Sự cần thiết phải hoàn thiện qui định về vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn theo công ước viên 1980 so sánh và định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 49 - 54)

Như ở chương 1 Người viết đã phân tích, tại thời điểm được cho là vi phạm HĐMBHH trước thời hạn xảy ra thì thiệt hại có thể hiện hữu cho bên bị vi phạm ngay thời điểm đó và chắc chắn sẽ nặng nề hơn khi tới thời điểm nghĩa vụ phải thực hiện. Chính vì vậy việc pháp luật của các nước trên thế giới nói chung điều chỉnh loại vi phạm này sẽ góp phần ngăn chặn, hạn chế thiệt hại xảy ra, tạo ra sự công bằng cho bên bị vi phạm khi tham gia hoạt động mua bán hàng hoá và pháp luật Việt Nam nói riêng cũng khơng nên ngoại lệ khi từ chối điều chỉnh loại vi phạm hợp đồng trước thời hạn này. Việc ngăn chặn, hạn chế thiệt hại và tạo sự công bằng cũng đã được kiểm chứng qua thực tiễn áp dụng vi phạm hợp đồng trước thời hạn trong CISG mà Người viết đã trình bày ở chương 2.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam trước năm 2005, khơng có văn bản nào điều chỉnh loại vi phạm hợp đồng trước thời hạn. Do đó, việc xuất hiện lần đầu tiên trong BLDS 2005 và LTM là một bước tiến lớn của các nhà làm luật Việt Nam. Điều này cũng chứng tỏ các nhà làm luật Việt Nam thừa nhận cần điều chỉnh loại vi phạm này trong chế định hợp đồng. Tuy nhiên, Người viết cũng đã nhận xét mặc dù có qui định loại vi phạm hợp đồng trước thời hạn nhưng những qui định này trong BLDS và LTM hiện nay còn khá khiêm tốn và hạn chế, cụ thể Người viết xin đề cập sau đây.

3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện qui định về vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn hóa trước thời hạn

3.1.1 Luật thương mại chỉ thừa nhận vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn đối với hợp đồng giao hàng từng phần kèm theo một chế tài duy nhất là hủy bỏ hợp đồng.

Việc LTM chỉ thừa nhận “một bên không thực hiện nghĩa vụ đối với một lần giao hàng là cơ sở để bên kia kết luận rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với những lần giao hàng sau thì bên bị vi phạm có quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng sau đó” sẽ bỏ qua những trường hợp vi phạm trước thời hạn đối với hợp đồng khơng có qui định giao hàng từng phần. Điều này đồng nghĩa trong ví dụ tại mục 1.2.1 chương 1 của bài viết này, Công ty B sẽ không được

quyền hủy bỏ hợp đồng khi biết Công ty A sẽ không thực hiện được nghĩa vụ giao hàng của mình vì sản phẩm đã bị Cơ quan an tồn vệ sinh thực phẩm kiểm tra và cơng bố bị nhiễm độc chì. Cũng lấy ví dụ này, nếu hợp đồng có qui định giao hàng từng phần và nếu đợt giao hàng thứ nhất đã không được thực hiện do Cơ quan an toàn vệ sinh thực phẩm kiểm tra, cơng bố bị nhiệm độc chì thì LTM cho phép Công ty B được quyền hủy bỏ hợp đồng đối với các lần giao hàng sau. Như vậy cả hai trường hợp này, Công ty B chắc chắn sẽ không được nhận hàng như đã thỏa thuận và chắc chắn Công ty B sẽ bị thiệt hại thì thật khơng cơng bằng khi Cơng ty B chỉ được quyền hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp hợp đồng có qui định giao hàng từng phần, cịn hợp đồng khơng có qui định thì khơng được quyền. Ngồi khơng cơng bằng ra, việc không thừa nhận vi phạm hợp đồng trước thời hạn đối với hợp đồng khơng có qui định giao hàng từng phần sẽ làm cho bên bị vi phạm thiệt hại nặng nề hơn. Cụ thể trong ví dụ, nếu tại thời điểm Cơ quan an toàn vệ sinh thực phẩm công bố sản phẩm của Cơng ty A bị nhiễm độc chì, Cơng ty B tuyên bố hủy hợp đồng và ký hợp đồng với nhà cung cấp thay thế khác thì thiệt hại sẽ giảm thiểu hơn so với thời điểm Công ty A thực hiện nghĩa vụ giao hàng của mình.

Một vấn đề nữa liên quan đến qui định vi phạm hợp đồng trước thời hạn trong Luật thương mại như trên là sự cứng nhắc khi chỉ thừa nhận vi phạm trước thời hạn phải là vi phạm cơ bản và kèm theo đó là chế tài hủy bỏ hợp đồng. Người viết cho rằng áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng khi biết chắc chắn rằng sẽ có một vi phạm cơ bản xảy ra là hợp lý. Tuy nhiên, nếu sự vi phạm trước thời hạn sẽ gây ra một vi phạm khơng cơ bản thì sao? Để hiểu rõ hơn câu hỏi này, Người viết cũng lấy ví dụ tại mục 1.2.1 Chương 1 bài viết này. Giả sử trong hợp đồng giữa Cơng ty A và Cơng ty B có quy định ngày 07/09/2016 Cơng ty B phải thanh tốn trước cho Cơng ty A 30% giá trị hợp đồng hoặc Công ty B phải mở bảo lãnh thanh tốn cho Cơng ty A. Tuy nhiên sau khi ký hợp đồng, ngày 05/09/2016 Công ty B phát hiện nhiều khách hàng của Công ty A đã trả hàng lại cho Cơng ty A vì vấn đề chất lượng và Công ty B cũng đánh giá việc này sẽ ảnh hưởng đến nghĩa vụ giao hàng cho mình nhưng không đến mức độ một vi phạm cơ bản sẽ xảy ra. Trở lại câu hỏi vừa rồi, theo như CISG thì lúc này Cơng ty B có quyền tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ thanh toán trước 30% giá trị hợp đồng hoặc ngừng việc mở bảo lãnh thanh tốn cho Cơng ty A. Trong khi đó, LTM thì khơng cho phép điều này và đương nhiên lúc này Cơng ty B vẫn thanh tốn trước 30% hoặc mở bảo lãnh thanh tốn cho Cơng ty A. Việc không được quyền tạm ngừng thực thực hiện hợp đồng, đồng nghĩa Công ty B vẫn

phải thực hiện nghĩa vụ trước hạn của mình và phải chịu rủi ro cũng như thiệt hại càng nhiều khi mà khơng có sự bảo đảm nào để biết Cơng ty A sẽ thực hiện đúng nghĩa vụ giao hàng như đã thỏa thuận.

Với “sự chờ đợi” trong khái niệm vi phạm cơ bản của người bán đơn giản và dễ dàng xác định hơn so với người mua như Người viết đã đề cập đến ở chương 1 của bài viết này hay nói cách khác là vi phạm cơ bản của người bán khó xác định hơn so với vi phạm cơ bản của người mua thì qui định vi phạm trước thời hạn như LTM dường như trao cho người mua quyền quá lớn. Vì những lý do như thấy hàng hóa của người bán khác giá ưu đãi hơn, người mua có thể lợi dụng để hủy hàng loạt đơn hàng trong tương lai mặc dù khi xem xét khách quan thì việc khơng thực hiện nghĩa vụ trong lần giao hàng đầu tiên của người bán không gây ra vi phạm cơ bản đối với tất cả các lô hàng sau này hoặc vi phạm cơ bản xảy ra với lô hàng liền kề nhưng không xảy ra đối với các lô hàng sau nữa.

3.1.2 Bộ luật dân sự chỉ qui định hoãn thực hiện hợp đồng nếu tài sản hoặc khả năng thực hiện nghĩa vụ bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ.

So với qui định vi phạm hợp đồng trước thời hạn trong LTM, trong BLDS 2015 của Việt Nam không bắt buộc hợp đồng có qui định giao hàng từng phần hay không. Điều này đồng nghĩa vi phạm hợp đồng trước thời hạn có thể xảy ra đối với hợp đồng có qui định giao hàng từng phần và cả với hợp đồng giao hàng một lần. Như vậy so với LTM thì BLDS 2015 mở rộng hơn loại hợp đồng. Tuy nhiên so với CISG thì BLDS của Việt Nam còn những điểm hạn chế sau.

Thứ nhất BLDS, cụ thể là BLDS 2005 chỉ thừa nhận một lý do duy nhất để làm căn cứ xác định vi phạm hợp đồng trước thời hạn sẽ xảy ra là “tài sản của bên kia đã bị giảm sút nghiệm trọng”, mà tài sản theo Bộ luật này bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản khác. Với qui định này thì lý do Cơ quan an tồn vệ sinh thực phẩm cơng bố sản phẩm bị nhiễm chì như trong ví dụ tại mục 1.2.1 Chương 1 bài viết này sẽ không phải là căn cứ để Công ty B cho rằng Công ty A sẽ không thực hiện nghĩa vụ giao hàng của mình. Tương tự các lý do đã trình bày trong phần thực tiễn như một bên không cho biết địa chỉ giao hàng, không mở thư bảo lãnh thanh tốn,...cũng sẽ khơng được làm căn cứ để xác định vi phạm hợp đồng trước thời hạn. Sau hơn mười năm áp dụng, có lẽ nhận thấy sự hạn chế này nên BLDS mới đã mở rộng lý do này ra từ “tài sản của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng” sang “khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên kia đã bị giảm sút

nghiêm trọng”. Sở dĩ nói rằng lý do này được mở rộng vì khả năng thực hiện nghĩa vụ đã bao gồm tài sản và ngồi tài sản này thì khả năng có thể là nhân cơng, máy móc, kỹ thuật sản xuất,..Nói chung khi đem qui định này so sánh với “một sự khiếm khuyết nghiêm trọng trong khả năng thực hiện” của CISG thì có thể nhận thấy có sự tương đồng rõ rệt. Với qui định mới của BLDS 2015 thì sự việc Cơ quan an tồn vệ sinh thực phẩm cơng bố sản phẩm bị nhiễm chì như ví dụ trên có thể cho rằng đây là căn cứ để xác định một vi phạm hợp đồng trước thời hạn sẽ xảy ra vì sản phẩm bị nhiễm chì cho thấy khả năng của cơng ty sản xuất có vấn đề.

Thứ hai là khi xảy ra một bên có tài sản hoặc khả năng thực hiện nghĩa vụ bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết thì bên kia chỉ được quyền áp dụng chế tài hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạn trước của mình mà khơng được quyền áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng. Việc không cho phép áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng là điều bất cơng cho bên bị vi phạm vì khi biết chắc bên vi phạm sẽ khơng thực hiện nghĩa vụ và sự không thực hiện này sẽ gây ra một vi phạm trầm trọng như vi phạm cơ bản thì chế tài tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ sẽ làm thiệt hại xảy ra nhiều hơn với bên bị vi phạm. Điều này cũng trái với tinh thần ngăn chặn, hạn chế thiệt hại được qui định tại Điều 362 BLDS 2015, theo Điều này thì bên có quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để thiệt hại không xảy ra hoặc hạn chế thiệt hại cho mình. Như vụ việc sản phẩm nhiễm độc chì trong ví dụ trên, nếu ngay thời điểm Cơ quan an toàn vệ sinh thực phẩm kết luận và thông báo sản phẩm của Công ty A nhiễm độc chì, Cơng ty B được quyền hủy bỏ hợp đồng và tìm nhà cung cấp khác thay thế thì thiệt hại sẽ nhỏ hơn khi Cơng ty B chờ đến ngày giao hàng 30/09/2016, Công ty A vi phạm nghĩa vụ của mình thì lúc này Cơng ty B mới hủy bỏ hợp đồng.

Hạn chế thứ ba của BLDS cũng là hạn chế của LTM khi không thừa nhận trước khi một bên phải thực hiện nghĩa vụ đã tuyên bố rằng họ sẽ khơng thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên cịn lại được quyền hủy hợp đồng mà khơng cần thông báo. Một hợp đồng mua bán hàng hóa đã được giao kết đều thể hiện ý chí, mong muốn của các bên. Bên mua thì mong muốn nhận được hàng, bên bán thì mong muốn nhận được tiền. Khi một bên tun bố khơng cịn mong muốn, khơng cịn ý chí ban đầu như đã thỏa thuận thì chắc chắn các nội dung giao kết trong hợp đồng bị phá vỡ. Vì vậy, có thể xem một lời tuyên bố như thế là đủ căn cứ để một bên xác định một sự vi phạm trước thời hạn sẽ xảy ra. Để thấy rõ hạn chế này, Người viết đưa ra một ví dụ đã xảy ra trên thực tế ở Việt Nam, được Tiến sĩ Đỗ Văn Đại đề cập

đến23. Theo đó, ngày 28/08/2003, Công ty SXBB-HXK (sau đây gọi tắt là Người bán) ký hợp đồng với Công ty xuất nhập khẩu HT (sau đây gọi tắt là Người mua) để bán 300 tấn giấy Kraft sản xuất tại Nga. Ngày 18/11/2003, Người bán nhập về 310,712 tấn giấy Kraft, tuy nhiên do hai bên đang có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng trước đó nên Người bán khơng giao hàng cho Người mua ngay tại cảng Hải Phòng mà đem về quản lý tại kho ở Hà Nội.

Ngày 15/04/2004, hai bên ký phụ hợp đồng điều chỉnh lại số lượng, đơn giá, trị giá của hợp đồng và thời gian giao hàng trong vòng 02 tháng kể từ ngày 15/04/2004. Ngày 20/04/2004, hai bên tiến hành giao hàng với tổng khối lượng giấy bàn giao là 25,367 tấn, đồng thời Người bán yêu cầu Người mua lấy hết số hàng còn lại. Ngày 06/05/2004 và ngày 20/05/2004, Người mua gửi cơng văn nêu tình hình khó khăn khơng có điều kiện lấy hết số giấy mà hai bên đã cam kết. Ngày 19/05/2004, Người bán ký hợp đồng bán cho bên thứ ba số giấy còn lại. Với vụ tranh chấp này, Tịa án phán quyết Người bán khơng có quyền bán số hàng cịn lại cho bên thứ ba khác vì chưa hết thời gian giao hàng mà hai bên đã thỏa thuận là ngày 15/06/2016. Tòa án cũng cho rằng khi Người mua vi phạm nghĩa vụ nhận hàng, Người bán phải có nghĩa vụ bảo quản hàng hóa, trong trường hợp hàng hóa có thể bị hư hỏng thì Người bán mới có quyền bán số hàng đó để tránh thiệt hại. Tuy nhiên ở trường hợp này thì giấy Kraft khơng thuộc loại hàng hóa có thể hư hỏng ngay.

Tại thời điểm xét xử vụ kiện thì BLDS 2005 và LTM 2005 chưa có hiệu lực nên có thể nói phán quyết của Tịa án là phù hợp với LTM 1997 và BLDS 1995. Tuy nhiên, chúng ta thử xét xem nếu vụ tranh chấp này xảy ra khi LTM, BLDS 2005, BLDS 2015 có hiệu lực thì sẽ như thế nào? Do cả ba văn bản luật này không thừa nhận một tuyên bố khơng thực hiện nghĩa vụ của mình là căn cứ để xác định vi phạm HĐMBHH trước thời hạn xảy ra nên hành vi thơng báo vì điều kiện khó khăn nên khơng thể nhận số hàng cịn lại của Người mua không là căn cứ để Người bán hủy hợp đồng với Người mua và được phép bán số hàng còn lại cho bên khác mà Người bán phải đợi đến hết ngày 15/06/2016, khi mà Người mua không thực hiện nghĩa vụ lấy hàng. Việc phải đợi đến ngày 15/06/2016 là một thiệt thịi và bất cơng với Người bán vì Người bán đã đánh mất cơ hội bán hàng cho các bên thứ ba khác.

23

Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2008.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn theo công ước viên 1980 so sánh và định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)