Tổng chi tiêu cho y tế theo % GDP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản điểm cân bằng để đo lường thành quả hoạt động tại trường đại học nông lâm tp HCM (Trang 68 - 70)

Năm 2014, tổng chi từ ngân sách và trái phiếu Chính phủ cho tồn ngành y tế khoảng 79.145 tỷ đồng, bằng 7,86% tổng chi ngân sách nhà nước.Nếu khơng tính TPCP có giá trị khoảng 10.958 tỷ đồng thì tổng chi từ ngân sách cho ngành y tế bằng 6,77% NSNN, gồm 17.855 tỷ đồng chi đầu tư phát triển, 61.290 tỷ đồng chi thường xuyên. Cho đến nay, Việt Nam vẫn là nước có GDP bình qn đầu người chưa cao, và thiếu nguồn lực của Nhà nước và hộ gia đình để chi vào dịch vụ xã hội, trong đó có chi cho y tế. Khi Việt Nam trở thành một nước có thu nhập trung bình, khả năng huy động viện trợ quốc tế sẽ giảm và hệ thống y tế sẽ phải dựa nhiều hơn vào các

tiêu cho y tế từ tiền túi hộ gia đình chiếm khoảng 57% tổng chi toàn xã hội trong năm 2014 và hiện nay đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, chiếm 50% tổng chi toàn xã hội.

Hệ thống y tế bệnh viện Việt Nam được sắp xếp trên cơ sở phân bố rộng khắp, thuận tiện cho khả năng tiếp cận rộng rãi của các bộ phận dân số khác nhau trong toàn xã hội. Theo kết quả tổng hợp của Bộ Y tế đến cuối tháng 01/2015, hệ thống y tế được phân tuyến như sau:

 Tuyến thứ nhất, tuyến huyện: đã đầu tư cho 598 bệnh viện/trung tâm y tế huyện và một số phòng khám đa khoa khu vực, trong đó chỉ có một số ít bệnh viện là xây dựng mới, cịn phần lớn là cải tạo, mở rộng, nâng cấp, mua sắm bổ sung trang thiết bị. Đã hoàn thành đưa vào sử dụng 487 bệnh viện huyện (gồm 382 bệnh viện hoàn thành toàn bộ và 205 bệnh viện hoàn thành một số hạng mục đã triển khai) và 84 phịng khám đa khoa khu vực, góp phần tăng số giường bệnh, tăng cơng suất, năng lực khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh viện huyện.

 Tuyến thứ hai, tuyến tỉnh: đã đầu tư cho 157 cơ sở, gồm: 51 bệnh viện đa khoa tỉnh, 33 bệnh viện tâm thần, 46 bệnh viện chuyên khoa lao, 22 bệnh viên chuyên khoa nhi/sản nhi, 4 bệnh viện/trung tâm ung bướu. Theo tổng hợp số liệu chưa đầy đủ của các địa phương, có khoảng trên 100 cơ sở y tế đã hồn thành dự án hoặc hạng mục dự án chính đưa vào sử dụng. Dự kiến đến hết năm 2016, cơ bản các cơ sở đã được cấp vốn (168) sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng phục vụ bệnh nhân.

 Tuyến thứ ba, tuyến trung ương đã hoàn thành bệnh viện K giai đoạn 2, Khu điều trị bệnh viện Thống Nhất, bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, đẩy nhanh tiến độ dự án bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Da Liễu Trung ương, Lão Khoa Trung ương, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Phụ sản Trung ương, Khoa Ung bướu bệnh viện Chợ Rẫy, Trung tâm Ung bướu - Tim mạch trẻ em bệnh viện Bạch Mai.

Bên cạnh hệ thống bệnh viện cơng thì bệnh viện tư nhân bắt đầu được hình thành sau khi Nhà nước ban hành Pháp lệnh Hành nghề Y, Dược tư nhân năm 1997.

Từ đó đến nay, hệ thống y tế tư nhân ngày càng phát triển về mặt quy mô lẫn chất lượng khắp các tỉnh thành trên cả nước.

(Nguồn: Báo cáo của Bộ Y Tế 2014)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản điểm cân bằng để đo lường thành quả hoạt động tại trường đại học nông lâm tp HCM (Trang 68 - 70)