Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của nghèo đa chiều đến di cư của hộ gia đình nông thôn việt nam (Trang 31 - 35)

Chương 2 Cơ sở lý thuyết

2.3. Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan

QUAN

2.3.1. Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan về di cư

Trong báo cáo về tình hình di cư trong nước (UN, 2010), tỷ lệ người di cư ngày càng tăng qua các thời kỳ, bắt đầu từ thời kỳ Đổi Mới vào năm 1986. Đa số người di cư là thanh niên và tỷ lệ nữ di cư tăng đáng kể. Phần lớn người di cư khơng di chuyển cùng gia đình và chủ yếu di cư là vì lý do kinh tế, bao gồm mong muồn tìm việc, tăng mức thu nhập và nâng cao điều kiện sống bản thân và gia đình.

Khó khăn về kinh tế và sinh kế là động lực dẫn đến di cư. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu cũng là một trong những động lực dẫn đến di cư trên phạm vi toàn cầu. Trong báo cáo của UN (2014), áp lực mơi trường do biến đổi khí hậu cũng là một phần của quyết định di cư. Tùy theo mức độ và tính chất nguy hiểm của hiểm họa thiên nhiên mà cá nhân hay gia đình có đưa ra quyết định di cư hay khơng. Các nghiên cứu khác về di cư tại Việt Nam như Dang, Goldstein, McNally, (1997), de Brauw (2010) cũng chỉ ra rằng khoảng cách, mức sống, chất lượng cũng ảnh hưởng đến quyết định di cư của cá nhân, hộ gia đình.

Lê Bạch Dương và Nguyễn Thanh Liêm (2011) dựa trên dữ liệu thu thập thông qua một cuộc điều tra chọn mẫu tại 4 tỉnh là Thái Bình, Tiền Giang, Hà Nội và Tp.HCM. Bài viết chỉ ra các lý do dẫn đến quyết định di cư lần lượt là kinh tế (do thiếu đất đai, thiếu việc làm), giáo dục, các vấn đề gia đình và do bị thu hút bởi lối sống đô thị. Nghiên cứu cũng đưa ra các khía cạnh chính cho tính chọn lọc của di cư bao gồm: giới tính, tuổi tác, tình trạng hơn nhân, giáo dục, sức khỏe và quan hệ gia đình.

Alan de Brauw và cộng sự (2001) áp dụng lý thuyết mới của di cư lao động để tìm hiểu mối quan hệ giữa di cư, tiền gởi về, thu hoạch mùa vụ và thu nhập lao động tại khu vực nông thôn Trung Quốc. Nghiên cứu chỉ ra rằng di cư làm tăng thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình. Tuy nhiên lợi ích mà di cư mang lại cho hộ gia đình khơng thể đến ngay tức thì mà cần phải có thời gian. Ngồi ra, nghiên cứu cũng

chỉ ra rằng việc đưa ra chính sách của chính phủ có thể mở rộng hoặc thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

Semyonov và Gorodzeisky (2005) thử nghiệm và đánh giá sự khác biệt giới và di cư tại Filipino và Filipina (Philippines). Tác giả chỉ rằng sự khác biệt giới gắn liền với sự khác biệt thu nhập và tiền gởi gia đình từ những người di cư, tạo nên sự khác biệt thu nhập từ nguồn tiền gởi về của các gia đình tại Philippines.

Nghiên cứu của Zai Liang, Yiu Por và Yanmin Gu (2002) về di cư của Trung Quốc chỉ ra rằng xu hướng di cư tăng khi giáo dục tăng. Nghĩa là cá nhân khi có nền giáo dục tốt hơn, có nhiều kỹ năng để có việc làm tốt hơn thường có xu hướng di cư. Tình trạng hơn nhân hay giới tính cũng có tác động đến quyết định di cư.

Các nghiên cứu về tác động của di cư đến giảm nghèo đã được thực hiện khá nhiều tại Việt Nam và trên thế giới. Di cư và tiền gởi thật sự có tác động mạnh đến điều kiện sống của những hộ gia đình có người di cư. Lokkshin và cộng sự (2007) sử dụng dữ liệu khảo sát mức sống gia đình tại Nepal (NLSS- Nepal Living Standard Survey) cho thấy 20% nghèo đói giảm tại Nepal trong giai đoạn 1995-2004 là nhờ vào di cư và tiền gởi từ những người di cư. Nếu khơng có di cư, tỷ lệ nghèo tại Nepal sẽ tăng từ 30% lên 33,6% và chi tiêu bình quân đầu người sẽ giảm từ 15.000NPR xuống còn 14.000NPR. Nghiên cứu cũng chỉ ra tầm quan trọng của các chính sách cơng. Các chiến lược, chính sách tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo tại Nepal cần phải có sự kết hợp chặt chẽ nhiều mặt của các khía cạnh động lực di cư. Các chính sách cần khuyến khích cả di cư nội địa và xuất khẩu lao động quốc tế, với dòng tiền gởi về đóng vai trị quan trọng trong việc giảm nghèo tại Nepal.

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy di cư trong nước cũng có tác động tích cực đến giảm nghèo tại Việt Nam, mặc dù cần có thời gian để nhận thấy tác động này. Lê Quốc Hội và Nguyễn Thị Hoài Thu (2014) phát hiện rằng tác động của di dân lên giảm nghèo mạnh hơn đối với các tỉnh có tỷ lệ bất bình đẳng cao. Nghiên cứu cũng khẳng định vai trò của việc gia tăng năng suất và vốn nhân lực trong xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam. Những nhân tố này tác động nhanh hơn tác động của di cư lên giảm nghèo.

2.3.2. Lược khảo các nghiên cứu về nghèo đa chiều- các chỉ tiêu đo lường nghèo đa chiều nghèo đa chiều

Asselin và Vu đã áp dụng 5 chiều đo lường cho Việt Nam bao gồm giáo dục, sức khỏe, nước sạch/vệ sinh, việc làm và nhà ở (Asselin, 2009). Trong đó, khía cạnh sức khỏe liên quan đến yếu tố bệnh mãn tính; khía cạnh giáo dục bao gồm giáo dục người lớn và giáo dục trẻ em

Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh (2012) dựa trên bộ số liệu VHLSS (2010), sử dụng đồng thời phương pháp phân tích nhân tố (PCA) và phân tích đa phản hồi (MCA) để xác định các chỉ báo kinh tế để đo lường tình trạng nghèo đa chiều tại các hộ ở khu vực nông thôn. Kết quả đưa ra 10 nhân tố được đo lường thơng qua 4 nhóm tài sản sinh kế: vốn con người; vốn tự nhiên; vốn vật chất và vốn xã hội.

Santos và Ura (2008) ước lượng nghèo đa chiều ở Bhutan với 5 chiều bao gồm thu nhập, giáo dục, nơi ở có sẵn, khả năng tiếp cận điện và nước sạch. Với khu vực nông thôn, đường đi và tiếp cận nguồn đất sở hữu là 2 chiều được bổ sung thêm.

Đánh giá nghèo do Viện khoa học xã hội Việt Nam (VASS) phối hợp thực hiện vào năm 2008 theo phương pháp cùng tham gia (PPP) tại 5 tỉnh Lạng Sơn, Hải Dương, Kom Tum, Bình Thuận và An Giang cho thấy đặc tính chung của người nghèo ở nơng thơn bao gồm các đặc tính xoay quanh về thiếu hụt vốn tài nguyên thiên nhiên, vốn tài chính; vốn vật chất và vốn con người. Ngồi ra, đánh giá nghèo này cịn đưa ra các đặc tính về nhân khẩu (có nhiều con), thiếu lao động và việc làm, đất canh tác có chất lượng xấu, thiếu tài sản phục vụ cho sản xuất, tiếng Việt còn hạn chế, độ gắn kết với bên ngoài thấp, chịu chi phối bởi thương lái và vốn xã hội thấp. Đánh giá cũng cho thấy rủi ro từ lạm phát năm 2008 đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi tầng lớp dân cư, đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.

“Báo cáo quốc gia về phát triển con người” (UNDP Việt Nam, 2011) dựa trên 9 chiều đo là an sinh xã hội; nhà ở; chất lượng, diện tích nhà; y tế; an ninh; tham gia xã hội; giáo dục và thu nhập. Kết quả cho giáo dục là nhóm chỉ tiêu bị thiếu hụt trầm trọng nhất (20% dân số), kế đến là mức sống (17,5% dân số) và y tế (1,6%). Đồng

khi tỷ lệ nghèo theo chi tiêu thấp hơn trung bình cả nước. Nguyên nhân là do những thiếu hụt lớn về giáo duc và điều kiện sống. Đồng bằng sơng Hồng và Đơng Nam Bộ có tỷ lệ người nghèo đa chiều thấp nhất (3,6% và 9%) là nhờ sự phát triển mạnh mẽ công nghiệp, dịch vụ ở hai vùng này. Các thành phố lớn như Hà Nội, TpHCM đã giúp giảm tỷ lệ nghèo đáng kể, tạo điều kiện cải thiện dịch vụ xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, và làm giảm nghèo đa chiều.

Báo cáo Nghèo của Tổng cục Thống kê năm 2010 cũng có áp dụng chỉ số nghèo đa chiều cho trẻ em bao gồm 9 khía cạnh: giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nhà ở, nước sạch, vệ sinh, không làm việc trước tuổi lao động, vui chơi giải trí, hịa nhập xã hội và được xã hội bảo vệ.

Jiantuo Yu (2012) sử dụng bộ dữ liệu khảo sát sức khỏe và dinh dưỡng Trung Quốc (China Health and Nutrition Survey) để tìm hiều về tình hình nghèo đa chiều tại Trung Quốc. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp Alkire- Foster, 5 chiều để khảo sát bao gồm thu nhập, giáo dục, sức khỏe, an ninh xã hội và mức sống. Kết quả chỉ ra rằng Trung Quốc là một bằng chứng về việc giảm nghèo đa chiều trong giai đoạn 2001-2009 ở tất cả các tình thành được điều tra. Tuy nhiên, một nền kinh tế phát triển hơn không tự động tạo nên sự phát triển con người cao hơn và nghèo đa chiều thấp hơn. Việc bị tước đoạt khả năng tiếp cận hệ thống an ninh xã hôi là nguyên nhân lớn nhất của nghèo đa chiều. Sự thiếu hụt trong giáo dục địi hỏi nhiều chính sách cần được quan tâm. Mặc dù khoảng cách thu nhập giữa thành thị- nông thôn liên tục gia tăng trong khoảng thời gian quan sát, tuy nhiên khoảng cách nghèo đa chiều giữa thành thị và nông thôn không tăng, được cho là do tác động tích cực của việc xây dựng xã hội chủ nghĩa mới (Socialist New Countryside Constructions).

Có thể thấy, kết quả đo lường nghèo đa chiều tùy thuộc rất nhiều vào sự tin cậy của các chiều đo và các chỉ tiêu đại diện cho từng chiều đo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của nghèo đa chiều đến di cư của hộ gia đình nông thôn việt nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)