Các chế tài và điều kiện áp dụng các chế tài khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn theo công ước viên 1980 so sánh và định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 28 - 35)

hàng hóa trước thời hạn xảy ra.

Như đã đề cập trong phần trên, mặc dù hành vi không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không đúng nghĩa vụ chưa xảy ra trên thực tế nhưng tại thời điểm hợp đồng bị vi phạm trước thời hạn, thiệt hại có thể xảy ra và nếu để tới thời hạn nghĩa vụ phải thi hành bị vi phạm thì thiệt hại sẽ chắc chắn xảy ra và mức độ thiệt hại sẽ lớn hơn nhiều. Và giống như vi phạm hợp đồng theo thuyết truyền thống, CISG và pháp luật Việt Nam cũng cho phép bên bị vi phạm áp dụng một số chế tài trong từng trường hợp cụ thể để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm gây ra. Sau đây là một số chế tài mà bên bị vi phạm được quyền áp dụng.

1.4.1 Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn là căn cứ áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng.

Quyền áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng của bên bị vi phạm được khoản 1 Điều 71 CISG thừa nhận với qui định rằng một bên có thể ngừng việc thực hiện nghĩa vụ của mình nếu có dấu hiệu cho thấy rằng sau khi hợp đồng được ký kết, bên kia sẽ không thực hiện một phần chủ yếu những nghĩa vụ của họ. Việc ngừng thực hiện hợp đồng ở đây được hiểu là tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ của bên bị vi phạm. Trong hợp đồng song vụ như HĐMBHH, bên bán và bên mua đều có nghĩa vụ với nhau, thời điểm thực hiện nghĩa vụ có thể là cùng lúc như bên mua thanh toán ngay khi bên bán giao hàng phù hợp, hay có thể khác thời điểm như bên mua thanh toán trước một phần giá trị hợp đồng, sau khi bên bán giao hàng phù hợp thì bên mua thanh tốn hết hoặc bên bán giao hàng trước và bên mua thanh toán sau. Với thời điểm thực hiện nghĩa vụ trước sau như thế này thì bên có nghĩa vụ

phải thực hiện trước khi thấy bên kia chắc chắn sẽ không thực hiện nghĩa vụ phải thi hành sau thì được quyền tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ của mình, ví dụ đối với trường hợp người bán giao hàng trước, người mua thanh toán sau. Trước thời điểm giao hàng như đã thỏa thuận, người bán thấy rằng người mua bị cơ quan thi hành án phong tỏa tài sản, người lao động biểu tình địi tiền lương thì bên bán có quyền tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ giao hàng của mình.

Riêng với việc nghĩa vụ giao hàng thực hiện trước, khoản 2 Điều 71 CISG đặc biệt cho phép người bán đã gửi hàng đi khi phát hiện những dấu hiệu bên kia vi phạm hợp đồng trước thời hạn thì họ có thể ngăn cản khơng để hàng hóa được giao cho người mua ngay cả nếu người này giữ trong tay chứng từ cho phép họ nhận hàng. Quy định này của CISG là phù hợp vì một khi biết chắc chắn rằng bên mua sẽ vi phạm hợp đồng trước thời hạn thì bên bán được quyền bảo vệ lợi ích của mình.

Một trong những nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa là nghĩa vụ thông báo. Thông báo là một hành vi truyền tải thông tin những dữ liệu, mong muốn, yêu cầu của một bên cho bên kia biết để thực hiện các hành vi phù hợp. Trong trường hợp áp dụng một chế tài khi xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng thì nghĩa vụ thơng báo càng quan trọng vì việc áp dụng chế tài sẽ tác động đến lợi ích của các bên. Bởi lẽ đó, trong trường hợp một bên áp dụng chế tài ngừng thực hiện hợp đồng nói trên, CISG buộc một bên nào ngừng việc thực hiện hợp đồng, không phụ thuộc vào việc đó xảy ra trước hay sau khi hàng gửi đi, thì phải gửi ngay một thơng báo về việc đó cho bên kia. Việc sử dụng từ “ngay” hay “immediately” cho thấy nghĩa vụ thông báo này không thể chần chừ, kéo dài được. Một bên quyết định tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ khi thấy bên kia có dấu hiệu sẽ không thực hiện nghĩa vụ chủ yếu nhưng không thông báo hay sau vài ngày mới thông báo tạm ngừng hợp đồng đều vi phạm qui định này của CISG.

Việc tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ như trên của bên bị vi phạm sẽ chấm dứt khi bên kia cung cấp những bảo đảm đầy đủ cho việc thực hiện nghĩa vụ của họ. Điều này có nghĩa bên bị vi phạm sẽ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã tới hạn của mình. Tuy nhiên có một câu hỏi được nêu lên là nếu bên vi phạm không cung cấp được những bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của họ thì bên bị vi phạm sẽ tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ đến thời điểm nào. CISG khơng có qui định nào để trả lời cho câu hỏi này. Người viết cho rằng, CISG nên qui định tương tự như điểm b khoản 1 Điều 49 CISG rằng người mua có thể tuyên bố hủy hợp đồng nếu người bán không giao hàng trong thời gian đã được người mua gia hạn thêm cho họ hoặc

nếu người bán tuyên bố sẽ không giao hàng trong thời gian được gia hạn này. Hoặc như điểm b khoản 1 Điều 64 CISG, theo đó người bán có thể tuyên bố hủy hợp đồng nếu người mua không thi hành nghĩa vụ trả tiền hoặc không nhận hàng trong thời gian bổ sung mà người bán chấp nhận cho họ hay nếu họ tuyên bố sẽ không làm việc đó trong thời hạn ấy. Cụ thể qui định tương tự này là khi vi phạm HĐMBHH trước thời hạn xảy ra, bên bị vi phạm sẽ cho bên vi phạm một khoản thời gian để đảm bảo một phần chủ yếu những nghĩa vụ sẽ được thực hiện. Nếu quá thời gian cho phép này mà bên vi phạm khơng đảm bảo được thì bên bị vi phạm có quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng.

Ở Việt Nam, chỉ có BLDS là qui định khi hợp đồng bị vi phạm trước thời hạn thì bên bị vi phạm cũng được quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ. Và tương tự như CISG, các qui định trong BLDS cũng đề cập đến bên bị vi phạm được hoãn nghĩa vụ mà mình khi biết chắc chắn bên kia sẽ khơng thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện sau, đồng thời việc hoãn thực hiện nghĩa vụ này cũng sẽ chấm dứt khi bên bị vi phạm có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Bên áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ cũng phải thông báo ngay cho bên vi phạm như Điều 315 LTM đã qui định “bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng. Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại”. Điểm khác biệt so với CISG là BLDS không nhấn mạnh trường hợp đặc biệt rằng nếu người bán đã gửi hàng đi khi phát hiện những lý do vi phạm hợp đồng trước thời hạn thì họ có thể ngăn cản khơng để hàng hóa được giao cho người mua ngay cả nếu người này giữ trong tay chứng từ cho phép họ nhận hàng.

1.4.2 Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn là căn cứ áp dụng

chế tài huỷ bỏ hợp đồng

Huỷ bỏ hợp đồng được xem là một chế tài nặng nhất bởi hậu quả của nó mang lại. Theo Điều 81 CISG, việc huỷ hợp đồng giải phóng hai bên khỏi những nghĩa vụ của họ, bên nào đã thực hiện tồn phần hay một phần hợp đồng có thể địi bên kia hồn lại những gì họ đã cung cấp hay đã thanh toán khi thực hiện hợp đồng. Nếu cả hai bên đều bị buộc phải thực hiện việc hồn lại, thì họ phải làm việc này cùng một lúc. Còn Điều 314 LTM của Việt Nam cho thấy sau khi huỷ bỏ hợp đồng, hợp khơng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các

nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, các bên có quyền địi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, nếu các bên đều có nghĩa vụ hồn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời, trường hợp khơng thể hồn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hồn trả bằng tiền.

Tương xứng với hậu quả nặng nề của chế tài huỷ bỏ hợp đồng như thế luôn gắn liền với hành vi vi phạm hợp đồng nghiêm trọng. Đối với loại vi phạm như vi phạm HĐMBHH trước thời hạn, CISG cho rằng hành vi vi phạm đó phải gây ra một vi phạm chủ yếu đến hợp đồng hoặc vi phạm chủ yếu đến hợp đồng với các lô hàng sẽ được giao trong tương lai. Việc áp dụng chế tài huỷ bỏ hợp đồng khi hậu quả của sự vi phạm HĐMBHH trước thời hạn như thế này cho thấy sự phù hợp và linh hoạt của CISG. Sự phù hợp và linh hoạt ở đây thể hiện tuỳ mức độ vi phạm mà bên bị vi phạm được quyền sử dụng. Đối với hậu quả sẽ không thực hiện một phần chủ yếu những nghĩa vụ thì bên bị vi phạm chỉ được quyền tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ trước của mình và tiếp tục thực hiện khi bên vi phạm cung cấp những bảo đảm đầy đủ cho việc thực hiện nghĩa vụ của họ, còn đối với hậu quả nghiêm trọng như gây ra vi phạm cơ bản mà hậu quả làm cho bên bị vi phạm mất cái mà có quyền chờ đợi như Người viết đã đề cập trong phần trên thì bên bị vi phạm có quyền huỷ bỏ hợp đồng để bảo vệ lợi ích của mình.

Khơng như việc bắt buộc bên bị vi phạm phải thông báo cho bên vi phạm biết khi tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp huỷ bỏ hợp đồng, nếu có đủ thời giờ, bên nào có ý định tun bố hợp đồng bị huỷ thì phải gửi một thông báo hợp lý cho bên kia để cho phép họ cung cấp những bảo đảm đầy đủ rằng họ sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình. Điều này có nghĩa nếu khơng có đủ thời giờ thì bên tun bố huỷ bỏ hợp đồng khơng cần thơng báo cho bên kia. Cũng lấy ví dụ tại mục 1.2.1 trong bài viết này, nếu trước ngày giao hàng một ngày, tức ngày 29/09/2016, cơ quan an toàn vệ sinh thực phẩm mới kết luận và thông báo rằng tất cả sản phẩm của Cơng ty A bị nhiễm độc chì thì Bên B có quyền huỷ hợp đồng mà khơng cần thơng báo cho Cơng ty A, vì với thời gian này thì Cơng ty A cũng khơng thể cung cấp những bảo đảm đầy đủ cho việc thực hiện nghĩa vụ của họ. Tuy nhiên nếu thời điểm cơ quan an toàn vệ sinh phát hiện sản phẩm Cơng ty A bị nhiễm độc chì là ngày 04/09/2016 thì khoản thời gian cịn lại, Cơng ty A có thể cung cấp bảo đảm mình sẽ sản xuất lại những sản phẩm khơng cịn bị nhiễm chì nữa. Do đó, khi Cơng ty B quyết định huỷ hợp đồng vào thời điểm này thì cần thông báo cho Công ty A ngay. Và cũng theo CISG, nếu ngay sau khi bị phát hiện sản phẩm bị nhiễm độc chì mà

Cơng ty A tun bố rằng họ sẽ không thực hiện được nghĩa vụ của mình đối với Cơng ty B thì Cơng ty B có quyền huỷ hợp đồng và khơng cần thơng báo để Cơng ty A có thời gian hợp lý khắc phục khuyết điểm của mình.

Đối với trường hợp giao hàng từng phần, việc tuyên bố huỷ hợp đồng với các lô hàng tương lai phải thoả điều kiện thực hiện trong một thời hạn hợp lý. Ví dụ như trong lần giao hàng đầu tiên, người bán giao hàng không phù hợp và điều này dẫn đến chắc chắn rằng trong đợt giao hàng tiếp theo người bán vẫn khơng thể thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì người mua cần quyết định huỷ hợp đồng với đợt giao hàng tiếp theo của người bán ngay, không đợi tới trước ngày giao hàng tiếp theo một ngày hay vài giờ rồi mới tuyên bố huỷ hợp đồng vì lúc này bên bán đã chuẩn bị hồn tất hoặc có thể đang trên đường giao hàng cho người mua.

Trong hai văn bản luật có qui định vi phạm hợp đồng trước thời hạn của Việt Nam là BLDS và LTM thì chỉ có LTM là cho phép bên bị vi phạm áp dụng chế tài huỷ hợp đồng khi bên kia vi phạm hợp đồng trước thời hạn. Và không giống CISG, LTM chỉ cho phép huỷ hợp đồng trong trường giao hàng từng phần, theo đó một bên khơng thực hiện nghĩa vụ đối với một lần giao hàng là cơ sở để bên kia kết luận rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với những lần giao hàng sau đó thì bên bị vi phạm có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng sau đó, với điều kiện là bên đó phải thực hiện quyền này trong thời gian hợp lý. Như vậy cũng giống trường hợp giao hàng từng phần của CISG, hậu quả để một bên có thể tuyên bố huỷ hợp đồng vẫn là vi phạm cơ bản đối với lần giao hàng sau, và điều kiện về thời gian vẫn là phải thực hiện việc huỷ hợp đồng trong thời gian hợp lý.

Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu chương 1 có thể thấy từ HĐMBHH, bên bán và bên mua có thể phát sinh loại vi phạm hợp đồng theo thuyết truyền thống hay theo thuyết vi phạm hợp đồng mới là vi phạm HĐMBHH trước thời hạn. Từ những qui định trực tiếp và gián tiếp của CISG, pháp luật Việt Nam, Người viết đã cho thấy sự khác nhau trong khái niệm giữa vi phạm hợp đồng theo thuyết truyền thống và vi phạm HĐMBHH trước thời hạn, cụ thể loại vi phạm trước thời hạn được xác định khi chưa tới thời điểm phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận hoặc đã được qui định bởi pháp luật và sự vi phạm hợp đồng trước thời hạn được khái niệm là hành vi sẽ không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không đúng nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.

Những đặc điểm như hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ chưa xảy ra và loại vi phạm hợp đồng trước thời hạn mang tính tiên liệu, dự đốn đều có trong vi phạm HĐMBHH trước thời hạn được qui định bởi CISG và pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên đối với các dấu hiệu xác định vi phạm HĐMBHH trước thời hạn thì giữa CISG và pháp luật Việt Nam vừa có sự khác biệt vừa có sự tương đồng. Cụ thể đối với dấu hiệu, bằng chứng sẽ gây ra vi phạm hợp đồng trước thời hạn thì cả CISG và BLDS 2015, LTM cho rằng là sự khuyết khuyết nghiêm trọng, sự giảm sút trong khả năng thực hiện nghĩa. Còn đối với hợp đồng giao hàng từng phần thì dấu hiệu, bằng chứng sẽ gây ra vi phạm hợp đồng trước thời hạn là một bên khơng thực hiện nghĩa vụ có liên quan đến bất cứ lô hàng nào. Đối với hậu quả, thiệt hại sẽ xảy ra thì ngồi việc tương đồng giữa CISG và LTM trong trường hợp hợp đồng qui định giao hàng từng phần, cụ thể hậu quả, thiệt hại sẽ xảy ra là vi phạm chủ yếu đến hợp đồng đối với các lô hàng sẽ được giao trong tương lai thì trong trường hợp hợp đồng khơng qui định giao hàng từng phần, giữa CISG và BLDS 2015 có sự khác biệt nhất định. Trong khi CISG qui định hậu quả, thiệt hại sẽ xảy ra là một phần chủ yếu những nghĩa vụ sẽ không được thực hiện hay sẽ vi phạm chủ yếu đến hợp đồng thì hậu quả, thiệt hại sẽ xảy ra trong BLDS 2015 là sẽ không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết, không cần phân biệt đó là nghĩa vụ chủ yếu hay thứ yếu. Đây cũng là một hạn chế của BLDS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn theo công ước viên 1980 so sánh và định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)