Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của chính sách tiền tệ trong việc giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tại các quốc gia châu á (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

b. Nhược điểm của hồi quy phân vị

3.4. Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu của bài nghiên cứu gồm 98 quan sát của 49 quốc gia châu Á trong giai đoạn 2008-2009, giai đoạn ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Trong bài nghiên cứu, biến hiệu suất tăng trưởng được đo lường là sự khác biệt giữa tăng trưởng GDP dự báo và tăng trưởng GDP thực tế ở các năm 2008 và 2009, sau đây được gọi là biến sai số GDP dự báo (GDP forecast error – GDP_FE), biểu diễn cho hiệu suất tăng trưởng bất ngờ hay sự mất mát trong tăng trưởng GDP. Đây là biến đo lường những tác động vĩ mô của cuộc khủng hoảng. Để xây dựng biến này, chúng ta sử dụng dữ liệu tăng trưởng GDP dự báo của IMF được xuất bản vào tháng 04/2008, và tháng 04/2009 tạp chí World Economic Outlook, dữ liệu này có trước khi kinh tế toàn cầu suy giảm trong giai đoạn khủng hoảng. Khi sử dụng biến này, chúng ta dễ dàng hơn trong việc đánh giá tính hiệu quả của các lựa chọn chính sách tiền tệ trong việc làm suy giảm các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng. Đó là những chính sách được thay đổi trong suốt giai đoạn suy thối tồn cầu, do đó, sự khác biệt giữa tăng trưởng GDP dự báo và tăng trường GDP thực tế có mối liên hệ tương đối mạnh với tính hiệu quả của lựa chọn chính sách đã chọn. Các yếu

tố quan trọng có tiềm năng đóng góp vào sự khác biệt trong tăng trưởng GDP đó là độ lớn của cú sốc kinh tế bên ngoài và mức độ tổn thương của của nền kinh tế với những cú sốc đó. Tập hợp các biến kiểm soát được sử dụng trong hồi quy để xem xét quy mô và mức tổn thương từ những cú sốc bên ngồi được thảo luận dưới đây. Có hai yếu tố quan trọng nữa được xem xét để chọn biến phụ thuộc trong mơ hình. Đầu tiên, mơ hình sẽ tự động sữa chữa để điều chỉnh dự báo về tăng trưởng, tức là, những biến xuất phát từ thực tế rằng các quốc gia khác nhau thì ở các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh doanh hoặc những biến liên quan đến mức độ tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, bởi vì chúng ta sử dụng các số liệu về tăng trưởng GDP hàng năm trong năm 2008 và 2009, chúng ta cho phép sự khác biệt trong truyền dẫn các cú sốc toàn cầu của các nền kinh tế. Mặc dù, Blanchard và cộng sự (2010a) cũng tập trung nghiên cứu sự khác biệt giữa tăng trưởng GDP dự báo và tăng trưởng GDP thực tế, tác giả sử dụng dữ liệu theo quý. Tuy nhiên, mẫu của Blanchard bao gồm vừa đủ 29 quốc gia bởi nguồn dữ liệu khơng có sẵn với số lượng lớn các nền kinh tế mới nổi.

Ba cơng cụ chính sách được sử dụng để trích xuất các lựa chọn chính sách tiền tệ từ các hành vi thực tế của các nhà điều hành chính sách là: chênh lệch lãi suất (SPREAD), tỷ giá hối đoái (E_RATE) và dự trữ ngoại hối không bao gồm vàng (RESERVES). Mô tả chi tiết các biên và nguồn được trình bày trong bảng 1. Khác với bài nghiên cứu của Dabrowski (2015) đo lường biến chênh lệch lãi suất (SPEAD) bằng chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng và lãi suất EURIBOR kỳ hạn 3 tháng. Bài luận văn sử dụng cách đo lường khác để phù hợp với đặc điểm kinh tế của các quốc gia châu Á. Vì hầu hết các NHTW cắt giảm các lãi suất chính sách trong cuộc khủng hoảng, chúng ta tập trung vào sự thay đổi trong chênh lệch lãi suất cho vay từ ngân hàng cho khu vực tư nhân với lãi suất huy động vào ngân hàng. Một số nghiên cứu cũng ủng hộ cho lập luận lãi suất cho vay khu vực tư nhân có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong cuộc khủng hoảng như Manju Puri và cộng sự (2010), Spulbar và cộng sự (2010), Adamopoulos (2010). Đối với biến E_RATE, chúng ta giả định rằng mức độ thay đổi của tỷ giá hối đoái

phản ánh bằng mức độ suy giảm trong giai đoạn căng thẳng nhất của cuộc khủng hoảng. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực (NEER) được sử dụng để tính tốn sự giảm giá nội tệ. Sự suy giảm trong dự trữ được coi là biến mô tả cường độ của việc sử dụng dữ trữ nhằm trung hòa cú sốc bên ngồi.

Bởi vì hiệu suất tăng trưởng GDP khơng mong đợi trong năm 2008 và 2009 không chỉ là kết quả của việc lựa chọn chính sách tiền tệ được thực thi vào cuối năm 2007 và năm 2008, một nhóm các biển kiểm sốt vĩ mô bao gồm cả những biến được dùng nhiều nhất ở các nghiên cứu thực nghiệm cũng được thêm vào như biến giải thích. Các biến này bao gồm (đơn vị tính là %GDP): kim ngạnh xuất khẩu (EXPORT), tài khoản vãng lãi (CA), tín dụng nội địa rịng (CREDIT), độ mở cửa tài chính (KAOPEN hoặc là LMF). Chúng ta cũng bao gồm thêm ba biến số đo lường tình trạng của khu vực tài chính trong nước (đơn vị tính %) đó là: tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) – bằng lợi nhuận bình quân trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) – bằng lợi nhuận bình quân trên tổng vốn chủ sở hữu và nghịch đảo của xác suất vỡ nợ (Z_SCORE)6.

Mô tả chi tiết của các biến được nêu ra trong bảng 3.1. Xuất khẩu càng quan trọng đối với một nền kinh tế cụ thể, càng có nhiều rối loạn bởi việc tiếp xúc với nền kinh tế thế giới (cú sốc thương mại). Cả hai biến nợ nước ngoài ngắn hạn và tài khoản vãng lai có thể được xử lý như những biến đại diện cho sự phụ thuộc kinh tế vào các dịng vốn nước ngồi. Giá trị càng lớn, độ nhạy cảm với cú sốc tài chính càng cao. Chỉ số hội nhập kinh tế có nghĩa vụ phải giải thích cho sự khơng đồng nhất giữa các quốc gia liên quan đến việc kiểm soát vốn. Tài khoản vốn càng đóng (KAOPEN thấp và/hoặc LMF thấp), nền kinh tế càng ít bị tổn thương bởi các cú sốc tài chính bên ngồi. Tín dụng nội địa rịng là tổng cộng dư nợ tín dụng của khu vực tài chính bao gồm cả khu vực chính phủ và các khu vực khác của nền kinh tế nội địa, thường được dùng để đại diện cho sự cân bằng nội địa. Bởi vì khu vực tài chính đóng vai trị quan trọng trong cuộc khủng hoảng, chúng ta thêm các biến kiểm

6

Được đo lường bằng (ROA+ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản)/độ lệch chuẩn của ROA – theo Beck và cộng sự (2009).

soát đo lường tỷ suất sinh lợi của ngân hàng (ROA và ROE) và mức ổn định của khu vực tài chính (Z_SCORE). Kỳ vọng rằng cả tỷ suất sinh lợi và mức ổn định làm tăng khả năng phục hồi trong cuộc khủng hoảng tài chính đến từ nền kinh tế thế giới. Bộ ba biến kiểm soát thể hiện mức độ ổn định của khu vực tài chính – ngân hàng ROA, ROE, Z_SCORE được đo lường theo cách tính tốn của Beck và cộng sự (2009). Các tác giả này đã thành lập một hệ thống dữ liệu về các chỉ báo cơ cấu và phát triển tài chính (31 chỉ báo) ở hầu hết các quốc gia trong suốt một khoảng thời gian dài (từ năm 1960 và liên tục cập nhật), đó là các chỉ báo về quy mơ, hoạt động và hiệu quả của các trung gian tài chính và thị trường.

Quy mơ của cú sốc bên ngồi được đại diện bởi biến kiểm soát bổ sung, tức là một chỉ số đơn giản đại diện cho áp lực của thị trường ngoại hối (EMP). Chúng ta có thể mong đợi hợp lý rằng các nền kinh tế trải qua nhiều cú sốc bất lợi thì suy giảm rõ rệt hơn trong tăng trưởng kinh tế. Các phản ứng chính sách tiền tệ có thể liên quan đến hiệu suất kinh tế dự kiến và mức độ nghiêm trọng của các cú sốc. Vì vậy, khơng kiểm sốt quy mơ của các cú sốc có thể dẫn đến các quan hệ nhân-quả đảo ngược, tức là các ước lượng có thể phản ánh tác động của tăng trưởng GDP vào lựa chọn chính sách tiền tệ hơn là tính hiệu quả của lựa chọn chính sách tiền tệ vào việc làm suy giảm cuộc khủng hoảng. Để tránh vấn đề nhân quả đảo ngược này, chúng ta bao gồm chỉ số EMP trong hồi quy. Hơn nữa, bởi vì chỉ số EMP có thể chỉ được lập luận để phản ánh những cú sốc tài chính, chúng ta sử dụng thêm một đại diện cho cú sốc thương mại, đó là sự khác biệt giữa tỷ lệ tăng trưởng GDP dự báo và GDP thực tế trong khu vực (GDP_REG) trong phân tích tính vững.

Một tập hợp các biến giả của yếu tố chế độ tỷ giá hối đối được đưa vào trong phân tích hồi quy. Dữ liệu được phân loại theo IMF (IMF,2008). Nó cho biết chế độ tỷ giá hối đoái thực tế được sử dụng vào cuối tháng 4 năm 2008. Chế độ tỷ giá hối đối được chia làm 4 kiểu: chế độ neo hồn toàn (neo đồng tiền vào một ngoại tệ với tỷ giá cố định) (H_PEG), neo khơng hồn tồn (S_PEG), thả nổi có quản lý (NHTW quản lý thả nổi tỷ giá) (M_FLOAT) và thả nổi tự do (thả nổi độc lập) (FLOAT). Ngoài ra, cịn có 1 tập hợp 4 biến giả đại diện cho các mục tiêu chính

sách mà các quốc gia hướng đến với MPF_1, MPF_2, MPF_3, MPF_4 lần lượt thể hiện cho mục tiêu tỷ giá hối đoái, mục tiêu tiền tệ, mục tiêu lạm phát, và mục tiêu khác.

Bài nghiên cứu còn sử dụng thêm một biến dữ liệu khác với dữ liệu nghiên cứu trước đó của Dabrowski và cộng sự (2015) để giảm thiểu việc thiếu biến giải thích cho kết quả nghiên cứu, đó là biến cú sốc giá dầu (OIL) được đo lường bằng giá dầu bình quân năm 2008, 2009 theo dữ liệu từ Cơ quan thông tin năng lượng Hoa Kỳ.

Bảng 3.1: Mô tả chi tiết các biến

Biến Tên biến

đầy đủ Mô tả Nguồn dữ liệu

GDP_FE

Biến sai số GDP dự báo

Sự khác biệt giữa tăng trưởng GDP dự báo và tăng trưởng GDP thực tế ở các năm 2008 và 2009

Tạp chí World Economic Outlook của IMF được xuất bản vào tháng 04/2008, và tháng 04/2009

SPREAD

Chênh lệch lãi suất

Chênh lệch lãi suất cho vay từ ngân hàng cho khu vực tư nhân với lãi suất huy động vào ngân hàng

IMF

E_RATE Tỷ giá hối đối

Tỷ giá hối đối đa

phương có hiệu lực IMF RESERVES Dự trữ ngoại hối Tổng dự trữ ngoại hối (ngoại trừ vàng) IMF EXPORT Xuất khẩu

Phần trăm xuất khẩu trên

GDP IMF

CA Tài khoản vãng lai

Phần trăm tài khoản vãng lai trên GDP IMF CREDIT

Dư nợ tín dụng nội địa

Phần trăm dư nợ tín dụng nội địa của khu vực tư nhân trên GDP IMF ROA Tỷ suất sinh lợi trên tài sản

Khả năng sinh lợi của khu vực ngân hàng

Tính tốn theo phương pháp của Beck và cộng sự (2009) ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn sở hữu

Khả năng sinh lợi của khu vực ngân hàng

Tính tốn theo phương pháp của Beck và cộng sự (2009)

Z_SCORE

Chỉ số ổn định tài chính

Nghịch đảo của xác suất vỡ nợ

Tính tốn theo phương pháp của Beck và cộng sự (2009)

EMP Áp lực thị trường hối đoái EMP = ln(1+ SPREAD/100) + ln(100/E_RATE) + ln (100/RESERVES) Sử dụng nguồn từ SPREAD, E_RATE, RESERVES KAOPEN Chỉ số Chinn-Ito Phương pháp tính độ mở cửa nền kinh tế theo Chinn-Ito

Chinn và Ito (2008) và website: web.pdx.edu/~ito/Chinn- Ito_website.htm LMF Chỉ số Lane và Milesi- Ferretti Phương pháp tính độ mở cửa nền kinh tế theo Lane và Milesi-Ferretti, bằng tổng tài sản và nợ phải trả nước ngoài trên GDP Lane và Milesi-Ferretti (2007) và website: www.philiplane.org/EWN.html GDP_REG Sai số GDP dự báo khu vực

Sự khác biệt giữa tăng trưởng GDP khu vực dự báo và tăng trưởng GDP khu vực thực tế ở các năm 2008 và 2009 IMF H_PEG Chế độ neo hoàn toàn

Biến giả =1 nếu đáp ứng,

ngược lại bằng 0 IMF (2008)

S_PEG

Neo khơng hồn tồn

Biến giả =1 nếu đáp ứng,

ngược lại bằng 0 IMF (2008)

M_FLOAT

Thả nổi có quản lý

Biến giả =1 nếu đáp ứng,

ngược lại bằng 0 IMF (2008) FLOAT Thả nổi

tự do

Biến giả =1 nếu đáp ứng,

ngược lại bằng 0 IMF (2008) MPF_1

Mục tiêu tỷ giá hối đoái

Biến giả =1 nếu đáp ứng,

ngược lại bằng 0 IMF (2008) MPF_2 Mục tiêu

tiền tệ

Biến giả =1 nếu đáp ứng,

ngược lại bằng 0 IMF (2008) MPF_3 Mục tiêu

lạm phát

Biến giả =1 nếu đáp ứng,

ngược lại bằng 0 IMF (2008) MPF_4 Mục tiêu

khác

Biến giả =1 nếu đáp ứng,

ngược lại bằng 0 IMF (2008) OIL Cú sốc

giá dầu Giá dầu bình qn năm

Cơ quan thơng tin năng lượng Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của chính sách tiền tệ trong việc giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tại các quốc gia châu á (Trang 31 - 36)