Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn theo công ước viên 1980 so sánh và định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 54 - 58)

mua bán hàng hóa trước thời hạn.

Ngày 24 tháng 11 năm 2015 Chủ tịch Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã ký quyết định số 2588/2015/QĐ-CTN gia nhập Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Đây là một quyết định quan trọng, điều này đồng nghĩa sau khi chính thức gia nhập CISG thì những hạn chế của chế định vi phạm HĐMBHH trước thời hạn trong pháp luật Việt Nam sẽ được bù đắp bởi vi phạm HĐMBHH trước thời hạn trong CISG nếu như những hoạt động mua bán hàng hoá được điều chỉnh bởi CISG. Và với việc gia nhập CISG, các nhà làm luật Việt Nam cũng đang bắt đầu soạn thảo lại LTM trong nước cho phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, ngoài những hoạt động mua bán hàng hoá được điều chỉnh bởi CISG sau khi Việt Nam chính thức gia nhập Cơng ước này thì vẫn cịn một phần khơng nhỏ những hoạt động mua bán hàng hoá diễn ra dưới sự điều chỉnh của pháp luật trong nước. Vì vậy, với ý kiến riêng của mình, Người viết cho rằng pháp luật Việt Nam cần hoàn thiện theo định hướng cụ thể sau.

3.2.1 Qui định bổ sung áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng khi xảy ra vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn trong Bộ luật dân sự.

Như ở trên đã đề cập, với qui định tại khoản 1 Điều 411 “Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hỗn thực hiện nghĩa vụ, nếu khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ” thì BLDS 2015 tương ứng một phần chế định vi phạm hợp đồng trước thời hạn trong CISG, cụ thể tương ứng với Điều 71 của Cơng ước này. Vì là sự tương ứng một phần nên BLDS không bao quát hết các trường hợp có thể xảy ra như CISG đã dự liệu. Vì vậy, Người viết cho rằng trong BLDS cần bổ sung trường hợp vi phạm hợp đồng trước thời hạn mà sự vi phạm này

chắc chắn sẽ dẫn đến một vi phạm cơ bản thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng. Với sự bổ sung này, các bên tham gia hợp đồng sẽ linh hoạt

hơn trong cách xử sự của mình. Theo đó tùy vào mức độ vi phạm thì bên bị vi phạm có thể áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng và hủy hợp đồng.

3.2.2 Qui định bổ sung chế tài tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ và hủy bỏ hợp đồng đối với hợp đồng không qui định giao hàng từng phần trong Luật thương mại.

Cũng tương tự như trường hợp của BLDS, tại khoản 2 Điều 313 LTM qui định “trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ đối với một lần giao hàng là cơ

sở để bên kia kết luận rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với những lần giao hàng sau đó thì bên bị vi phạm có quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng sau này, với điều kiện là bên đó phải thực hiện quyền này trong thời gian hợp lý” đã làm cho LTM của Việt Nam tương đồng với CISG về trường hợp vi phạm hợp đồng trước thời hạn đối với hợp đồng giao hàng từng phần như khoản 2 Điều 73 CISG. Việc bó hẹp trường hợp áp dụng này trong LTM đã gây ra những hạn chế mà Người viết đã đề cập ở phần trên. Vì vậy, Người viết kiến nghị LTM nên quy định bổ sung một bên có quyền tạm hỗn thực hiện nghĩa vụ tới hạn trước

của mình nếu nhận thấy bên kia sẽ không thực hiện một phần chủ yếu nghĩa vụ của hợp đồng cho đến khi bên kia cung cấp bảo đảm đầy đủ cho việc thực hiện nghĩa vụ của họ và một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng nếu thấy hiển nhiên rằng bên kia sẽ gây ra một vi phạm cơ bản hợp đồng.

3.2.3. Thừa nhận tuyên bố của một bên sẽ không thực hiện nghĩa vụ là căn cứ xác định vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn xảy ra.

Như ở trên đã phân tích, việc CISG quy định tại khoản 3 Điều 72 rằng “nếu bên kia đã tuyên bố rằng họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình” thì bên cịn lại có thể hủy bỏ hợp đồng và khơng cần thơng báo cho bên kia biết” là hợp lý, sự hợp lý có thể thấy qua thực tiễn áp dụng trong vụ tranh chấp “Compound fertilizer” . Để chế định vi phạm hợp đồng trước thời hạn trong pháp luật Việt Nam hoàn thiện hơn, ngoài việc bổ sung ở hai phần kiến nghị trên, Người viết cho rằng cả trong BLDS và LTM nên thừa nhận tuyên bố của một bên sẽ không thực hiện nghĩa vụ đã thỏa

thuận là căn cứ xác định vi phạm hợp đồng trước thời hạn xảy ra.

3.2.4 Bổ sung yếu tố khách quan trong việc xác định vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn xảy ra.

Trong phần “các yếu tố xác định vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn”, Người viết đã từng đề cập đến yếu tố khách quan của các bên tham gia HĐMBHH khi xác định có vi phạm hợp đồng trước thời hạn xảy ra hay không. Yếu tố khách quan này rất quan trọng nhằm xác định sự phán đoán và kết luận của bên bị vi phạm có chủ quan hay khơng. Pháp luật Việt Nam có thể bổ sung yếu tố khách quan này bằng việc qui định “một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ nhận thấy được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự” khi xác định định vi phạm hợp đồng trước thời hạn xảy ra. Về ý nghĩa việc bổ sung yếu tố này có thể giúp cơng tác xét xử dễ dàng hơn. Cịn để ngăn chặn và hạn chế việc lạm dụng quyền để gây thiệt hại của các bên khi xác định vi phạm hợp đồng trước thời hạn, Người viết đồng ý với quan

điểm trong bài viết của Tiến sĩ Dương Anh Sơn24 là “nếu lo sợ rằng, một trong các bên có thể sử dụng các quyền của mình khi dự đốn vi phạm hợp đồng của phía bên kia sẽ đe dọa số phận của hợp đồng, thì để giải quyết vấn đề đó, chỉ cần quy định các điều kiện đủ chặt chẽ và cụ thể để thực hiện quyền đó”.

Kết luận chương 3

Qua phân tích những qui định về vi phạm HĐMBHH trước thời hạn trong CISG và pháp luật Việt Nam cũng như thực tiễn áp dụng loại vi phạm này trong CISG, chúng ta thấy rằng việc điều chỉnh vi phạm HĐMBHH trước thời hạn là cần thiết cho pháp luật Việt Nam. Khi có sự điều chỉnh thì lúc vi phạm HĐMBHH trước thời hạn xảy ra, những thiệt hại mới được ngăn chặn và hạn chế và tạo sự cơng bằng cho bên bị vi phạm. Ngồi sự cần thiết điều chỉnh loại vi phạm này, pháp luật Việt Nam đặc biệt cần phải hồn thiện hơn vì với những qui định hiện nay vẫn cịn tồn tại những bất cập, thiếu linh hoạt và gây mất công bằng cho bên bị vi phạm, điển hình như BLDS 2015 không cho phép bên bị vi phạm được quyền huỷ bỏ hợp đồng khi bên vi phạm sẽ gây ra hậu quả, thiệt hại đến mức vi phạm cơ bản hợp đồng sẽ xảy ra hoặc LTM chỉ áp dụng vi phạm hợp đồng trước thời hạn đối với hợp đồng giao hàng từng phần.

Việc Việt Nam gia nhập CISG sẽ là sự kiện quan trọng đối với hoạt động mua bán hàng hoá của các doanh nghiệp và sẽ là một cách hoàn thiện tốt nhất cho những hạn chế, bất cập của vi phạm HĐMBHH trước thời hạn trong pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên không phải mọi hoạt động mua bán hàng hoá điều được điều chỉnh bởi CISG sau khi Việt Nam gia nhập cơng ước này nên việc hồn thiện chế định vi phạm hợp đồng trước thời hạn vẫn là điều cần thiết.

24

Dương Anh Sơn, Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4(216) năm 2006

KẾT LUẬN

Trải qua ba chương của luận văn này, các câu hỏi nghiên cứu đã lần lượt được giải đáp. Với câu hỏi nghiên cứu thứ nhất, vi phạm HĐMBHH được khái niệm là việc một bên vì sự khiếm khuyết hay sự giảm sút nghiêm trọng trong khả năng thực hiện nghĩa vụ dẫn đến việc sẽ không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không đúng nghĩa vụ đã thoả thuận hoặc đã được pháp luật qui định và bên kia cũng thấy được điều này mặc dù nghĩa vụ trên chưa tới thời hạn thực hiện. Những qui định của CISG và pháp luật Việt Nam đã cho thấy loại vi phạm này có hai đặc điểm và ba yếu tố xác định. Cụ thể hai đặc điểm là hành vi không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không đúng nghĩa vụ chưa xảy ra và loại vi phạm hợp đồng trước thời hạn mang tính tiên liệu, dự đón. Cịn ba yếu tố xác định là yếu tố có dấu hiệu, bằng chứng sẽ gây ra vi phạm, khả năng dự đón hậu quả xảy ra và hậu quả, thiệt hại sẽ xảy ra. Tương ứng với những mức độ thiệt hại sẽ xảy ra, bên bị vi phạm có thể áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng.

Với câu hỏi nghiên cứu thứ hai, thơng qua các vụ tranh chấp điển hình đã được Tồ án và Trung tâm trọng tài các nước thụ lý và giải quyết thì sự hợp lý, linh hoạt và công bằng của vi phạm HĐMBHH trước thời hạn trong CISG đã kiểm chứng. Các yếu tố xác định vi phạm đã được cụ thể hoá như dấu hiệu, bằng chứng sẽ gây ra vi phạm là việc bên mua khơng thực hiện thanh tốn trước một phần tiền hàng, khơng thanh tốn tiền hàng từ các hợp đồng trước, khơng mở thư tín dụng,...Ngược lại số vụ tranh chấp liên quan đến vi phạm HĐMBHH trước thời hạn trong CISG, loại vi phạm này trong pháp luật Việt Nam chưa được kiểm chứng bằng các vụ án cụ thể nào.

Với câu hỏi nghiên cứu thứ ba, Người viết đưa câu trả lời là pháp luật Việt Nam cần điều chỉnh vi phạm HĐMBHH trước thời hạn vì sự điều chỉnh giúp ngăn chặn, hạn chế thiệt hại xảy ra và tạo sự công bằng cho bên bị vi phạm. Nếu loại vi phạm này chưa được kiểm chứng bằng những vụ án cụ thể ở Việt Nam thì ngược lại nó đã được Tồ án và Trung tâm trọng tài các nước áp dụng một cách hiệu quả, giải quyết thoả đáng quyền lợi của các bên khi có tranh chấp xảy ra. Ngồi việc cần thiết điều chỉnh thì với những hạn chế hiện tại trong BLDS 2015, LTM cũng rất cần hoàn thiện thiện hơn để tạo sự công bằng cho các bên tham gia hoạt động mua bán hàng hoá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn theo công ước viên 1980 so sánh và định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)