Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của CEO nữ và tỷ suất sinh lợi vượt trội của cổ phiếu công ty bằng chứng từ việt nam (Trang 43)

4.1 Thống kê mô tả

Theo dữ liệu khai thác từ các báo cáo thống kê của Tổng cục thống kê từ năm 2007 đến năm 2014, ta có thể thấy được cơ cấu lao động giữa nam và nữ có chênh lệch, và tỷ lệ lao động nam luôn lớn hơn lao động nữ.

Nguồn: Ấn phẩm thống kê của Tổng cục Thống kê từ năm 2007 – 2014

47 47.5 48 48.5 49 49.5 50 50.5 51 51.5 52 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 % Lao động Nam % Lao động Nữ

Theo thông tin từ International Business Report (IBR), một nghiên cứu được thực hiện nghiên cứu từ năm 2004 đến hết năm 2014 về chủ đề “Phụ nữ trong kinh doanh: Con đường dẫn đến sự lãnh đạo” đã cho thấy rằng, trong suốt một thập kỷ nghiên cứu có rất ít sự biến trong những con số nói về việc nữ giới nắm giữ các vị trí điều hành. So với 19% nữ giới nắm giữ các vai trò cao cấp năm 2004 thì đến cuối năm 2014 con số này đã tăng lên 22%. Có đến gần 1/3 các cơng ty trên thế giới khơng có nữ giới trong đội ngũ lãnh đạo. Trong bảng xếp hạng các quốc gia, Nga đứng đầu với 40% phụ nữ đóng vai trị cao cấp, tiếp theo là các quốc gia từ Đông Âu như Georgia (38%) và Ba Lan (37%),… Các quốc gia ở khu vực Châu Á cho thấy các số liệu rất tiêu cực về tỷ lệ nữ giới tham gia vào cơng tác điều hành như Nhật Bản chỉ có 8%, Ấn Độ là 15% và các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) dưới 10%. Tại Việt Nam, tuy lực lượng lao động nữ trong nền kinh tế dao động từ 48,5% đến 49,3% nhưng thực tế tỷ lệ lao động nữ giới thường được lựa chọn cho các vị trí hỗ trợ, hành chính, rất ít tỷ lệ nữ giới được bổ nhiệm vào các vị trí, chức danh ra quyết định.

Dữ liệu được thu thập từ báo cáo thường niên của các công ty trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2014 của 609 công ty được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã thể hiện điều này.

Bảng 4.1a: Số liệu thống kê các cơng ty có CEO nữ điều hành qua các giai đoạn

quan sát mẫu từ năm 2007 đến năm 2014

Giới tính Số cơng ty trong mẫu Tỷ lệ (%)

Nam 559 92%

Nữ 50 8%

Tổng cộng 609 100%

Bảng 4.1b: Số liệu thống kê các cơng ty có CEO nữ điều hành qua các giai đoạn

quan sát mẫu từ năm 2007 đến năm 2014 (tiếp theo)

Giới tính Số quan sát trong mẫu Tỷ lệ (%)

Nam 37.837 93,2%

Nữ 2.765 6,8%

Tổng cộng 40.602 100%

Nguồn: Tính tốn dựa trên các Báo cáo tài chính của cơng ty từ 2007 – 2014

Qua Bảng 4.1a và Bảng 4.1b ta có thể thấy được là trong tổng số 609 cơng ty niêm yết, chỉ có khoản 8% cơng ty có CEO là nữ, tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với các công ty được điều hành bởi nam CEO, chiếm đến 92% tổng mẫu nghiên cứu. Tương tự, so sánh trong tổng số quan sát trong giai đoạn 2007 đến 2014, tỷ lệ xuất hiện của nữ CEO tại các công ty chỉ vào khoản 7% trong khi số lượng các quan sát của CEO nam là 93%.

Các con số này nói lên rằng, tại thị trường Việt Nam, nữ giới vẫn chưa được đề bạt nhiều vào các vị trí ra quyết định, dù cho tỷ lệ họ tham gia vào thị trường lao động là không hề nhỏ. Bên cạnh một số đặc điềm khách quan đặc thù của thị trường là thời gian hình thành và đi vào hoạt động ổn định chưa lâu, bắt đầu từ năm 2000 nhưng đến năm 2005 thị trường mới thực sự được xem là chính thức hoạt động ổn định, các cơng ty tham gia vào thị trường cũng còn mới, nhiệm kỳ của của một CEO trung bình thường là ba năm, do đó, trong giai đoạn từ 2007 đến 2014 thì sự biến động CEO tại các cơng ty là ít nên sự biến động trong chuyển đổi giữa CEO nam và nữ chưa thể hiện rõ nét.

giữa 2010, thì tốc độ gia tăng của CEO nữ là rất thấp so với tốc độ gia tăng của CEO nam, đây là giai đoạn nền kinh tế đang phát triển rất tốt khi thị trường chứng khoán đã hoạt động ổn định và phát huy tốt chức năng lưu thông vốn trong nền kinh tế. Theo như một số kết luận của các nhà nghiên cứu đi trước đã được đề cập bên trên, thì vào giai đoạn thị trường phát triển nam giới sẽ được ưu tiên bổ nhiệm hơn so với nữ giới.

Đến giai đoạn từ nửa cuối 2010 kéo dài đến 2014, đây là giai đoạn Việt Nam bị cuốn và vịng xốy của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, trong giai đoạn này, hầu hết các hoạt động đều rơi vào tình trạng trì trệ, số lượng cơng ty mới thành lập và gia nhập thị trường cũng giảm hẳn, trong khi số lượng công ty đáng kể rời khỏi thị trường. Trong giai đoạn này, số lượng CEO nữ được bổ nhiệm lại tăng lên và duy trì ổn định, điều này cũng tương tự với những kết luận của các nghiên cứu trước, rằng phụ nữ thường được đề bạt nhiều hơn khi cơng ty rơi vào giai đoạn khó khăn, với hàm ý rằng nữ giới sẽ giúp công ty xoay chuyển được cục diện và các chủ sở hữu công ty cần có người đứng ra gánh vác trách nhiệm trong giai đoạn này và họ đã ưu tiên chọn phụ nữ.

Nguồn: Tính tốn dựa trên các Báo cáo tài chính của cơng ty từ 2007 – 2014

Hình 4.2: Thống kê số lượng các công ty và tỷ lệ giới tính CEO trong giai đoạn từ

năm 2007 đến 2014 0 100 200 300 400 500 600 700 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số công ty Nam CEO Nữ CEO

Bảng 4.2: Thống kê số lượng các công ty tham gia niêm yết trên thị trường chứng

khoán trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2014

Năm CEO 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Nữ 17 21 28 41 46 47 48 50 [23,53] [33,33] [46,43] [12,20] [2,17] [2,13] [4,17] Nam 186 248 333 464 505 526 539 559 [33,33] [34,27] [39,34] [8,84] [4,16] [2,47] [3,71] Tổng cộng 203 269 361 505 551 573 587 609

Nguồn: Tính tốn dựa trên các Báo cáo tài chính của cơng ty từ 2007 - 2014

% tăng trưởng thể hiện trong dấu […]

Qua Bảng 4.2, ta có thể thấy được số lượng các cơng ty tham gia niêm yếu trên thị trường chứng khoán tăng mạnh qua các năm, nhất là trong giai đoạn 2007 – 2009. Cụ thể, năm 2007 bắt đầu với 203 công ty tham gia thị trường với 91,6% CEO nam điều hành các công ty và khoản 8% các cơng ty có CEO là nữ. Năm 2008 số cơng ty gia nhập thị trường tăng 32,5%, trong đó số nam CEO tăng 33,3% và nữ CEO tăng 23,5%. Giai đoạn năm 2009, số lao động nữ tại vị trí CEO tăng 33,3% tương ứng với tổng số cơng ty tham gia niêm yết là 34,2%. Tuy tốc độ gia tăng của CEO nữ so với CEO nam ở mức xấp xỉ nhau, nhưng tổng thể tỷ trọng CEO nữ vẫn rất thấp.

Đặc biệt nhất, tỷ lệ gia tăng số cơng ty tham gia thị trường chứng khốn Việt Nam năm 2010 đạt 40% và đa phần tập trung trong giai đoạn nửa đầu năm, trong đó số lượng nữ CEO tăng 46,4% trong khi số nam CEO chỉ tăng 39,34%, Đây cũng là năm đầu tiên tốc độ tăng trưởng số lượng CEO nữ là cao nhất, vì đây là năm giao thoa giữa

đã bắt đầu thay đổi từ nam sang nữ. Sang các năm tiếp theo, khi nền kinh tế đang đi vào giai đoạn đáy của cuộc khủng hoảng, số lượng công ty trên thị trường xu hướng giảm và tốc độ tăng của các CEO nam được bổ nhiệm mới giảm liên tục, thay vào đó là sự tăng trưởng ổn định của các CEO nữ.

Bảng 4.3: Kết quả thống kê mô tả từ mẫu dữ liệu thu thập trong khoản thời gian

2007 - 2014

Biến Mean Std. dev. Min. Max. Obs.

Return (%) - 0,081 0,166 - 0,828 0,947 40.602 Female 0,068 0,252 0 1 40.602 MktRf (%) - 0,094 0,107 - 0,435 0,273 96 SMB (%) 0,008 0,061 - 0,174 0,371 96 HML (%) - 0,047 0,065 - 0,266 0,130 96 MOM (%) 0,042 0,067 - 0,178 0,309 96

Nguồn: Tính tốn dựa trên các Báo cáo tài chính của cơng ty từ 2007 – 2014

Từ kết quả thống kê mơ tả Bảng 4.3 cho ta cái nhìn tổng quá về các nhân tố trong mơ hình. So với kết quả nghiên cứu của G.I. Kolev (2012), giá trị trung bình của tỷ suất sinh lợi vượt trội của cổ phiếu trong mẫu nghiên cứu là khá thấp - 0,081% so với 1,55%. Ta có thể thấy giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của tỷ suất sinh lợi vượt trội theo mẫu nghiên cứu có biên độ dao động không lớn từ - 0,828% đến 0,947% so với - 98,13% đến 937,36% trong nghiên cứu của G.I. Kolev (2012), điều này dẫn đến độ lệch chuẩn trong kết quả của G.I. Kolev lớn hơn rất nhiều so với kết quả trong bài

nghiên cứu (14,36% so với 0,166%). Tương tự, các giá trị trung bình của các nhân tố SMB, HML và MOM cũng nhỏ hơn so với các giá trị trong bài nghiên cứu của G.I. Kolev. Điều này có thể được giải thích là so có sự khác nhau về quy mô của nền kinh tế dẫn đến số lượng mẫu được khảo sát khác nhau về quy mô công ty và thời gian khảo sát khác nhau nên hầu như giá trị của các nhân tố trong mơ hình của G.I. Kolev đều lớn hơn so với mẫu trong bài nghiên cứu.

Điều đáng lưu ý là, trong giai đoạn khảo sát từ 2007 đến 2014 thì giá trị trung bình tỷ suất sinh lợi vượt trội của cổ phiếu lại có giá trị âm, điều này có thể hiểu là trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thị trường từ 2007 đến nửa đầu 2010, thì giá trị của tỷ suất sinh lợi vượt trội của cổ phiếu vẫn không đủ bù đắp cho phần suy giảm trong giai đoạn khủng hoảng và hậu khủng hoảng. Trung bình của MktRfcó giá trị âm và độ lệch chuẩn là cao nhất thể hiện mức độ rủi ro khá lớn trong thị trường chứng khốn Việt Nam. Tương tự, giá trị trung bình của nhân tố HML phản ánh tỷ lệ giá trị sổ sách trên giá trị thị trường cũng mang dấu âm, trung bình hai nhân tố cịn lại là SMB và MOM có dấu dương nhưng giá trị lại khá thấp là 0,008 và 0,042. Biên độ dao động của giá trị các nhân tố tương đối đồng đều và thấp, cho thấy thị trường của Việt Nam do đặc thù là các công ty có quy mơ vừa và nhỏ nhiều nên các biến động không được thể hiện rõ nét như các nước khu vực Âu Mỹ

4.2 Kiểm tra đa cộng tuyến

Để chắc chắn các kết quả thu được từ mơ hình là chính xác, ta phải thực hiện kiểm tra các hiện tượng có thể xảy ra dẫn đến sai lệch trong kết quả nghiên cứu.

Đa cộng tuyến là sự tồn tại ít nhất một mối quan hệ tuyến tính giữa một biến giải thích nào đó với tất cả hay với một biến khác có mặt trong mơ hình. Đa cộng tuyến gây ra nhiều hậu quả như là tăng sai số chuẩn, dấu của các ước lượng về hệ số hồi quy có thể sai,... Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình, ta dựa vào ma trận tương quan giữa các nhân tố trong mơ hình. Kết quả thể hiện tại Bảng 4.4 Ma trận

Bảng 4.4: Ma trận tương quan giữa các nhân tố trong mơ hình Ri Female MktRf Female * MktRf SMB Female * SMB HML Female * HML MOM Female * MOM Ri-Rf 1 Female 0,007 1 MktRf 0,492 -0,001 1 Female * MktRf 0,074 -0,696 0,186 1 SMB -0,022 0 -0,248 -0,049 1 Female * SMB -0,018 0,118 -0,068 -0,27 0,259 1 HML 0,138 0 0,138 0,029 -0,382 -0,102 1 Female * HML 0,025 -0,571 0,032 0,487 -0,084 -0,386 0,215 1 MOM -0,139 - -0,124 -0,026 0,295 0,079 -0,905 -0,194 1 Female * MOM -0,024 0,494 -0,031 -0,43 0,069 0,321 -0,206 -0,929 0,227 1

Dựa vào Bảng 4.4, ta có thể thấy các hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình hầu như đều rất thấp và dao động từ -0.571 đến 0.499, tuy nhiên, MOM và HML lại có hệ số tương quan ngược chiều nhau khá lớn - 0.905 và khi kết hợp với Biến giả giới tính, hệ số tương quan tăng lên -0.929. Theo Guajarati (2003) thì hiện tượng đa cộng tuyến chỉ có thể xảy ra khi hệ số tương quan vượt quá 0,8. Tuy nhiên, sẽ rất khó khi kết luận rằng mơ hình có tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến nếu chỉ dựa vào ma trận tương quan. Do đó, bài nghiên cứu sử dụng thêm các nhân tố biến đổi phương sai (VIF). Việc xác định các nhân tố biến đổi phương sai (VIF) cũng là một phương pháp đo lường mức độ đa cộng tuyến giữa các nhân tố trong mơ hình hồi quy. Các nhân tố biến đổi phương sai (VIF) đo lường phương sai của hệ số hồi quy được ước tính bị thổi phồng bao nhiêu trong trường hợp khơng có tương quan giữa các biến. Cũng theo Guajarati (2003), nếu có ít nhất một giá trị VIF lớn hơn 10 thì mơ hình sẽ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Bảng 4.5: Các nhân tố VIF

Biến VIF 1/VIF

Female * HML 9,710 0,103 Female * MOM 8,090 0,124 HML 6,440 0,155 MOM 6,030 0,166 Female 2,530 0,396 Female * MktRf 2,240 0,447 Female * SMB 1,380 0,727 SMB 1,340 0,747 MktRf 1,140 0,874 VIF trung bình 4,320

Và kết quả có được từ Bảng 4.5 cho ta thấy nhân tố VIF có giá trị trung bình là 4,32, thấp nhất là nhân tố MktRf với giá trị VIF là 1,14 và đáng chú ý nhất là giá trị VIF của hai nhân tố Female * MOM là 8,090 và Female * HML là 9,710. Kết quả kiểm tra không ghi nhận giá trị VIF nào vượt quá 10 nên ta khơng thể kết luận được là mơ hình có hiện tượng đa cơng tuyến.

4.3 Phát hiện và khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi

OLS là một kỹ thuật để ước lượng các tham số chưa biết trong một mơ hình tuyến tính. OLS cho các kết quả ước lượng chính xác khi mẫu ngẫu nhiên, khơng có tương quan giữa các biến, tương quan giữa các biến với phần dư, phần dư có phân phối chuẩn và có phương sai khơng đổi.

Nếu muốn sử dụng phương pháp hồi quy OLS thì các giả thuyết phải được thoả mãn, tuy nhiên giả thuyết về phương sai của sai số không đổi theo thời gian của mơ hình OLS thường khơng đảm bảo. Do đó cần phải kiểm định phương sai sai số của mơ hình có thay đổi hay khơng. Vì nếu mơ hình có phương sai sai số thay đổi thì mặc dù các vấn đề về phương sai thay đổi và sự tự tương quan của phần dư trong mơ hình hồi quy OLS tuy khơng làm thiên lệch kết quả ước lượng của hệ số nhưng sẽ làm kết quả ước lượng không hiệu quả, nhất là các sai số chuẩn ước lượng của các hệ số khơng cịn là bé nhất.

4.3.1 Kiểm định phương sai thay đổi trong mơ hình

Có nhiều cách để phát hiện phương sai thay đổi trong mơ hình, bằng cách vẽ đồ thị phân phối phần dư theo biến giải thích hoặc biến phụ thuộc, hoặc sử dụng phương pháp kiểm định như sử dụng kiểm định Breush – Pagan, kiểm định Park hay kiểm định White. Ở đây, bài nghiên cứu sử dụng kiểm định White để kiểm tra có hay khơng hiện tượng phương sai thay đổi trong mơ hình.

Kết quả kiểm định phương sai thay đổi

White's test for

Ho: Khơng có hiện tượng phương sai thay đổi Ha: Có hiện tượng phương sai thay đổi

chi2(29) = 1411,80 Prob > chi2 = 0,0000

Cameron & Trivedi's decomposition of IM-test

Source chi2 df p

Heteroskedasticity 1.411,80 29 0,0000

Skewness 621,88 9 0,0000

Kurtosis 346,12 1 0,0001

Total 2.379,81 39 0,0000

Nguồn: Kết quả phân tích Stata từ các dữ liệu đã thu thập từ 2007 - 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của CEO nữ và tỷ suất sinh lợi vượt trội của cổ phiếu công ty bằng chứng từ việt nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)