Chương 4 Kết quả
4.1. Tình trạng nghèo đa chiều của hộ gia đình nông thôn việt nam
4.1.2. Nghèo đa chiều theo từng chiều
Theo Báo cáo “Trẻ em nghèo sống ở đâu” (GSO, 2011) kết luận rằng “Một trẻ em sẽ bị xác định là nghèo trong một lĩnh vực cụ thể nào đó khi khơng đạt được ít nhất một trong số những mức ngưỡng đã thống nhất đặt ra cho các chỉ số của lĩnh vực đó”. Mở rộng kết luận này, bài viết xác định một hộ gia đình được cho là thiếu hụt một chiều nào đó khi hộ thiếu hụt ít nhất một chỉ tiêu đo lường của chiều đó.
Hình 4.1. Chiều thiếu hụt giữa các vùng
Nguồn: Tính tốn và vẽ từ VHLSS 2014
Nhà ở, y tế và giáo dục là 3 chiều mà các hộ gia đình tại khu vực quan sát thiếu hụt nhiều nhất với tỷ lệ thiếu hụt lần lượt là 72,21%; 54,92% và 30,90%. Giáo dục, y tế và nhà ở là 3 chiều quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thoát nghèo của hộ. Thiếu hụt về giáo dục khó có cơ hội nghề nghiệp cũng như tiếp thu và áp dụng công nghệ hiện đại vào cuộc sống thường nhật. Thiếu hụt về y tế là một trong những lý do của sự bần cùng hóa. Nghèo làm người dân đau ốm thường xuyên hơn, thiếu dinh dưỡng, trì hỗn việc chữa trị cho đến khi bệnh trầm trọng hơn, chi tiêu dành cho
y tế nhiều hơn, và làm trầm trọng tình trạng nghèo của hộ. Trong khi đó, thiếu hụt về nhà ở phản ánh mơi trường sống, mức độ an tồn và thoải mái của hộ trong chính nơi ở của mình. Nhà của khơng kiên cố, chật hẹp ảnh hưởng phần nào đó đến sức khỏe và tinh thần của người lao động. Kết quả dữ liệu chỉ ra rằng tỷ lệ nghèo các chiều giáo dục, y tế và nhà ở tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là cao nhất so với các vùng được phân tích trong mẫu quan sát. Tỷ lệ thiếu hụt chiều giáo dục, y tế và nhà ở tại vùng này là 89,93%; 67,37% và 88,13%. Hạ tầng giao thơng cịn tương đối yếu kém so với các khu vực khác, gây khó khăn trong việc vận chuyển, lưu thơng hàng hóa, ảnh hưởng tới việc đến trường của trẻ em cũng như tiếp cận các lợi ích hạ tầng chung. Mặc khác, đa phần các tỉnh trong vùng khó thu hút được nguồn đầu tư từ nước ngồi so với các vùng khác, khơng tạo được thêm công ăn việc làm, giáo dục chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức. Do vậy, mặc dù là một trong hai vựa gạo lớn nhất cả nước, được nhiều ưu đãi về thiên nhiên, song người dân tại Đồng bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là cư dân nơng thơn vẫn ln sống trong tình trạng nghèo về các chiều và chỉ tiêu cơ bản.
Trung Du và miền núi Bắc Bộ là vùng thiếu hụt nhất về chiều chất lượng cuộc sống và chiều tiếp cận thông tin. Tỷ lệ thiếu hụt 2 chiều này lần lượt là 57,50% và 25,83%. Đây là vùng tập trung nhiều dân tộc thiểu số nhất trong các vùng quan sát. Rào cản ngơn ngữ và địa hình trắc trở, thói quen sinh hoạt là những ngun nhân làm cho vùng này thiếu hụt 2 chỉ tiêu nói trên.
Bảng 4.2. Tỷ lệ các chiều thiếu hụt theo vùng Chiều thiếu hụt (% Chiều thiếu hụt (% hộ) ĐBSH MNPB DHMT ĐBSCL Cả 4 vùng Giáo dục 45,11 70,98 69,87 89,93 30,90 Y tế 65,38 30,61 54,60 67,37 54,92 Nhà ở 44,61 75,53 79,96 88,13 72,21 Chất lượng cuộc sống 5,78 57,50 21,15 51,39 34,63 Tiếp cận thông tin 13,13 25,83 20,18 13,54 18,05