Mở rộng biến kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của chính sách tiền tệ trong việc giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tại các quốc gia châu á (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

b. Nhược điểm của hồi quy phân vị

3.3. Mở rộng biến kiểm soát

Trong thống kê, lý thuyết lệch lạc thiếu biến (omitted-variable bias) xảy ra khi một mơ hình loại bỏ sai một hoặc nhiều nhân tố nguyên nhân quan trọng. Lệch lạc thiếu biến được tạo ra khi mơ hình bù đắp cho sự thiếu hụt này bằng việc đánh giá cao hoặc thấp tác động của một trong những nhân tố khác. Cụ thể hơn, lệch lạc thiếu biến xuất hiện trong ước lượng tham số khi các đặc điểm kỹ thuật giả định khơng

chính xác trong đó nó bỏ qua một biến độc lập có tương quan với cả biến phụ thuộc và một vài biến độc lập khác.

Chính vì vậy, để có cái nhìn thận trọng hơn trong vấn đề nghiên cứu, bài khóa luận khắc phục hiện tượng này bằng cách đưa thêm một biến cú sốc ảnh hưởng đến biến độc lập, đó là biến OIL – cú sốc giá dầu được đo lường bằng giá dầu bình quân năm được theo dõi bởi Cơ quan thông tin năng lượng Hoa Kỳ.

Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã từng nghiên cứu mối liên hệ giữa biến động giá dầu và tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Một số nghiên cứu gợi ý quan hệ nhân quả một chiều từ giá dầu đến tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu hỗ trợ cho giả thuyết này gồm Benhmad (2013) đối với Hoa Kỳ (1947-2007), Lee và Chiu (2011) cho các nước phát triển công nghiệp (1965-2008), Filis (2010) dành cho Hy Lạp (1996-2008), và Rafiq cùng cộng sự (2009) đối với Thái Lan (1993- 2006). Mối quan hệ nhân quả một chiều từ tăng trưởng kinh tế tới giá dầu được hiện diện trong các nghiên cứu của Akhmat và Zaman (2013) cho Nam Á (1975-2010), Herrerias cùng cộng sự (2013) cho Trung Quốc (1995-2009), Chu và Chang (2012) cho một nhóm 6 quốc gia thời kỳ 1971-2010 (cụ thể là Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ), Hanabusa (2009) cho Nhật Bản (2000-2008). Đối với giả thiết cho rằng giữa tăng trưởng kinh tế và giá dầu có mối quan hệ hai chiều, Behmiri và Manso (2013) cho các nước Châu Phi cận Sahara (1985-2011), Behmiri và Manso (2012) cho các nước OECD (1976-2009), Zamani (2007) cho Iran (1967-2003), Yoo (2006) cho Hàn Quốc (1968-2002) đưa ra các bằng chứng hỗ trợ cho giả thiết này.

Thời gian gần đây có một số bài nghiên cứu kiểm định sâu hơn về mối liên hệ này. Behmiri và cộng sự (2014) kiểm định đồng liên kết và quan hệ nhân quả Granger trong tiêu thụ dầu thô và tăng trưởng kinh tế ở Mỹ La-tinh trong giai đoạn 1980- 2012. Tác giả sử dụng mơ hình đa biến bao gồm giá dầu thô như một biến kiểm soát. Khu vực Mỹ La-tinh được chia thành 3 nhóm: nhóm 6 quốc gia Caribbean, nhóm 6 quốc gia Trung Mỹ và nhóm 8 quốc gia Nam Mỹ. Kết quả nhân quả dài hạn chỉ ra rằng vùng Caribbean và Nam Mỹ, tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ dầu thơ

khơng có mối quan hệ nhân quả Granger với nhau, do đó các nhà hoạch định chính sách có thể theo đuổi các chính sách bảo hộ giá dầu mà không tác động tiêu cực trọng yếu với tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên ở Trung Mỹ có một mối quan hệ nhân quả một chiều từ tiêu thụ dầu thô đến tăng trưởng kinh tế, cho thấy rằng khu vực này chính sách bảo hộ giá dầu cần được thực hiện một cách cẩn thận hơn. Bài nghiên cứu của Rudra P.Pradhan và cộng sự (2015) xem xét mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế, giá dầu, chiều sâu của thị trường chứng khoán và ba chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng khác gồm: tỷ giá thực hiệu lực (REER), lạm phát và lãi suất thực. Tác giả sử dụng mơ hình tự hồi quy với dữ liệu bảng để kiểm định quan hệ nhân quả Granger cho các quốc gia G-20 trong giai đoạn 1961-2002. Kết quả hồi quy cho thấy có một mối quan hệ trong dài hạn mạnh mẽ giữa tăng trưởng kinh tế, giá dầu, và các biến khác. Trong khi đó, trong ngắn hạn tìm thấy các bằng chứng hỗn hợp về các mối quan hệ nhân quả giữa các biến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của chính sách tiền tệ trong việc giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tại các quốc gia châu á (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)