Các vụ tranh chấp vi phạm hợp đồng mua bán trước thời hạn theo Điều 71 Công ước Viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn theo công ước viên 1980 so sánh và định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 35 - 40)

vụ liên quan đến Khoản 2 Điều 73 (chiếm 0,35%). Sau đây Người viết xin trình bày một số vụ tranh chấp đã được Tòa án và Trọng tài các nước giải quyết.

2.1 Các vụ tranh chấp vi phạm hợp đồng mua bán trước thời hạn theo Điều 71 Công ước Viên. Công ước Viên.

Vụ tranh chấp “China Yituo Group Company v.Germany Gerhard Freyso LTD

GmbH & Co.KG”11 giữa Người bán Trung Quốc (nguyên đơn) và Người mua Đức (bị đơn). Cụ thể, ngày 02/08/1995 hai bên ký hợp đồng mua bán 200.000 cái cào (để cào cỏ, làm đất) bằng gang, với giá 900 DM (Deutsche Mark)/ton, thanh toán (30% trả trước, 70% trả trước 10 ngày xếp hàng), hàng hóa được giao nhiều đợt từ tháng 11/1995 đến hết tháng 12/1996.

Sau khi ký hợp đồng, Người mua kiểm tra hàng mẫu và kết luận rằng về cơ bản đã phù hợp, chỉ có một số chi tiết nhỏ cần sửa và thơng báo cho Người bán có

9

Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Thành công của Công ước Viên 1980, Tham khảo tại: http://www.trungtamwto.vn/node/1133, Truy cập ngày 03/09/2016. 10

Pace Law School Institude of International Commercial Law, CISG Database Country Case Schedule Tham khảo tại: http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/text/casecit.html, Truy cập ngày 03/09/2016

11

Pace Law School Institude of International Commercial Law, China Yituo Group Company v. Germany Gerhard Freyso LTD GmbH & Co. KG, Tham khảo tại http://cisgw3.law.pace.edu/cases/980622c1.html, Truy cập ngày 05/09/2016.

thể sản xuất ngay khi chỉnh sửa các chi tiết nhỏ này. Từ ngày 16/12/1995 đến 30/12/1995, Người mua đã giao hàng ba đợt và được thanh toán đúng qui định. Ngày 25/12/1995, Người mua gửi thư đến Người bán yêu cầu sửa đổi giá thành 1.92 DM/piece và thanh toán (30% trả trước 40 ngày xếp hàng, 70% cịn lại thanh tốn trước 14 ngày xếp hàng) và Người mua đã đồng ý sự thay đổi này.

Ngày 03/02/1996 và 10/02/1996, Người bán gửi 20.800 cái cào và 10.800 cái cào từ Zhenzhou (Trung Quốc) tới Rotterdam (Hà Lan). Tuy nhiên sau khi kiểm tra, Người bán phát hiện việc thanh tốn 30% hai lơ hàng này vào ngày 22/01/1996 và 30/01/1996 của Người mua đã khơng diễn ra. Do đó, Người bán yêu cầu Người mua thanh toán. Ngày 08/03/1996, Người mua đã fax thông báo cho Người bán rằng mình đã thanh tốn và u cầu Người bán thực hiện giao hàng. Sau khi nhận được sự từ chối thanh toán của Người mua, Người bán dừng cung cấp BL cho hai lô hàng trên và thông báo cho Người mua rằng mình sẽ bán lại hai lơ hàng trên cho Người mua khác. Người mua khơng thanh tốn sau đó và ngày 24/04/1996, Người mua đã fax cho Người bán chấp nhận đề nghị của Người mua bán hai lô hàng cho bên thứ ba khác. Tuy nhiên Người bán đã đệ đơn kiện lên Toà án.

Toà án cho rằng, Người mua đã khơng thanh tốn 30% tiền hàng vào ngày 22/01/1996 và ngày 30/01/1996 nên Người mua không thể yêu cầu Người bán giao hàng vào đầu tháng 02/1996 được và hành vi dừng cung cấp BL, không giao hàng của Người bán là đúng. Toà chấp thuận một số yêu cầu của Người bán là buộc Người mua trả thiệt hại giá hàng hoá, mất mát lợi ích có thể đạt được và một số thiệt hại khác.

Qua vụ tranh chấp này, Toà án đã đã quyết định đúng khi cho rằng Người mua đã vi phạm Điều 71 CISG. Cụ thể hành vi khơng thanh tốn 30% tiền hàng và một mực từ chối thanh toán của Người mua khi Người bán phát hiện ra đã là một dấu hiệu chắc chắn rằng Người mua sẽ khơng thanh tốn tiếp 70% tiền hàng, mặc dù nghĩa vụ thanh toán 70% tiền hàng này chưa tới hạn thực hiện. Sự chắc chắn sẽ không thực hiện này được củng cố khi ngày 24/04/1996, Người mua xác nhận cho Người bán bán hai lô hàng này cho bên thứ ba khác. Khi phát hiện Người mua khơng thanh tốn, Người bán đã thực hiện nghĩa vụ thông báo cho Người mua biết, và Người bán cũng thực hiện nghĩa vụ thông báo khi quyết định ngừng cung cấp BL cũng như sẽ bán hàng cho bên thứ ba. Với việc rõ ràng Người mua vi phạm HĐMBHH trước thời hạn và nghĩa vụ thông báo đầy đủ, Người bán ngừng thực hiện nghĩa vụ của mình dù hàng hố đã gửi đến Rotterdam là hoàn toàn hợp lý.

Vụ tranh chấp “Furniture”12 giữa Người bán Thụy Điển (nguyên đơn) và Người mua Đức (bị đơn). Theo đó các bên có mối quan hệ kinh doanh lâu dài, Người bán giao đồ gỗ tháo rời cho Người mua để phân phối ra thị trường xây dựng. Theo điều khoản thanh toán trong hợp đồng đã ký giữa hai bên thì Người mua phải thanh toán trước khi giao hàng cho Người bán. Ngày 06/01/1999, Người bán giao cho Người mua 122 giá sách. Ngày 27/01/1999, Người bán đã yêu cầu Người mua thanh toán cho đợt giao hàng ngày 06/01/1999 và gia hạn thêm thời gian thanh toán đến ngày 06/02/1999. Tuy nhiên, Người mua đã khơng thanh tốn và ngày 03/03/1999, Người mua gửi cho Người bán một danh sách khiếu nại, phàn nàn về khiếm khuyết các lô hàng giao giữa ngày 10/01/1999 và ngày 01/03/1999.

Liên quan đến vấn đề khiếm khuyết của hàng hóa, Người bán và Người mua đã gặp nhau tại Thụy Điển trong ngày 29 và 31/05/1998 để thảo luận về những thiếu sót liên quan đến mỗi lần giao hàng và thiệt hại phát sinh của Người mua. Các bên đã đồng ý rằng đối với những thiếu sót của hàng hóa thì Người mua vẫn giữ lại để phân phối, đồng thời sẽ giảm giá đối với sự thiếu sót này.

Trở lại lơ hàng ngày 06/01/1999, Người mua cho rằng mình có quyền khơng thanh tốn cho Người bán vì Người bán khơng thực hiện một phần chủ yếu nghĩa vụ của mình theo Điều 71 CISG. Tuy nhiên khác với quan điểm của Người mua, Tòa án đã phán quyết rằng Người bán đã khơng vi phạm và có quyền buộc Người mua thanh tốn giá trị lơ hàng cũng như lãi phát sinh.

Sở dĩ Tịa án phán quyết như trên vì Tịa án lập luận rằng Người mua có nghĩa vụ thanh toán trước, tức là Người mua phải thanh toán trước ngày Bên bán giao hàng là ngày 06/01/1999. Do đó, Người mua muốn tuyên bố Bên bán vi phạm HĐMBHH trước thời hạn theo Điều 71 CISG thì Người mua phải thơng báo ngừng việc giao hàng ngay lập tức sau khi hồn thành hóa đơn ngày 27/11/1998. Trên thực tế, Người mua đã không thực hiện điều này, thay vào đó chỉ fax một khiếu nại khiếm khuyết hàng hóa ngày 10/01/1999, vì vậy Người mua đã không thực hiện nghĩa vụ thông báo ngay lập tức như qui định tại khoản 3 Điều 71 CISG rằng “một bên nào ngừng việc thực hiện hợp đồng, khơng phụ thuộc vào việc đó xảy ra trước hay sau khi hàng gửi đi, thì phải gửi ngay một thơng báo về việc đó cho bên kia”. Ngoài ra, sau khi nhận hàng, Người mua đã phân phối ra thị trường và được thị

12

Pace Law School Institude of International Commercial Law, Furniture case, Tham

trường chấp nhận sau khi giảm giá vì khiếm khuyết của hàng hóa. Điều này chứng tỏ Người bán không thể không thực hiện một phần chủ yếu nghĩa vụ của mình như Điều 71 CISG đã qui định.

Vụ tranh chấp “Fashion goods (clothing)”13

giữa Người bán Hà Lan (bị đơn) và Người mua Bỉ (nguyên đơn). Người bán và Người mua đã ký hợp đồng cung cấp quần áo cho bộ sưu tập mùa đông. Ngày giao hàng là ngày 08/02/1994 và ngày 25/03/1994.

Trước khi hai bên ký hợp đồng cung cấp quần áo cho bộ sưu tập mùa đơng nói trên, giữa Người bán và Người mua cũng đã hợp tác để cung cấp quần áo cho bộ sưu tập mùa hè. Hàng hòa của vụ hợp tác này đã được giao cho người mua với hai hóa đơn, hóa đơn đầu tiên ngày 24/08/1993 và hóa đơn thứ hai ngày 27/08/1993. Trên hai hóa đơn này đều ghi Người mua thanh tốn trong vịng 30 ngày kể từ ngày phát hành hóa đơn. Tuy nhiên đến thời điểm Người bán giao hàng đợt đầu tiên cho bộ sưu tập mùa đơng, thì chỉ một phần tiền hàng của bộ sưu tập mùa hè được Người mua thanh toán.

Ngày 25/04/1994, Người bán gửi văn bản cho Người mua yêu cầu phải thực hiện nghĩa vụ thanh tốn cho lơ hàng đầu tiên đã giao trong bộ sưu tập mùa đông. Người mua cho rằng Người bán đã vi phạm hợp đồng vì đáng lẽ Người bán phải giao đợt hai bộ sưu tập mùa đông trước ngày 25/03/1994.

Đối với vụ tranh chấp này, Tịa án đã phán quyết Người bán có quyền khơng giao đợt hai bộ sưu tập mùa đơng vì Người bán đã vi phạm HĐMBHH trước thời hạn theo Điều 71-73 CISG, cụ thể Người mua đã chậm trễ nghiêm trọng trong việc thanh toán tiền hàng bộ sưu tập mùa hè mà Người bán đã giao hàng bảy tháng trước. Điều này chứng minh rằng khả năng thanh toán của Người mua bị khiếm khuyết nghiêm trọng, và Người mua khơng có khả năng thanh toán cho Người bán tiền hàng của bộ sưu tập mùa đơng. Vì những lý do trên, Người mua có quyền đình chỉ nghĩa vụ giao hàng đợt hai của bộ sưu tập mùa đông, đồng thời Người mua phải có nghĩa vụ thanh tốn tồn bộ số tiền cịn lại của bộ sưu tập mùa hè cũng như tiền hàng được giao đợt một của bộ sưu tập mùa đông.

13

Pace Law School Institude of International Commercial Law, J.P.S. BVBA v. Kabri Mode BV, Tham khảo tại http://cisgw3.law.pace.edu/cases/950301b1.html, Truy cập ngày 06/09/2016.

Vụ tranh chấp “Steel cable”14, theo đó các bên ký hợp đồng mua bán 2.000 tấn thép cuộn. Ngày giao hàng thỏa thuận ban đầu là ngày 10/03/2000, sau đó được chuyển sang ngày 21/02/2000. Sau hai ngày chậm trễ giao hàng, tức là ngày 23/02/2000, Người mua đưa ra thông điệp cho Người bán yêu cầu giao hàng và đề cập đến sự chậm sự chậm trễ giao hàng của Người bán làm ảnh hưởng thực hiện nghĩa vụ của Người mua đối với bên thứ ba. Sau đó hàng hóa đã được giao vào ngày 25/02/2000. Sau khi nhận hàng, Người mua liên lạc lại với Người bán để cảnh báo hậu quả của bất kỳ sự chậm trễ nào nữa trong việc cung cấp hàng trong tương lai, cụ thể là sự cần thiết phải chuyển sang nhà cung cấp khác hoặc giảm giá trị hóa đơn của Người bán. Sau khi nhận cảnh báo, Người bán thông báo cho chi nhánh tại Tây Ban Nha ngưng cung cấp hàng do nguy cơ Bên mua khơng thanh tốn, cụ thể Người bán đã tiến hành đơn phương đình chỉ giao hàng ngày 29/02/2000, mặc dù việc giao hàng sau đó đã được nối lại vào ngày 22/03/2000.

Tịa án cho rằng hành vi đơn phương đình chỉ thực hiện nghĩa vụ giao hàng ngày 29/02/2000 của Người bán khơng thỏa mãn Điều 71 CISG vì khơng có cơ sở để chứng minh rằng thơng tin liên lạc lặp đi lặp lại của Người mua về hậu quả của việc giao hàng chậm trễ là một dấu hiệu để cho thấy Người mua sẽ không thực hiện nghĩa vụ thanh tốn của mình. Do đó, Người bán phải bồi thường những thiệt hại từ hành vi giao hàng trễ và đình chỉ việc giao hàng ngày 29/02/2000.

Nhận xét:

Từ thực tiễn vận dụng vi phạm HĐMBHH trước thời hạn theo Điều 71 CISG, Người viết nhận thấy rằng:

Để kết luận sau khi hợp đồng được ký kết, một bên sẽ không thực hiện một phần chủ yếu những nghĩa vụ thì dấu hiệu khiếm khuyết nghiêm trọng hoặc cung cách chuẩn bị thực hiện nghĩa vụ của bên đó phải rõ ràng như việc một bên khơng thanh tốn trước một phần tiền hàng và một mực từ chối nghĩa vụ thanh toán (vụ tranh chấp “China Yituo Group Company v.Germany Gerhard Freyso LTD GmbH

& Co.KG”) hay Người mua chưa thanh toán đối với số nợ từ các hợp đồng trước

đây [vụ tranh chấp “Fashion goods (clothing)”]. Ngược lại nếu dấu hiệu không rõ

14

Pace Law School Institude of International Commercial Law, Spain 5 February 2004 Appellate Court Cantabria (Steel cable case , Tham khảo tại http://cisgw3.law.pace.edu/cases/040205s4.html , Truy cập ngày 10/09/2016.

ràng và chỉ dựa vào suy đốn chủ quan của một bên thì khơng thể xác định rằng bên kia sẽ vi phạm hợp đồng trước thời hạn (vụ tranh chấp “Steel cable”).

Khi vi phạm HĐMBHH trước thời hạn xảy ra, một bên muốn ngừng thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải thơng báo ngay cho bên kia, nếu khơng thì sẽ mất quyền ngừng thực hiện nghĩa vụ này (vụ tranh chấp “Furniture”).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn theo công ước viên 1980 so sánh và định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)