nghề kinh doanh phức tạp như lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản hay xây dựng, thì rủi ro kiểm tốn đối với cuộc kiểm tốn này là khá cao. Do đó quan trọng trước hết là KTV/nhóm KT cần có kinh nghiệm chuyên sâu và kinh nghiệm kiểm toán BCTC khi thực hiện một cuộc kiểm toán, nghĩa là thể hiện kinh nghiệm và hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của khách hàng thì CLKT càng được đảm bảo và nâng cao.

Các nghiên cứu về tâm lý học cũng cho rằng, người càng có kinh nghiệm sẽ càng suy nghĩ chin chắn hơn và thận trọng hơn trong những quyết định của mình. Trên thực tế các KTV có nhiều kinh nghiệm kiểm tốn cũng sẽ thận trọng hơn khi đưa ra quyết định. Khi xem xét một vấn đề nào đó, họ sẽ liên hệ nó với những vấn đề khác và đánh giá ảnh hưởng của nó đối với kết quả kiểm tốn, cũng chính là chất lượng kiểm tốn.

Như vậy, việc KTV tích lũy được kinh nghiệm kiểm tốn qua các cuộc kiểm toán BCTC được coi là rất quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng kiểm toán.

4.7.3 Tinh thần trách nhiệm (RES)

Giả thuyết H3: Tinh thần trách nhiệm có ảnh hưởng đến CLKT (+)

Hệ số hồi quy chuẩn hóa β3 = 0,403; Sig. (β3) = 0,000 < 0,05: Ủng hộ giả thuyết.

Nhận xét

Kết quả hồi quy cho thất nhân tố tinh thần trách nhiệm có giá trị β chuẩn hóa cao nhất β3 = 0,403 nên dựa vào mơ hình hồi quy thì đây là yếu tố có mức độ tác động cao nhất đến chất lượng kiểm tốn. Điều này là hồn tồn phù hợp bởi vì KTV là người trực tiếp tham gia vào cuộc kiểm tốn do đó tinh thần trách nhiệm là yếu tố có ảnh hưởng to lớn đến chất lượng ra quyết định của KTV và qua đó ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc kiểm toán.

Bảng 4.16 Kết quả kiểm định giả thuyết mơ hình nghiên cứu

Giả

thuyết Nội dung Kết quả

H1 Tính độc lập có ảnh hưởng đến CLKT (+) Chấp nhận

H2 Kinh nghiệm của KTV ảnh hưởng đến CLKT (+) Chấp nhận H3 Tinh thần trách nhiệm của KTV có ảnh hưởng đến CLKT

(+)

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4 trình bày kết quả của các phương pháp phân tích dữ liệu dựa trên phần mềm SPSS 20 được sử dụng trong luận văn như phân tích thống kê mơ tả, phân tích Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính bội.

Qua kết quả phân tích dữ liệu cho thấy sự phù hợp của 3 nhân tố: Tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên với 12 biến quan sát đo lường mức độ tác động của 3 nhân tố này đến chất lượng kiểm tốn báo cáo tài chính tại các cơng ty kiểm tốn độc lập tại Tp. HCM.

Đồng thời, dựa vào kết quả phân tích thống kê mơ tả cho thấy 3 nhân tố có tác động thuận chiều tới chất lượng kiểm toán. Kết quả này là khá tương đồng với các nghiên cứu ở các nước. Hơn nữa, mức độ ảnh hưởng của 3 nhân tố tới chất lượng kiểm toán BCTC cũng khác nhau. Theo đó, nhân tố tinh thần trách nhiệm được xác định có mức ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng kiểm toán, kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Suyono, 2011; kế đến là nhân tố tính độc lập và kinh nghiệm.

Việc khảo sát và đánh giá mức độ tác động của 3 nhân tố này tới chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính tại các cơng ty kiểm tốn độc lập có một ý nghĩa quan trọng, qua đó tìm kiếm các đề xuất, giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC hiện nay ở Việt Nam.

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Nâng cao chất lượng kiểm tốn ln là chủ đề thời sự trong kiểm toán. Để nâng cao chất lượng KT, cần phát hiện các nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng KT. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 03 nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán do các cơng ty kiểm tốn độc lập thực hiện: tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên. Do vậy để nâng cao chất lượng, cần tác động chính vào 3 nhân tố này. Kết quả nghiên cứu cho thấy mơ hình tác động của 03 nhân tố này đến chất lượng kiểm toán đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến 60,4%. Hay nói cách khác 03 nhân tố: Tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên giải thích được 60,4% sự biến thiên của biến phụ thuộc Chất lượng kiểm tốn, cịn 39,6% là do sai số ngẫu nhiên hoặc các nhân tố khác ngồi mơ hình. Bên cạnh đó, sự phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính bội đối với tổng thể cũng đã được kiểm định với độ tin cậy là 95%. Qua đó cũng xác định được mức độ tác động của từng nhân tố đến chất lượng kiểm toán lần lượt như sau: tinh thần trách nhiệm, tính độc lập và cuối cùng là nhân tố kinh nghiệm. Như vậy, nhân tố tinh thần trách nhiệm có tác động mạnh nhất đến chất lượng kiểm toán. Kết quả này là tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Suyono, 2012.

5.2 Quan điểm và mục tiêu của các giải pháp

Xuất phát từ tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay, quan điểm và mục tiêu cơ bản để nâng cao chất lượng kiểm toán của các cơng ty kiểm tốn độc lập là:

5.2.1 Quan điểm của các giải pháp

5.2.1.1 Phù hợp với các quy định của pháp luật ở Việt Nam

Hiện nay hệ thống pháp luật về kế toán, kiểm toán ở Việt Nam là tương đối đầy đủ và đang dần được hoàn thiện, quan điểm của các giải pháp để nâng cao chất lượng kiểm toán được đưa ra dựa trên cơ sở phù hợp với các quy định của pháp luật về kế toán và kiểm toán ở Việt Nam.

5.2.1.2 Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

Trong xu hướng tồn cầu hóa về kinh tế, nền kinh tế của đất nước khơng thể nằm ngồi sự vận động của kinh tế quốc tế. Việc nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào hoạt động kiểm toán của khu vực và quốc tế.

5.2.1.3 Phù hợp với môi trường kinh doanh và đặc điểm của các công ty kiểm toán của Việt Nam

Một nền kinh tế muốn phát triển một cách bền vững, ổn định phải dựa trên một môi trường kinh doanh có tính lành mạnh và minh bạch. Các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán phải phù hợp với môi trường kinh doanh, môi trường luật pháp Việt Nam, giúp minh bạch hóa các thơng tin kinh tế và lành mạnh hóa mơi trường đầu tư.

5.2.2 Giải pháp

5.2.2.1 Giải pháp về tăng cường tính độc lập của kiểm tốn viên

Theo Chuẩn mực Đạo đức nghề nghiệp, độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của KTV. Trong q trình kiểm tốn, KTV phải thực sự khơng bị chi phối hoặc bị tác động bởi bất cứ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng tới sự trung thực khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình.

Kiểm tốn viên hành nghề và người hành nghề kế tốn khơng được nhận làm kiểm toán hoặc làm kế toán cho các đơn vị mà mình có quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế như góp vốn, cho vay hoặc vay vốn từ khách hàng, hoặc là cổ đông chi phối của khách hàng, hoặc có ký kết hợp đồng gia công, dịch vụ, đại lý tiêu thụ hàng hóa,...

Trong q trình kiểm tốn hoặc cung cấp dịch vụ kế tốn, nếu có sự hạn chế về tính độc lập thì kiểm tốn viên hành nghề, người hành nghề kế tốn phải tìm mọi cách loại bỏ sự hạn chế này. Nếu không thể loại bỏ được thì phải nêu rõ điều này trong Báo cáo kiểm toán hoặc Báo cáo dịch vụ kế toán.

KTV và CTKT phải đảm bảo độc lập ở mức độ cần thiết, đủ để họ có thể thực hiện cơng việc kiểm tốn một cách độc lập và đưa ra những kết luận khách quan. Độc lập không phải là tuyệt đối nhưng cần được xem xét, cân nhắc, đánh giá một cách thoả đáng để giảm thiểu hoặc loại trừ các khả năng ảnh hưởng đến tính độc lập. Và những nguy cơ chủ yếu ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV như: nguy cơ tư lợi, tự kiểm tra, quan hệ ruột thịt, sự bào chữa, bị đe doạ. CTKT và KTV cần nhận diện rõ khả năng đưa đến các nguy cơ này để có thể đảm bảo và nâng cao tính độc lập của KTV, từ đó nâng cao chất lượng của cuộc kiểm tốn, củng cố lịng tin cơng chúng vào kết quả kiểm tốn. Cần phải nhận thức rõ về các nguy cơ này để có biện pháp ngăn chặn, bảo vệ nhằm giúp KTV giữ được tính độc lập để đưa ra ý kiến kết luận đúng đắn, khách quan. Nếu các nguy cơ được xác định là đáng kể, CTKT và KTV cần áp dụng các biện pháp bảo vệ thích hợp để loại bỏ hay làm giảm nhẹ các nguy cơ này xuống mức có thể chấp nhận được để việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản khơng bị ảnh hưởng, giảm rủi ro kiểm tốn đến mức độ chấp nhận được.

Kết quả khảo sát về mức độ ảnh hưởng của nhân tố tính độc lập đến chất lượng kiểm toán cho thấy, yếu tố “Kiểm toán viên/Doanh nghiệp kiểm tốn khơng bị phụ thuộc vào đơn vị được kiểm toán trong việc đưa ra ý kiến” ảnh hưởng mạnh nhất đến CLKT (tỷ lệ 47% ý kiến ở mức cao đến rất cao từ phía các KTV được khảo sát). Do đó đối với việc bảo đảm tính độc lập, cơng ty kiểm tốn cần áp dụng một chính sách nhận diện và đối phó rủi ro trong việc phụ thuộc khách hàng, cần yêu cầu KTV ký cam kết trước cuộc kiểm tốn và kiểm sốt thường xun duy trì tính độc lập trong cơng việc theo đúng chuẩn mực nghề nghiệp và chính sách của cơng ty, đồng thời gắn liền với chính sách khen thưởng và xử phạt cơng khai tới tồn thể nhân viên công ty.

5.2.2.2 Giải pháp nâng cao kinh nghiệm của KTV

Kết quả nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng tới CLKT (Kym Boon, 2008; Ben, 1997), kinh nghiệm của KTV được coi là một trong các nhân tố quan trọng nhất. Kết quả nghiên cứu về tác động của nhân tố này đến CLKT cũng cùng

kết quả với các nghiên cứu trước (mức độ ảnh hưởng 3,4 trong mức thang đo từ 1 đến 5).

Do vậy, nâng cao kinh nghiệm KTV là nhân tố rất quan trọng giúp họ có thể thực hiện một cuộc kiểm tốn có chất lượng và qua đó, giúp KTV có khả năng đối mặt với ít rủi ro nghề nghiệp hơn hoặc tránh mắc các sai phạm hoặc các vụ kiện tụng (nếu có) làm ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp của mình. KTV có kinh nghiệm không chỉ là KTV có (1) thời gian hành nghề lâu năm, (2) Kinh nghiệm trong một số lĩnh vực ngành nghề nhất định, (3) Kiến thức và kỹ năng kiểm tốn BCTC mà cịn là (4) Kinh nghiệm kiểm tốn BCTC của các doanh nghiệp có cùng ngành nghề kinh doanh. Như vậy, địi hỏi KTV phải thường xun có ý thức tự giác trau dồi kinh nghiệm cho bản thân trong nghề nghiệp nhằm đáp ứng được yêu cầu của công việc. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của các đơn vị được kiểm toán là rất đa dạng như kinh doanh ngân hàng, đầu tư tài chính, bất động sản, xây dựng,…nên việc kiểm toán những đơn vị này là vơ cùng phức tạp, địi hỏi tính năng động, yêu cầu về chuyên môn, các kiến thức về pháp luật,…là rất khác nhau và ln thay đổi. Do đó KTV phải tự tích lũy kinh nghiệm về từng lĩnh vực cụ thể để có thể hiểu được rõ về lĩnh vực kinh doanh và BCTC của đơn vị.

Để hỗ trợ KTV, cơng ty kiểm tốn cần có hướng dẫn cho từng lĩnh vực, cần hỗ trợ thêm chuyên gia để giúp KTV hiểu sâu sắc về chuyên ngành có liên quan trong và ngồi cơng ty.

Ngồi ra, cơng ty kiểm tốn cần chú trọng khâu tuyển dụng/đào tạo các nhân viên/KTV nhằm nâng cao kinh nghiệm, khả năng chuyên sâu đáp ứng nhu cầu kiểm tốn của khách hàng. Khó khăn của các cơng ty kiểm tốn hiện nay là chú trọng đáp ứng số lượng kiểm toán viên hành nghề mà chưa chú trọng đào tạo KTV khả năng chuyên sâu. Các CTKT muốn cung cấp dịch vụ với chất lượng cao thì phải tuyển chọn các nhân viên có kỹ năng và kiến thức nền tốt, từ đó các KTV có được nền tảng vững chắc, dễ dàng tiếp thu những kiến thức nâng cao sau này và có thể rút ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty kiểm toán độc lập (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)