8 Đóng góp của đề tài
1.2 Bốn nguyên tắc chính trong kiểm tra kiểm sốt nội bộhoạt động cấp tín
1.2.2 Nguyên tắc 2
Nguyên tắc 2: Các cơ quan chủ quản cần kiểm tra và đánh giá các chiến lược
và công tác đánh giá mức an toàn vốn nội bộ của ngân hàng, cũng như khả năng của các ngân hàng trong việc giám sát và đảm bảo sự tuân thủ các quy định về các tỷ lệ vốn. Các cơ quan chủ quản cần phải có những động thái xử lý phù hợp nếu họ khơng hài lịng với kết quả của quy trình đánh giá.
Các cơ quan chủ quản cần phải thường xuyên kiểm tra quy trình các ngân hàng sử dụng để đánh giá mức an tồn vốn, trạng thái rủi ro tín dụng của ngân hàng và chất lượng tín dụng nắm giữ tương ứng. Các cơ quan chủ quản cũng cần phải đánh giá được ngân hàng có một quy trình nội bộ tốt để đánh giá mức an tồn vốn hay khơng và ở mức độ nào. Khi tiến hành kiểm tra, cơ quan chủ quản cần chú trọng kiểm tra chất lượng của hoạt động quản lý và giám sát rủi ro tín dụng của ngân hàng chứ không nên thực hiện các chức năng giám sát như của người quản lý ngân hàng. Cơng tác kiểm tra định kỳ có thể gồm những vấn đề sau:
Kiểm tra hay Kiểm tra kiểm sốt tại chỗ hồ sơ tín dụng;
Kiểm tra gián tiếp (không tiến hành tại chỗ) hoạt động tín dụng thơng qua core banking của ngân hàng;
Thảo luận với ban quản lý ngân hàng về công tác kiểm tra tuân thủ hoạt động cấp tín dụng;
Xem xét lại những kết quả thu được từ bên kiểm toán độc lập (với điều kiện là những kết quả đó tập trung vào những vấn đề cần thiết liên quan đến vốn tín dụng); và
Báo cáo định kỳ như báo cáo tình hình dư nợ, báo cáo tình hình nợ xấu, báo cáo tình hình trích lập dự phịng rủi ro...
Kiểm tra tính đầy đủ của việc đánh giá rủi ro tín dụng:
Các cơ quan chủ quản cần đánh giá mức độ những mục tiêu và quy trình xử lý nội bộ kết hợp được tất cả các rủi ro tín dụng trọng yếu mà ngân hàng phải đối mặt. Họ cũng cần phải kiểm tra tính hợp lý, đầy đủ của các phương pháp đo lường rủi ro
tín dụng được sử dụng trong đánh giá mức an toàn vốn nội bộ và trên giác độ những phương pháp đo lường rủi ro tín dụng đó được sử dụng cho việc định hạn mức, đánh giá hiệu quả từng hạng mục kinh doanh, đánh giá và quản lý rủi ro một cách tổng thể hơn.
Muốn kiểm soát tốt rủi ro trước hết ngân hàng phải nhận dạng được rủi ro, phân tích đánh giá rủi ro, từ đó thiết kế các thủ tục kiểm sốt thích hợp để quản lý rủi ro. Một công cụ quan trọng hỗ trợ đánh giá rủi ro hoạt động tín dụng là hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp loại khách hàng. Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp loại khách hàng là quy trình đánh giá xác suất một khách hàng vay vốn khơng thực hiện được các nghĩa vụ tài chính của mình như khơng trả được nợ gốc và lãi vay khi đến hạn. Việc chấm điểm tín dụng và xếp loại khách hàng được thực hiện nhằm hỗ trợ ngân hàng trong việc ra quyết định tín dụng, ước lượng được khả năng thu hồi nợ để trích lập dự phịng rủi ro tín dụng.
Đánh giá mơi trường quản lý
Ngân hàng phải xem xét chất lượng của công tác báo cáo thông tin quản lý và các hệ thống thông tin quản lý của ngân hàng, phương thức mà các rủi ro tín dụng và các hoạt động kinh doanh được tổng hợp, và kinh nghiệm của các nhà lãnh đạo ngân hàng trong việc xử lý những rủi ro tín dụng mới xuất hiện hay những thay đổi của các rủi ro tín dụng đó.
Kiểm tra của các cơ quan chủ quản đối với việc tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu
Ủy ban Basel II coi việc kiểm tra những tiêu chuẩn tối thiểu và những tiêu chí cần thỏa mãn là một phần khơng thể tách rời của quy trình quản lý trong Nguyên tắc 2. Khi xây dựng những tiêu chí tối thiểu, Ủy ban đã xem xét các thông lệ của ngành và do đó Uỷ ban cho rằng những tiêu chuẩn tối thiểu này sẽ đảm bảo cho các cơ quan chủ quản có được những mức tiêu chuẩn hữu ích, phù hợp với mong đợi của ban quản lý ngân hàng để có được phương pháp quản lý rủi ro và phân bổ vốn hiệu quả.
Phúc đáp của các cơ quan chủ quản
Sau khi thực hiện những bước đánh giá như nêu ở trên, các cơ quan chủ quản cần có những động thái phù hợp nếu họ khơng hài lịng với kết quả đánh giá rủi ro và phân bổ vốn của bản thân ngân hàng. Các cơ quan chủ quản cần tính đến hàng loạt cách hành động cụ thể như được nêu trong phần Nguyên tắc 3 và 4 dưới đây.