Giải pháp nâng cao kinh nghiệm của KTV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty kiểm toán độc lập (Trang 70 - 72)

CHƯƠNG 5 : GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

5.2 Quan điểm và mục tiêu của các giải pháp

5.2.2.2 Giải pháp nâng cao kinh nghiệm của KTV

Kết quả nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng tới CLKT (Kym Boon, 2008; Ben, 1997), kinh nghiệm của KTV được coi là một trong các nhân tố quan trọng nhất. Kết quả nghiên cứu về tác động của nhân tố này đến CLKT cũng cùng

kết quả với các nghiên cứu trước (mức độ ảnh hưởng 3,4 trong mức thang đo từ 1 đến 5).

Do vậy, nâng cao kinh nghiệm KTV là nhân tố rất quan trọng giúp họ có thể thực hiện một cuộc kiểm tốn có chất lượng và qua đó, giúp KTV có khả năng đối mặt với ít rủi ro nghề nghiệp hơn hoặc tránh mắc các sai phạm hoặc các vụ kiện tụng (nếu có) làm ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp của mình. KTV có kinh nghiệm khơng chỉ là KTV có (1) thời gian hành nghề lâu năm, (2) Kinh nghiệm trong một số lĩnh vực ngành nghề nhất định, (3) Kiến thức và kỹ năng kiểm toán BCTC mà còn là (4) Kinh nghiệm kiểm tốn BCTC của các doanh nghiệp có cùng ngành nghề kinh doanh. Như vậy, địi hỏi KTV phải thường xun có ý thức tự giác trau dồi kinh nghiệm cho bản thân trong nghề nghiệp nhằm đáp ứng được yêu cầu của công việc. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của các đơn vị được kiểm toán là rất đa dạng như kinh doanh ngân hàng, đầu tư tài chính, bất động sản, xây dựng,…nên việc kiểm toán những đơn vị này là vơ cùng phức tạp, địi hỏi tính năng động, yêu cầu về chuyên môn, các kiến thức về pháp luật,…là rất khác nhau và luôn thay đổi. Do đó KTV phải tự tích lũy kinh nghiệm về từng lĩnh vực cụ thể để có thể hiểu được rõ về lĩnh vực kinh doanh và BCTC của đơn vị.

Để hỗ trợ KTV, cơng ty kiểm tốn cần có hướng dẫn cho từng lĩnh vực, cần hỗ trợ thêm chuyên gia để giúp KTV hiểu sâu sắc về chuyên ngành có liên quan trong và ngồi cơng ty.

Ngồi ra, cơng ty kiểm tốn cần chú trọng khâu tuyển dụng/đào tạo các nhân viên/KTV nhằm nâng cao kinh nghiệm, khả năng chuyên sâu đáp ứng nhu cầu kiểm tốn của khách hàng. Khó khăn của các cơng ty kiểm tốn hiện nay là chú trọng đáp ứng số lượng kiểm toán viên hành nghề mà chưa chú trọng đào tạo KTV khả năng chuyên sâu. Các CTKT muốn cung cấp dịch vụ với chất lượng cao thì phải tuyển chọn các nhân viên có kỹ năng và kiến thức nền tốt, từ đó các KTV có được nền tảng vững chắc, dễ dàng tiếp thu những kiến thức nâng cao sau này và có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân qua mỗi cuộc kiểm tốn cũng như thường xun duy trì, cập nhật, nâng cao kiến thức và phát triển các khả năng. Không phủ nhận là các ứng

viên không xuất thân từ chuyên ngành kế toán, kiểm tốn vẫn có khả năng hồn thành tốt cơng việc được giao nhưng đa phần họ làm theo kinh nghiệm hơn là dựa trên kiến thức nền và họ cũng là người rời bỏ nghề này sớm nhất. Vì vậy, các CTKT cần kết hợp cả bài thi kiến thức và kỹ năng chung với nhau để có thể đánh giá ứng viên một cách toàn diện nhất.

Ngay sau khi tuyển chọn, nhân viên mới phải được đào tạo và việc đào tạo sẽ được tiếp tục trong suốt thời gian làm việc tại CTKT. Việc đào tạo có thể được thực hiện thơng qua thực tế công việc hoặc qua các khóa đào tạo chính của cơng ty. Ngồi ra, KTV cũng nên tham gia các chương trình phát triển nghề nghiệp chuyên ngành tài chính, ngân hàng, xây dựng,…tùy vào thị phần kiểm tốn mà cơng ty đang hướng tới, ví dụ CTKT có xu hướng kiểm toán chuyên sâu cho các khách hàng là ngân hàng thương mại, rõ ràng công ty cần có một đội ngũ KTV có khả năng cũng như kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực này.

Để tăng cường kinh nghiệm chuyên sâu, nên hạn chế việc luân chuyển KTV. Về luân chuyển kiểm toán, luật Kiểm toán độc lập (Quốc hội, 2011) và hệ thống các chuẩn mực kiểm tốn (Bộ Tài chính, 2012) đã có quy định giới hạn thời gian kiểm toán của KTV. Tuy nhiên đối với việc luân chuyển CTKT, hiện chỉ có thơng tư số 39/2011/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước (2011) quy định tổ chức kiểm toán khơng được thực hiện kiểm tốn các tổ chức tín dụng trong thời gian 05 năm liên tiếp liền kề trước năm kiểm toán. Các cơ quan quản lý cũng nên cho phép CTKT thực hiện 5 năm luân chuyển KTV một lần, thay vì chỉ 03 năm như hiện nay sẽ không tận dụng được kinh nghiệm của KTV và lãng phí nguồn lực, trong khi quy định này tại các nước Mỹ và Đài Loan là 07 năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty kiểm toán độc lập (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)