Các vụ tranh chấp vi phạm hợp đồng mua bán trước thời hạn theo Điều 72 Công ước Viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn theo công ước viên 1980 so sánh và định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 40 - 44)

Công ước Viên.

Vụ tranh chấp “Shoes”15 giữa Người bán Ý (nguyên đơn) với Người mua Đức (bị đơn). Cụ thể, ngày 31/03/1992, Người mua đặt hàng Người bán 140 đôi giày. Người bán đã sản xuất số giày này, tuy nhiên Người bán khơng sẵn lịng giao những đôi giày này mà không nhận được bảo đảm thanh toán tiền mua hàng bởi Người mua. Nguyên nhân Người bán cần được bảo đảm vì tiền hàng những hóa đơn trước đó Người mua vẫn chưa thanh toán cho Người bán. Vào ngày 09/07/1992, Người bán thông qua Luật sư gửi văn bản với thông tin sẽ hủy hợp đồng nếu Người mua khơng cung cấp đảm bảo thanh tốn trễ nhất ngày 16/07/1992.

Cuối cùng Người mua khơng cung cấp đảm bảo thanh tốn và Người bán đã tuyên bố hủy hợp đồng vào ngày 05/08/1992. Đồng thời Người bán đã bán số giày trên cho ba nhà bán lẻ khác và kiện Người mua ra tòa án tại Đức.

Tịa án cho rằng với việc Người mua khơng thanh tốn cho các hóa đơn giao hàng trước đó và khơng cung cấp được đảm bảo thanh tốn 140 đơi giày trên cho Người bán đã là bằng chứng chứng minh rằng hiển nhiên rằng Người mua sẽ gây ra một vi phạm cơ bản đến hợp đồng theo Điều 72 CISG, tức là Người bán sẽ mất cái mà Người bán có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng là tiền hàng. Sở dĩ trường hợp này Người mua đã vi phạm hợp đồng mua bán trước thời hạn vì nghĩa vụ thanh toán sẽ được thực hiện sau nghĩa vụ giao hàng của Người bán. Ngoài ra trước khi hủy hợp đồng trên thực tế, Người bán cũng đã thực hiện nghĩa vụ thông báo vào ngày 09/07/1992 và ngày 05/08/1992. Với những lý do trên, Tòa án phán quyết rằng Người bán có quyền hủy hợp đồng và Người mua phải bồi thường thiệt hại phát sinh như chênh lệch giá bán cho Người mua với giá bán cho ba nhà bán lẻ khác, tiền lãi.....

15

Pace Law School Institude of International Commercial Law , Germany 14 January 1994 Appellate Court Düsseldorf (Shoes case), Tham khảo tại http://cisgw3.law.pace.edu/cases/940114g1.html , Truy cập ngày 06/09/2016.

Vụ tranh chấp “Scrap Steel”16 giữa Người bán Úc (nguyên đơn) và Người mua Malaysia (bị đơn). Cụ thể, Người bán ký kết một hợp đồng với Người mua để cung cấp, vận chuyển thép phế liệu từ Úc đến Malaysia. Theo qui định của hợp đồng thì Người mua phải cung cấp một thư tín dụng khơng thể hủy ngang cho Người mua trước ghi giao hàng. Ngay trước thời gian mở Thư tín dụng, cơ cấu quản lý của Người mua thay đổi. Theo cơ cấu quản lý mới thì việc mở Thư tín dụng phải được Hội đồng quản trị công ty thông qua. Tuy nhiên, Hội đồng quản trị đã từ chối mở Thư tín dụng cho Người bán. Sau khi nhận thơng tin Người mua khơng thể cung cấp Thư tín dụng, Người bán đã thông báo hủy hợp đồng và kiện ra tòa án.

Tòa án tối cao tiểu bang Queensland cho rằng, việc Người mua khơng mở Thư tín dụng như đã thỏa thuận trong hợp đồng đã vi phạm Điều 64 CISG, theo Điều này thì Người bán có thể tun bố hủy hợp đồng nếu sự kiện người mua không thi hành nghĩa vụ nào đó cấu thành một sự vi phạm cơ bản, cụ thể ở hành vi không mở Thư tín dụng là một vi phạm cơ bản. Ngoài vi phạm Điều 64 CISG, Tòa án cũng cho rằng Người mua cũng vi phạm Điều 72 CISG vì việc khơng mở Thư tín dụng sẽ dẫn đến Người mua sẽ khơng thực hiện nghĩa vụ thanh tốn cho Người bán (bản chất thanh tốn bằng Thư tín dụng là sau khi giao hàng, Người bán nộp hồ sơ cho Ngân hàng thanh tốn). Việc khơng thanh tốn này chắc chắn là một vi phạm cơ bản theo Điều 25 CISG nên Tòa án phán quyết rằng Người bán hoàn tồn có quyền hủy bỏ hợp đồng và Người mua phải bồi thường các thiệt hại phát sinh.

Vụ tranh chấp “Compound fertilizer”17 giữa Người bán Úc và Người mua Trung Quốc. Theo vụ tranh chấp, ngày 24/03/1994 Người bán và Người mua ký hợp đồng mua bán 20.000 tấn hợp chất phân bón, thời gian giao hàng trước ngày 15/06/1994. Sau khi ký hợp đồng, Người mua mở Thư tín dụng tại ngân hàng. Vào ngày 16/05/1994 và ngày 28/05/1994, Người mua gửi thư yêu cầu Người bán giao hàng đúng thời gian. Ngày 02/06/1994, Người bán gửi văn bản đến Người mua với nội dung “Chúng tơi khơng thể giao hàng vì Cơng ty cung ứng tại Ý không giao

16

Pace Law School Institude of International Commercial Law, Australia 17 November 2000 Supreme Court of Queensland (Downs Investments v. Perwaja Steel), Tham khảo tại http://cisgw3.law.pace.edu/cases/001117a2.html, Truy cập ngày 07/09/2016.

17

Pace Law School Institude of International Commercial Law, China 30 January 1996 CIETAC Arbitration proceeding (Compound fertilizer case)Tham khảo tại http://cisgw3.law.pace.edu/cases/960130c1.html, Truy cập ngày 07/09/2016.

hàng cho Chúng tôi. Chúng tôi sẽ cố gắng tìm nguồn cung cấp khác, nhưng khả năng tìm được rất thấp. Do những lý do trên, Người mua cần phải thu xếp cho trường hợp hàng không giao được”.

Cùng ngày 02/06/1994, Người mua thông báo với Người bán rằng vì Người bán khơng có khả năng giao hàng theo hợp đồng nên Người bán phải bồi thường thiệt hại cho Người mua. Ngày 03/06/1994, Người bán gửi văn bản cho Người mua yêu cầu giải quyết vấn đề giao hàng theo điều khoản bất khả kháng, Người bán không thể giao hàng được vì Cơng ty Ý khơng giao cho Người bán. Đồng thời yêu cầu Người mua hủy bỏ L/C theo hợp đồng đã ký.

Với vụ tranh chấp này, Trung tâm trọng tài CIETAC (China International Economic & Trade Arbitration Commission) cho rằng Người bán đã vi phạm Điều 72(1) CISG, theo đó với việc Người mua đã thừa nhận không thể giao hàng được và khả năng tìm nguồn cung ứng khác cũng rất thấp, đồng thời Người bán cũng đã yêu cầu Người mua thu xếp cho trường hợp không giao hàng được và đề nghị Người mua hủy L/C đã chứng tỏ Người mua chắc chắn sẽ gây ra một vi phạm cơ bản theo Điều 25 CISG, hay nói cách khác các nghĩa vụ cơ bản trong hợp đồng mua bán này là Người bán giao hàng và lấy tiền, Người mua nhận hàng và trả tiền sẽ không được diễn ra.

Bản fax ngày 02/06/1994 của Người bán gửi cho Người mua cho thấy rằng Người bán bày tỏ rõ ràng sẽ không thực hiện nghĩa vụ giao hàng của mình hay nói cách khác dù Người bán không sử dụng từ hủy hợp đồng hay tuyên bố hủy hợp đồng nhưng ý định hủy hợp đồng của Người bán là quá rõ. Với diễn biến này, theo Điều 72(3) CISG thì Người mua khơng cần phải thông báo hủy hợp đồng cho Người bán. Và việc Người mua yêu cầu Người bán bồi thường là hợp lý. Trung tâm trọng tài cũng cho rằng việc Người bán không giao hàng được cho Người mua do không có hàng từ Cơng ty Ý khơng phải là trường hợp bất khả kháng, việc Công ty Ý không giao hàng và sẽ bồi thường thiệt hại cho Người bán là một việc khác, không liên quan đến việc Người bán bồi thường cho Người mua.

Vụ tranh chấp “Key press machine”18

giữa Người bán Đức (nguyên đơn) với Người mua Thụy Sĩ (bị đơn). Theo hồ sơ vụ án thì Người bán bán cho Người mua

18

Pace Law School Institude of International Commercial Law , Germany 15 February 1995 Supreme Court (Key press machine), Tham khảo tại http://cisgw3.law.pace.edu/cases/950215g1.html , Truy cập ngày 10/09/2016.

máy in tem, được sản xuất bởi bên thứ ba tại Đức. Tiền hàng được thanh toán thành ba đợt. Các bên đồng ý rằng Người bán sẽ giữ lại quyền sở hữu hàng hóa đến khi Người mua trả xong lần cuối. Người mua đã thanh toán đợt thứ nhất. Trong thời gian này, Nhà sản xuất máy in tem ngừng việc giao hàng cho người Bán, tiếp theo đó tháng 10/1991, Nhà sản xuất giao hàng trực tiếp cho Người mua. Người mua từ chối thanh tốn hai đợt sau cho Người bán vì cho rằng Người bán khơng thể chuyển quyền sở hữu máy in tem khi mà Người bán không nhận quyền sở hữu trực tiếp từ Nhà sản xuất bởi vì ngừng việc giao hàng.

Tịa án tối cao Liên bang Đức cho rằng Người mua khơng có quyền hủy hợp đồng theo Điều 72 CISG. Khoản thời gian trong đó Người mua có thể tuyên bố hủy hợp đồng là trước ngày Người bán thực hiện nghĩa vụ, tuy nhiên sau khi chấp nhận máy vào tháng 10/1991 và qua thời gian phải thanh toán đợt cuối cho Người bán vào tháng 11/1991 thì Người mua mới viện dẫn Người bán vi phạm Điều 72, cụ thể thời gian này là tháng 03/1993. Bỏ qua việc xem xét liệu Người bán có vi phạm cơ bản hay không nếu Nhà sản xuất ngừng giao hàng trực tiếp, nếu Người mua muốn viện dẫn Điều 72 CISG để tuyên bố hủy hợp đồng thì Người mua phải thực hiện việc này ngay khi biết Nhà sản xuất ngừng giao hàng trực tiếp cho Người bán. Ngoài ra Người mua cũng mất quyền hủy hợp đồng theo Điều 49 CISG vì sự chậm trễ này. Vì lẽ đó, Tịa án tuyên Người mua phải thanh tốn tiền hàng cịn lại cho Người bán.

Nhận xét:

Từ thực tế vận dụng vi phạm HĐMBHH trước thời hạn theo Điều 72 CISG cho thấy:

Trong HĐMBHH, hai nghĩa vụ quan trọng nhất là nghĩa vụ thanh toán của người mua và nghĩa vụ giao hàng của người bán. Khi người mua không thanh tốn cho các hóa đơn trước đó và khơng cung cấp đảm bảo thanh toán ( vụ tranh chấp “Shoes”) hoặc bên mua khơng mở thư tín dụng (vụ tranh chấp “Scap Steel”) thì sẽ gây ra một vi phạm cơ bản theo Điều 25 CISG. Khi đó bên bị vi phạm có quyền áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng.

Khi có vi phạm HĐMBHH trước thời hạn mà hậu quả sẽ gây ra một vi phạm cơ bản thì bên bị vi phạm phải tuyên bố hủy hợp đồng trước thời điểm vi phạm cơ bản xảy ra trên thực tế, không thể tuyên bố hủy hợp đồng sau thời điểm này (vụ tranh chấp “Key press machine”).

Khi một bên tuyên bố rằng họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia khơng cần báo hủy hợp đồng cho bên tuyên bố biết (vụ tranh chấp “Compound fertilizer”).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn theo công ước viên 1980 so sánh và định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)