Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty kiểm toán độc lập (Trang 69)

CHƯƠNG 5 : GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

5.2 Quan điểm và mục tiêu của các giải pháp

5.2.1.2 Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

Trong xu hướng tồn cầu hóa về kinh tế, nền kinh tế của đất nước khơng thể nằm ngồi sự vận động của kinh tế quốc tế. Việc nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào hoạt động kiểm toán của khu vực và quốc tế.

5.2.1.3 Phù hợp với môi trường kinh doanh và đặc điểm của các cơng ty kiểm tốn của Việt Nam

Một nền kinh tế muốn phát triển một cách bền vững, ổn định phải dựa trên một môi trường kinh doanh có tính lành mạnh và minh bạch. Các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tốn phải phù hợp với mơi trường kinh doanh, môi trường luật pháp Việt Nam, giúp minh bạch hóa các thơng tin kinh tế và lành mạnh hóa mơi trường đầu tư.

5.2.2 Giải pháp

5.2.2.1 Giải pháp về tăng cường tính độc lập của kiểm tốn viên

Theo Chuẩn mực Đạo đức nghề nghiệp, độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của KTV. Trong q trình kiểm tốn, KTV phải thực sự khơng bị chi phối hoặc bị tác động bởi bất cứ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng tới sự trung thực khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình.

Kiểm tốn viên hành nghề và người hành nghề kế tốn khơng được nhận làm kiểm tốn hoặc làm kế tốn cho các đơn vị mà mình có quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế như góp vốn, cho vay hoặc vay vốn từ khách hàng, hoặc là cổ đông chi phối của khách hàng, hoặc có ký kết hợp đồng gia công, dịch vụ, đại lý tiêu thụ hàng hóa,...

Trong q trình kiểm tốn hoặc cung cấp dịch vụ kế tốn, nếu có sự hạn chế về tính độc lập thì kiểm tốn viên hành nghề, người hành nghề kế tốn phải tìm mọi cách loại bỏ sự hạn chế này. Nếu không thể loại bỏ được thì phải nêu rõ điều này trong Báo cáo kiểm toán hoặc Báo cáo dịch vụ kế toán.

KTV và CTKT phải đảm bảo độc lập ở mức độ cần thiết, đủ để họ có thể thực hiện cơng việc kiểm tốn một cách độc lập và đưa ra những kết luận khách quan. Độc lập không phải là tuyệt đối nhưng cần được xem xét, cân nhắc, đánh giá một cách thoả đáng để giảm thiểu hoặc loại trừ các khả năng ảnh hưởng đến tính độc lập. Và những nguy cơ chủ yếu ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV như: nguy cơ tư lợi, tự kiểm tra, quan hệ ruột thịt, sự bào chữa, bị đe doạ. CTKT và KTV cần nhận diện rõ khả năng đưa đến các nguy cơ này để có thể đảm bảo và nâng cao tính độc lập của KTV, từ đó nâng cao chất lượng của cuộc kiểm tốn, củng cố lịng tin cơng chúng vào kết quả kiểm tốn. Cần phải nhận thức rõ về các nguy cơ này để có biện pháp ngăn chặn, bảo vệ nhằm giúp KTV giữ được tính độc lập để đưa ra ý kiến kết luận đúng đắn, khách quan. Nếu các nguy cơ được xác định là đáng kể, CTKT và KTV cần áp dụng các biện pháp bảo vệ thích hợp để loại bỏ hay làm giảm nhẹ các nguy cơ này xuống mức có thể chấp nhận được để việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản không bị ảnh hưởng, giảm rủi ro kiểm toán đến mức độ chấp nhận được.

Kết quả khảo sát về mức độ ảnh hưởng của nhân tố tính độc lập đến chất lượng kiểm toán cho thấy, yếu tố “Kiểm toán viên/Doanh nghiệp kiểm tốn khơng bị phụ thuộc vào đơn vị được kiểm toán trong việc đưa ra ý kiến” ảnh hưởng mạnh nhất đến CLKT (tỷ lệ 47% ý kiến ở mức cao đến rất cao từ phía các KTV được khảo sát). Do đó đối với việc bảo đảm tính độc lập, cơng ty kiểm tốn cần áp dụng một chính sách nhận diện và đối phó rủi ro trong việc phụ thuộc khách hàng, cần yêu cầu KTV ký cam kết trước cuộc kiểm toán và kiểm sốt thường xun duy trì tính độc lập trong công việc theo đúng chuẩn mực nghề nghiệp và chính sách của cơng ty, đồng thời gắn liền với chính sách khen thưởng và xử phạt cơng khai tới tồn thể nhân viên công ty.

5.2.2.2 Giải pháp nâng cao kinh nghiệm của KTV

Kết quả nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng tới CLKT (Kym Boon, 2008; Ben, 1997), kinh nghiệm của KTV được coi là một trong các nhân tố quan trọng nhất. Kết quả nghiên cứu về tác động của nhân tố này đến CLKT cũng cùng

kết quả với các nghiên cứu trước (mức độ ảnh hưởng 3,4 trong mức thang đo từ 1 đến 5).

Do vậy, nâng cao kinh nghiệm KTV là nhân tố rất quan trọng giúp họ có thể thực hiện một cuộc kiểm tốn có chất lượng và qua đó, giúp KTV có khả năng đối mặt với ít rủi ro nghề nghiệp hơn hoặc tránh mắc các sai phạm hoặc các vụ kiện tụng (nếu có) làm ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp của mình. KTV có kinh nghiệm khơng chỉ là KTV có (1) thời gian hành nghề lâu năm, (2) Kinh nghiệm trong một số lĩnh vực ngành nghề nhất định, (3) Kiến thức và kỹ năng kiểm tốn BCTC mà cịn là (4) Kinh nghiệm kiểm tốn BCTC của các doanh nghiệp có cùng ngành nghề kinh doanh. Như vậy, địi hỏi KTV phải thường xun có ý thức tự giác trau dồi kinh nghiệm cho bản thân trong nghề nghiệp nhằm đáp ứng được yêu cầu của công việc. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của các đơn vị được kiểm toán là rất đa dạng như kinh doanh ngân hàng, đầu tư tài chính, bất động sản, xây dựng,…nên việc kiểm tốn những đơn vị này là vơ cùng phức tạp, địi hỏi tính năng động, u cầu về chun mơn, các kiến thức về pháp luật,…là rất khác nhau và luôn thay đổi. Do đó KTV phải tự tích lũy kinh nghiệm về từng lĩnh vực cụ thể để có thể hiểu được rõ về lĩnh vực kinh doanh và BCTC của đơn vị.

Để hỗ trợ KTV, cơng ty kiểm tốn cần có hướng dẫn cho từng lĩnh vực, cần hỗ trợ thêm chuyên gia để giúp KTV hiểu sâu sắc về chuyên ngành có liên quan trong và ngồi cơng ty.

Ngồi ra, cơng ty kiểm tốn cần chú trọng khâu tuyển dụng/đào tạo các nhân viên/KTV nhằm nâng cao kinh nghiệm, khả năng chuyên sâu đáp ứng nhu cầu kiểm tốn của khách hàng. Khó khăn của các cơng ty kiểm tốn hiện nay là chú trọng đáp ứng số lượng kiểm toán viên hành nghề mà chưa chú trọng đào tạo KTV khả năng chuyên sâu. Các CTKT muốn cung cấp dịch vụ với chất lượng cao thì phải tuyển chọn các nhân viên có kỹ năng và kiến thức nền tốt, từ đó các KTV có được nền tảng vững chắc, dễ dàng tiếp thu những kiến thức nâng cao sau này và có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân qua mỗi cuộc kiểm tốn cũng như thường xun duy trì, cập nhật, nâng cao kiến thức và phát triển các khả năng. Không phủ nhận là các ứng

viên không xuất thân từ chuyên ngành kế toán, kiểm tốn vẫn có khả năng hồn thành tốt cơng việc được giao nhưng đa phần họ làm theo kinh nghiệm hơn là dựa trên kiến thức nền và họ cũng là người rời bỏ nghề này sớm nhất. Vì vậy, các CTKT cần kết hợp cả bài thi kiến thức và kỹ năng chung với nhau để có thể đánh giá ứng viên một cách tồn diện nhất.

Ngay sau khi tuyển chọn, nhân viên mới phải được đào tạo và việc đào tạo sẽ được tiếp tục trong suốt thời gian làm việc tại CTKT. Việc đào tạo có thể được thực hiện thơng qua thực tế công việc hoặc qua các khóa đào tạo chính của cơng ty. Ngồi ra, KTV cũng nên tham gia các chương trình phát triển nghề nghiệp chuyên ngành tài chính, ngân hàng, xây dựng,…tùy vào thị phần kiểm tốn mà cơng ty đang hướng tới, ví dụ CTKT có xu hướng kiểm toán chuyên sâu cho các khách hàng là ngân hàng thương mại, rõ ràng cơng ty cần có một đội ngũ KTV có khả năng cũng như kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực này.

Để tăng cường kinh nghiệm chuyên sâu, nên hạn chế việc luân chuyển KTV. Về luân chuyển kiểm toán, luật Kiểm toán độc lập (Quốc hội, 2011) và hệ thống các chuẩn mực kiểm tốn (Bộ Tài chính, 2012) đã có quy định giới hạn thời gian kiểm tốn của KTV. Tuy nhiên đối với việc luân chuyển CTKT, hiện chỉ có thơng tư số 39/2011/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước (2011) quy định tổ chức kiểm toán khơng được thực hiện kiểm tốn các tổ chức tín dụng trong thời gian 05 năm liên tiếp liền kề trước năm kiểm toán. Các cơ quan quản lý cũng nên cho phép CTKT thực hiện 5 năm luân chuyển KTV một lần, thay vì chỉ 03 năm như hiện nay sẽ không tận dụng được kinh nghiệm của KTV và lãng phí nguồn lực, trong khi quy định này tại các nước Mỹ và Đài Loan là 07 năm.

5.2.2.3 Giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên

Bất cứ nghề nghiệp nào cũng đòi hỏi người hành nghề phải có trách nhiệm. Sự làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, thái độ “làm cho xong” thường dẫn đến làm việc qua loa, đại khái, cẩu thả và có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, “sai một ly đi một dặm”. Tinh thần trách nhiệm xuất phát từ ý thức của con người làm việc vì

thân người đó. Do đó, KTV cần tìm hiểu rõ tính chất cơng việc và nhiệm vụ, cơng việc cần làm để tránh gặp những sai lầm khơng đáng có. Các KTV cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức của bản thân, tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. KTV phải nghiêm túc thực hiện cơng việc kiểm tốn theo những chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan.

Để nâng cao ý thức trách nhiệm, công ty kiểm tốn cần có các biện pháp kiểm soát chất lượng kiểm toán, yêu cầu KTV luôn tuân thủ chuẩn mực chuyên mơn, duy trì thái độ hồi nghi nghề nghiệp,…

5.2.3 Các giải pháp chi tiết 5.2.3.1 Đối với KTV 5.2.3.1 Đối với KTV

 Phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo tính độc lập, đặc biệt là nhận thức đầy đủ về các quyền và nhiệm vụ của KTV liên quan đến việc bảo đảm tính độc lập trong q trình thực hiện kiểm toán;

 Chủ động trao đổi thơng tin với các cấp quản lý có liên quan về các vấn đề có thể ảnh hưởng đến tính độc lập và tính khách quan của nhóm kiểm tốn hay bản thân từng KTV khi thực hiện kiểm toán ở doanh nghiệp;

 KTV là trưởng nhóm càng phải chú trọng đến việc đảm bảo tính độc lập, đồng thời luôn nhắc nhở các thành viên của nhóm KT đến tầm quan trọng của tính độc lập và yêu cầu họ phải hành động phù hợp với cam kết về tính độc lập.

 Khơng ngừng học tập nâng cao trình độ chun mơn, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp, kỹ năng làm việc.

 Phải tự giác cập nhật, nghiên cứu chế độ, chính sách mới, rèn luyện tính chuyên nghiệp và bản lĩnh nghề nghiệp, chấp hành tốt các chuẩn mực và nguyên tắc về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp;

 Không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.

5.2.3.2 Đối với CTKT

Các CTKT cần có một tầm nhìn chiến lược dài hạn để có những kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của mình.

 Rà sốt, bổ sung các quy định về cơ cấu nhóm KT theo hướng đảm bảo tính độc lập. Các chính sách và thủ tục kiểm tra và bảo vệ tính độc lập của KTV và nhóm KT cần được quy định rõ trong các văn bản, tài liệu, trong đó chỉ ra các nguy cơ và cách xác định nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập; cách đánh giá tầm quan trọng của các nguy cơ này và việc xác định và áp dụng các biện pháp bảo vệ để loại bỏ hoặc làm giảm các nguy cơ trọng yếu ảnh hưởng đến tính độc lập xuống đến mức có thể chấp nhận được;

 Thường xuyên phổ biến về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm tốn đến các nhân viên để họ có thể nhận thức được vai trò và trách nhiệm đối với nghề nghiệp. Yêu cầu các KTV phải ký cam kết đảm bảo tính độc lập và phải hành động phù hợp với cam kết và sự quan tâm của công chúng. Phân công một thành viên trong ban lãnh đạo chịu trách nhiệm soát xét tổng thể sự phân cơng các nhóm KT và các biện pháp bảo vệ;

 Bổ sung, hoàn thiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng kiểm toán để giám sát việc tuân thủ các chính sách và thủ tục của KTV có liên quan đến tính độc lập; Tăng cường cơ chế kỷ luật nhằm nâng cao sự tuân thủ các chính sách và chuẩn mực kiểm tốn;

 Có chính sách và thủ tục khuyến khích và bảo vệ KTV khi KTV trao đổi thông tin với các cấp quản lý của CTKT về các vấn đề về tính độc lập và tính khách quan có liên quan đến họ hoặc đến các KTV trong nhóm KT khi họ phát hiện các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến tính độc lập cũng như trao đổi kinh nghiệm trong quá trình thực hiện cuộc kiểm tốn.

5.2.3.3 Đối với các cơ quan chức năng

 BTC nên có cơ chế soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán thường xuyên, linh hoạt nắm bắt kịp thời thay đổi của chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Với hệ thống chuẩn mực mới sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc theo kịp sự phát triển của hệ thống kế tốn quốc tế qua đó cũng giúp cơng ty kiểm toán nâng cao chất lượng dịch vụ.

 Ngoài ra, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến và thường xuyên thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ văn bản pháp luật, xử lý nghiêm khắc và công khai các sai phạm.

5.2.3.4 Đối với Hội nghề nghiệp

 Cần có các chính sách và biện pháp nhằm hỗ trợ CTKT và KTV tăng cường 03 nhân tố này: Tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm. Ví dụ để tăng cường kinh nghiệm cho KTV, giảm thiểu rủi ro kiểm tốn trong các lĩnh vực ngành nghề đặc biệt, có thể tổ chức hội thảo phổ biến các sai sót và phương hướng khắc phục ngay sau các đợt kiểm tra chất lượng. Đặc biệt, cần đưa ra ý kiến về xử lý trường hợp chưa có quy định hoặc quy định không thống nhất giữa các văn bản pháp lý để các CTKT có hướng xử lý thống nhất.

 VACPA nên có các hình thức kỷ luật nghiêm khắc và kịp thời hơn với các hội viên có vi phạm quy định và chưa tuân thủ các yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp để nâng cao tinh thần trách nhiệm của KTV, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của cơng ty kiểm tốn.

 Tăng cường mạnh mẽ hơn nữa trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, cập nhật kiến thức cho KTV và CTKT. Quan tâm nhiều hơn đến công tác tư vấn hỗ trợ để có thể kịp thời giải đáp các thắc mắc của các KTV.

5.2.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu này cịn một số hạn chế như sau:

Thứ nhất: Kích thước mẫu chưa cao do hạn chế về thời gian và nguồn lực. Do vậy,

nếu mở rộng khảo sát ở Hà Nội và các tỉnh thành khác tại Việt Nam, khi đó kết quả có thể mang tính đại diện tốt hơn.

Thứ hai: Bài nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu mức độ tác động của 03 nhân tố

thuộc về KTV/ nhóm KT đến chất lượng kiểm tốn, đó là: Tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên. Chưa tiến hành nghiên cứu trên các nhân tố khác cũng như nhóm nhân tố thuộc về cơng ty kiểm tốn hay các nhân tố bên ngoài như: quy mô công ty kiểm tốn, giá phí, danh tiếng, điều kiện làm việc, kiểm sốt chất lượng, mơi trường pháp lý,…

Thứ ba: Đối tượng khảo sát chỉ là các KTV. Do vậy, các nghiên cứu trong tương

lai có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu cho nhiều đối tượng sử dụng báo cáo tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty kiểm toán độc lập (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)