Kết quả phân tích mơ hình gộp các vùng [ Mơ hình (1)]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của nghèo đa chiều đến di cư của hộ gia đình nông thôn việt nam (Trang 63 - 67)

Chương 4 Kết quả

4.3. Tác động của nghèo đa chiều đến di cư

4.3.1.2. Kết quả phân tích mơ hình gộp các vùng [ Mơ hình (1)]

- Các chiều và chỉ tiêu đo lường nghèo đa chiều và di cư

Kết quả hồi quy chung cho cả 4 vùng quan sát cho thấy rằng phần lớn các biến đo lường chỉ tiêu nghèo đa chiều, các biến kiểm sốt đặc tính chủ hộ và các biến kiểm sốt đặc tính hộ, vùng miền đều có tác động đến tình hình di cư của hộ gia đình.

Chiều giáo dục vừa tác động đến di cư theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực. Theo kết quả từ mơ hình, thiếu hụt giáo dục người lớn làm hạn chế quyết định di cư của hộ gia đình. Điều này có nghĩa hộ càng bị thiếu hụt giáo dục cho người lớn thì càng giảm khả năng di cư. Rõ ràng là những người trưởng thành nếu khơng có học vấn tốt sẽ gặp khó khăn trong q trình tìm việc làm tại các vùng đơ thị nơi họ nhập cư, và ít di cư hơn. Thực tế cũng cho thấy thanh niên nông thơn nếu khơng có kiến thức và kỹ năng đầy đủ thì khó thích ứng với cuộc sống nơi nhập cư, và khi thất bại thì lại quay về quê hương. Bên cạnh đó, kết quả phân tích cũng cho thấy được phần nào hiện tượng “chảy máu chất xám” tại các vùng xuất cư, khi mà những vùng nhập cư thường nhận được những dân số với chất lượng giáo dục tốt hơn.

Trái lại với chỉ tiêu thiếu hụt giáo dục người lớn, thiếu hụt giáo dục trẻ em có tác động tích cực đến quyết định di cư của cá nhân và hộ gia đình. Hộ có thiếu hụt giáo dục trẻ em có xác suất di cư cao hơn hộ khơng có thiếu hụt. Có thể hộ gia đình Việt nam có xu hướng chăm sóc, quan tâm nhiều đến thế hệ tương lai, và luôn mong muốn con em họ có cơ hội học tập tốt hơn để tương lai có cuộc sống tốt hơn. Di cư để kiếm tiền gởi về hỗ trợ gia đình, cho con em đi học tốt hơn để tạo thêm nhiều cơ hội thoát nghèo là động lực cho những người lớn trong gia đình quyết định di cư.

Các chỉ tiêu thiếu hụt về tiếp cận dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế, chất lượng nhà ở và diện tích nhà ở bình qn đầu người khơng tác động đến việc hộ gia đình có người di cư hay khơng. Hay nói cách khác là khơng có sự chênh lệch các chỉ tiêu này ở hộ có di cư hay khơng.

Theo kết quả từ mơ hình, với mức ý nghĩa 5%, chỉ tiêu thiếu hụt hố xí/ nhà vệ sinh tác động tích cực đến quyết định di cư của hộ gia đình. Hộ có thiếu hụt về mức sống, điều kiện vệ sinh kém thì có xác suất di cư cao hơn hộ không thiếu hụt. Kết quả gợi ra rằng Điều này cho thấy tình trạng tồi tệ về điều kiện sống cũng là nguyên nhân thúc đẩy hộ di cư.

Hộ có thiếu hụt các phương tiện và/hoặc thiếu hụt tiếp cận thơng tin có xác suất di cư thấp hơn hộ không thiếu hụt. Điều này cho thấy hộ càng có ít thơng tin từ bên ngồi thì càng ít di cư. Tức là hộ càng có điều kiện tiếp cận thơng tin, càng có thơng tin nhờ các phương tiện tiếp cận thơng tin thì càng di cư nhiều hơn. Điều này càng cho thấy rõ vai trò của phát triển thơng tin truyền thơng đến q trình đơ thị hóa ở Việt Nam, khi mà đơ thị hóa thường bắt đầu bằng việc di dân từ nông thôn ra thành thị.

- Các biến đặc tính chủ hộ và di cư

Tất cả các biến đặc tính chủ hộ đều có tác động đến di cư ở mức ý nghĩa xem xét là 5%. Chủ hộ trong gia đình là người đại diện về mặt pháp lý chung của hộ, thường là người đưa ra quyết định chung của hộ gia đình và cũng thường là lao động chính trong hộ gia đình.

Giới tính của chủ hộ tương quan âm đến di cư của hộ gia đình, với giá trị biến là 0 khi chủ hộ là nữ và 1 khi chủ hộ là nam. Nghĩa là chủ hộ là nữ thì hộ càng có người di cư, hay nói cách khác giới tính chủ hộ tác động đến quyết định di cư của hộ gia đình. Theo số liệu mẫu quan sát, tỷ lệ hộ gia đình di cư trong các hộ có chủ hộ là nữ chiếm 14,14%, trong khi con số này ở các hộ gia đình có chủ hộ làm nam là 12,91%. So với nam giới, nữ giới không có nhiều cơ hội do những định kiến về quyền hạn, nghĩa vụ cũng như vai trị sinh đẻ, ni con của mình. Với những hộ gia đình có chủ hộ là nữ, nhiều khả năng sẽ bị thiệt thời hơn các hộ còn lại, chịu nhiều rủi ro về kinh tế hơn. Do vậy, để cân bằng và đảm bảo những rủi ro này, hộ gia đình có chủ hộ là nữ thường có xu hướng di cư hơn các hộ cịn lại. Cũng có thể phụ nữ dễ tìm việc

làm ở khu vực phi chính thức hơn là nam giới, ví dụ như các nghề bn bán nhỏ trên đường, làm việc nhà.

Tuổi chủ hộ có ảnh hưởng đến quyết định di cư của hộ. Tuổi chủ hộ càng tăng thì hộ càng có quyết định di cư nhiều hơn. Theo kết quả tính tốn từ mẫu quan sát, tuổi chủ hộ bình qn đối với những hộ có người di cư là 52,94 tuổi và là 50,43 tuổi đối với các hộ khơng có người di cư. Có thể việc di cư và làm việc ở vùng đơ thị địi hỏi sự chịu đựng của người di cư, và người lớn tuổi hơn thường có năng lực này tốt hơn so với giới trẻ.

Tình trạng hơn nhân của chủ hộ cũng tác động đến quyết định di cư của hộ gia đình. Chủ hộ là người đang có vợ/ chồng di cư nhiều hơn so với các trường hợp còn lại, bao gồm chưa có vợ/ chồng, góa, ly hơn và ly thân. Trách nhiệm gia đình, đảm bảo mức sống cho các thành viên trong gia đình là yếu tố thúc đẩy hộ di cư nhiều hơn. Tình hình việc làm của chủ hộ tác động dương đến quyết định di cư của hộ gia đình. Hộ có chủ hộ có việc làm di cư nhiều hơn hộ khơng có việc làm. Trong 634 hộ khơng có việc làm trong mẫu quan sát có 63 hộ có người di cư (9,94%), trong khi đó, trong số 4.994 quan sát chủ hộ có viêc làm, có 678 hộ (13,58%) có người di cư. So với người khơng có việc làm, người có việc làm sẽ có nhiều vốn xã hội, thơng tin và cơ hội nhiều hơn. Việc chủ hộ có việc làm sẽ góp phần thúc đẩy các thành viên cịn lại trong hộ có nhiều thơng tin và cơ hội hơn, dẫn đến di cư nhiều hơn.

Giáo dục chủ hộ có tác động nghịch đến xác suất di cư của hộ. Ở kết quả ở trên, mặc dù thiếu hụt về chỉ tiêu giáo dục người lớn làm hạn chế quyết định di cư của hộ, song với những hộ có trình độ học vấn cao, có kiến thức để tìm được việc làm tại nơi sinh sống hoặc tự tạo nên cơng ăn việc làm cho mình và các thành viên trong hộ gia đình thì khơng cần nhất thiết phải di cư.

- Các biến đặc tính hộ và di cư

Ở nhóm các biến đặc tính hộ cũng có tác động đến quyết định di cư của hộ, cụ thể là biến quy mơ hộ và thu nhập bình qn hộ.

Quy mơ hộ càng tăng thì hộ càng ít di cư hơn. Ở các hộ gia đình nơng thơn, quy mơ hộ càng đơng thì chỉ số thiếu hụt nghèo đa chiều MPI càng trầm trọng. Theo số liệu thống kê từ dữ liệu, trong 1.177 hộ gia đình có quy mơ từ 5 thành viên trở lên, có 175 hộ (14,87%) thiếu hụt 2 chỉ tiêu giáo dục và sức khỏe; 779 hộ (66,99%) hộ thiếu hụt 3 đến 4 chỉ tiêu; và 223 hộ (18,14%) thiếu hụt từ 5 chỉ tiêu trở lên. Các chỉ số thiếu hụt này bao gồm cả thiếu hụt về giáo dục, tiếp cận thông tin, những yếu tố gây cản trở quyết định di cư của hộ gia đình.

Tổng số lao động và mức giáo dục cao nhất của các thành viên trong hộ không ảnh hưởng đến quyết định di cư của hộ trong mơ hình khảo sát với mức ý nghĩa 5%. Thu nhập bình qn hộ gia đình có tác động dương đến quyết định di cư của hộ gia đình. Hộ càng có thu nhập càng tăng thì xác suất di cư càng tăng. Do di cư tác động trực tiếp đến thu nhập của hộ gia đình, cải thiện chất lượng đời sống và kinh tế. Những cá nhân trong hộ sau khi di cư thường có xu hướng dẫn thêm thành viên của hộ lên cùng làm việc, do đó thu nhập của hộ càng tăng. Hoặc là hộ cần phải có một mức độ thu thu nhất định để làm cơ sở cho việc di cư được thuận lợi khi phải trang trải những chi phí cơ bản ban đầu như thuê nhà trọ, và tiêu dùng khi chưa có việc làm ổn định. Vấn đề đặt ra là các hộ có cần phải có một mức thu nhập nhất định thì mới có tiền vốn để di cư và khi hộ có thu nhập cao ở mức nhất định thì có di cư hay khơng? Để giải quyết vấn đề trên, bài viết đưa thêm biến thu nhập bình quân đầu người vào mơ hình, song biến này lại khơng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% ở mơ hình gộp. Thêm vào đó, thu nhập ở khu vực nơng thơn cịn thấp nên cho dù thu nhập bình quân tăng đến một mức nào đó nhưng hộ vẫn có thể di cư nếu các yếu tố khác tác động tích cực.

Bài viết khảo sát các hộ gia đình tại khu vực nơng thơn 4 vùng bao gồm: Đồng Bằng Sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; Đồng Bằng Sông Cửu Long. Để xem xét tác động của vùng lên quyết định di cư của hộ gia đình, bài viết sử dụng 3 biến giả, với khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung làm biến cơ sở. Kết quả mơ hình cho thấy, so với vùng Trung du và miền núi phía Bắc, hai vùng Duyên hải miền Trung và Đồng Bằng Sơng Cửu Long có xác suất di cư nhiều hơn trong khi vùng Đồng bằng Sơng Hồng có xác suất di cư ít hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của nghèo đa chiều đến di cư của hộ gia đình nông thôn việt nam (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)