Thảo luận kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của CEO nữ và tỷ suất sinh lợi vượt trội của cổ phiếu công ty bằng chứng từ việt nam (Trang 70 - 73)

5. Thảo luận kết quả về mối quan hệ giữa giới tính CEO và tỷ suất sinh lợi của

5.1 Thảo luận kết quả

Bài nghiên cứu thực nghiệm dựa trên dữ liêu thu thập thực tế từ thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2014 với tổng số công ty được khảo sát là 609

công ty, khoản thời gian xem xét là tháng tương ứng với 40.602 quan sát. Từ kết quả nghiên cứu cho ta đươc một số kết luận về thị trường như sau:

(i) Hiệu quả hoạt động của công ty phụ thuộc vào giới tính của CEO, hay nói các khác khi một CEO nữ được bổ nhiệm thì làm ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi vượt trội của cổ phiếu công ty. Kết quả này là phù hợp với kỳ vọng ban đầu và một số kết quả nghiên cứu của G.I. Kolev (2012) và các nghiên cứu đi trước. Tuy nhiên, kết quả này có thể phát sinh do việc phương pháp đo lường tỷ suất sinh lợi vượt trội của cổ phiếu công ty chưa độc lập với niềm tin của các nhà đầu tư, có nghĩa là khi các nhà đầu tư tin chắc rằng nữ giới sẽ không thể là một CEO tốt được (Lee và James, 2007) và nếu niềm tin này được duy trì trong thời gian dài thì niềm tin này có thể thành sự thật. (ii) Các nhân tố trong mơ hình hầu hết đều có hệ số dương, điều này hoàn toàn

phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, khi xem xét kết hợp với biến giới tính thì các hệ số hồn tồn bị đảo ngược thành giá trị âm. Như đã biết từ các kết quả nghiên cứu trước, phụ nữ thường dễ được bổ nhiệm vào vị trí CEO tại các cơng ty nhỏ hơn so với các công ty lớn và các công ty nhỏ thường hàm chưa các rủi ro nhiều hơn. Đặc điểm của thị trường Việt Nam đa phần là các công ty nhỏ và thời gian tham gia thị trường ngắn do đó hàm chưa nhiều rủi ro, việc một CEO nữ được cho là thận trọng với rủi ro hơn so với người đồng vị nam, khi được bổ nhiệm sẽ giúp cơng ty có thể giảm thiểu rủi ro dẫn đến sự đòi hỏi từ giá trị các phần bù rủi ro cũng thay đổi.

(iii) Hệ số của các nhân tố tăng dần khi các nhân tố được xem xét cùng nhau, điều này cũng xảy ra khi các nhân tố được xem xét đồng thời với biến giới tính. Điều này có nghĩa là tác động của các nhân tố trở nên rõ nét hơn khi được xem xét trong điều kiện đậy đủ các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt

động của công ty, điều này khiến cho kết quả hồi quy được xem xét chính xác hơn.

(iv) Các giải thích của kết quả dựa vào các kết quả từ những nghiên cứu trước đây về đặc điểm của CEO nữ như là: ít được bổ nhiệm vào các cơng ty lớn hơn các cơng ty có quy mơ nhỏ, khả năng chấp nhận rủi ro thấp hơn so với nam giới điều này dẫn đến việc các CEO nữ được cho là giúp cho các công ty đưa ra các quyết định không quá mức rủi ro. Các đặc điểm này cũng hàm ý là các CEO nữ phải đối mặt với các rào cản vơ hình và các rủi ro vơ hình trong cơng việc và khơng bác bỏ việc các quan điểm về giới tính của các nhà đầu tư trong thị trường vẫn bị thiên lệch.

(v) Với các kết quả thu được, bài nghiên cứu nhìn nhận vấn đề CEO là nữ có tác động tiêu cực trực tiếp đến tỷ suất sinh lợi vượt trội của cổ phiếu công ty và có điều chỉnh các nhân tố khác như phần bù rủi ro thị trường, phần bù rủi ro quy mô và phần bù rủi ro giá trị có tác động đến lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, năng lực của CEO nữ thật sự chưa được đánh giá rõ ràng do có quá nhiều yếu tố tác động cũng như có q ít các CEO nữ được bổ nhiệm để các nhà đầu tư có thể so sánh và đánh giá chính xác được.

(vi) Bên cạnh đó, với đặc tính chấp nhận rủi ro thấp hơn so với nam giới, khi một công ty được điều hành bởi CEO nữ thì điều này có nghĩa là mức độ rủi ro của cơng ty sẽ được kiểm sốt tốt hơn do đó tỷ suất sinh lời do các nhà đầu tư địi hỏi có được để đồng ý nắm giữ cổ phiếu sẽ thấp hơn. Tất nhiên là các yếu tố rủi ro này là khác với các yếu tố rủi ro đã được kiểm sốt trong mơ hình.

(vii) Khi xem xét thị trường trên hai lĩnh vực thương mại và phi thương mại thì có sự khác biệt trong tác động của một CEO nữ đến tỷ suất sinh lợi vượt trội của cổ phiếu cơng ty. Cụ thể, ở nhóm các cơng ty thương mại thì tác động tiêu cực của một cơng ty được điều hành bởi CEO nữ là không được công

nhận, nhưng tác động của các nhân tố khác thì tương tự khi xem xét trên tổng thể, kể cả khi các nhân tố này được kết hợp với biến giới tính. Trong khi đó, ở nhóm các cơng ty phi thương mại thì tác động tiêu cực của CEO nữ đến tỷ suất sinh lợi vượt trội của cổ phiếu công ty được chấp nhận ở mức ý nghĩa thống kê 5%, và hệ số của biến Female lới hơn so với hệ số của biến Female khi xem xét tổng thể thị trường và các nhân tố cịn lại thì tương tự với các cơng ty thuộc nhóm thương mại, trong đó biến MktRf thể hiện tác động mạnh mẽ nhất với mức ý nghĩa thống kê 1%. Hầu hết các kết quả có mức ý nghĩa thống kê từ 1% đến 10%.

(viii) Bài nghiên cứu đóng góp kết quả của mình vào các kết luận về vấn đề giới tính của CEO có tác động đến tỷ suất sinh lợi vượt trội của cổ phiếu công ty hay không trên cơ sở tham khảo các kết quả nghiên cứu trong cùng lĩnh vực trước đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của CEO nữ và tỷ suất sinh lợi vượt trội của cổ phiếu công ty bằng chứng từ việt nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)