Các vụ tranh chấp vi phạm hợp đồng mua bán trước thời hạn theo Điều 73(2) Công ước Viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn theo công ước viên 1980 so sánh và định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 44 - 49)

73(2) Công ước Viên.

Vụ tranh chấp “Sarl BRI Production “Bonaventure”19 v Société Pan African Export” giữa Người bán Pháp (bị đơn) và Người mua Hoa Kỳ (nguyên đơn). Theo vụ tranh chấp thì Người bán là một nhà sản xuất quần jean, ký hợp đồng bán một số lượng nhất định hàng hóa cho Người mua có trụ sở tại Hoa Kỳ. Hợp đồng chỉ định quần jean sẽ được gửi đến Nam Mỹ và Châu Phi. Trong suốt thời gian đàm phán hợp đồng và thời gian theo dõi thực hiện hợp đồng, Người bán đã nhiều lần và khăng khăng đòi Người mua cung cấp giấy tờ thể hiện địa điểm đến của hàng hóa. Tuy nhiên Người mua vẫn không cung cấp, dẫn đến lần giao hàng thứ hai, hàng hóa được chuyển đến Tây Ban Nha. Sau sự việc này, Người bán từ chối duy trì mối quan hệ thương mại với Người mua và không tiến hành giao hàng lần sau.

Tòa án tại Pháp dựa vào Điều 8(1) CISG kết luật rằng Người mua đã không tôn trọng mong muốn của Người bán, cụ thể là để biết đích đến của hàng hóa. Chính thái độ này làm cho Người bán khơng đạt được mục đích giao hàng, do đó cấu thành một vi phạm cơ bản. Theo Điều 73(2) CISG, lúc này Người mua đã không thực hiện nghĩa vụ liên quan đến lô hàng chuyển tới Tây Ban Nha và chắc chắn sẽ có một sự vi phạm cơ bản đến các lô hàng sẽ giao được trong tương lai nên Người bán có quyền tuyên bố hủy hợp đồng với các lô hàng sau đó. Đồng thời Người mua phải bồi thường thiệt hại cho Người bán, cụ thể là 10,000 Francs Pháp.

Vụ tranh chấp “Sour Cherries”20

giữa Người bán Hungary và Người mua Áo. Người mua và Người bán ký hợp đồng mua bán quả Cherry. Sau khi ký hợp đồng, Người bán đã giao một phần hàng hóa mặc dù khi đó giá Cherry đã tăng đáng kể. Người bán đã sẵn lòng chịu những thiệt hại của sự tăng giá cho hàng hóa đã giao,

19

Pace Law School Institude of International Commercial Law, France 22 February 1995 Appellate Court Grenoble (BRI Production "Bonaventure" v. Pan African Export) Tham khảo tại http://cisgw3.law.pace.edu/cases/950222f1.html, Truy cập ngày 08/09/2016. 20

Pace Law School Institude of International Commercial Law, Hungary 25 May 1999 Budapest Arbitration proceeding Vb 97142 (Sour cherries case) Tham khảo tại http://cisgw3.law.pace.edu/cases/990525h1.html, Truy cập ngày 08/09/2016.

nhưng chấm dứt hợp đồng đối với hàng hóa chưa giao. Người bán khẳng định rằng Người mua đã đồng ý miệng việc chấm dứt này. Tuy nhiên Người mua từ chối việc đã đồng ý chấm dứt hợp đồng và tuyên bố không trả tiền hàng hóa được giao. Người mua cho rằng việc khơng giao hàng hóa cịn lại theo hợp đồng đã gây thiệt hại nhiều hơn giá trị hàng hóa đã nhận được. Ngược lại Người bán cho rằng Người mua phải thanh toán tiền hàng hóa đã giao và Người mua khơng thiệt hại bởi hàng hóa khơng giao.

Trung tâm trọng tài Budapest cho rằng việc Người bán tuyên bố chấm dứt hợp đồng đối với các lô hàng sau sẽ cấu thành một vi phạm cơ bản theo Điều 25 CISG và Điều 73(2) CISG đối với các lơ hàng giao sau này. Do đó Người mua có quyền hủy bỏ hợp đồng đối với các lô hàng sau và Người bán phải bồi thường một phần thiệt hại mà Người mua yêu cầu. Đổi lại Người mua phải thanh toán tiền hàng đã nhận từ Người bán.

Vụ tranh chấp “Mushrooms”21 giữa Người bán Hungary và Người mua Áo. Người bán và Người mua đã có một mối quan hệ kinh doanh khá lâu dài ký một hợp đồng, theo đó Người bán phải thực hiện giao nấm cho Người mua. Người mua sẽ đảm bảo thanh toán cho việc giao hàng bằng một bảo lãnh ngân hàng có giá trị đến một ngày nhất định. Tuy nhiên, khi Người bán đã giao hàng, việc bảo lãnh ngân hàng đã không được thực hiện như thỏa thuận trước. Không nhận được bảo lãnh ngân hàng, Người bán đã tuyên bố ngừng giao hàng những lô hàng trong tương lai và tuyên bố hủy hợp đồng. Một ngày sau đó, các bên đồng ý Người bán sẽ tiếp tục giao hàng với điều kiện Người mua cung cấp bảo lãnh như yêu cầu. Cuối cùng Người bán cũng nhận được bảo lãnh ngân hàng nhưng bảo lãnh này hết hiệu lực, điều này đồng nghĩa bảo lãnh khơng có giá trị. Vì vậy Người bán đã kiện yêu cầu Người mua thanh toán tiền hàng đã giao cũng như lãi số tiền chậm trả.

Tiếp nhận vụ kiện, Trung tâm trọng tài Budapest cho rằng Người mua đã vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn theo Điều 73(2) CISG vì nghĩa vụ thanh tốn đã khơng được đảm bảo đối với hàng hóa đã giao, điều này gây ra một vi phạm cơ bản đối với các lơ hàng sẽ được giao trong tương lai. Do đó Người bán có

21

Pace Law School Institude of International Commercial Law , Hungary 17 November 1995 Budapest Arbitration proceeding Vb 94124 (Mushrooms case) Tham khảo tại http://cisgw3.law.pace.edu/cases/951117h1.html, Truy cập ngày 08/09/2016.

quyền tuyên bố hủy hợp đồng đối với các lơ hàng sau đó và Người mua phải có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng đã giao và chịu lãi suất với số tiền chậm trả.

Vụ tranh chấp “Bermuda shorts case”22

giữa Người bán Tây Ban Nha (bị đơn) và Người mua Đức (nguyên đơn) liên quan đến việc mua bán quần Short . Theo đó Người bán sẽ bán cho Người mua quần Short để bán cho thị trường Ai Cập và Iran. Hợp đồng quy định trả tiền trước và Người mua đã thực hiện xong nghĩa vụ này. Tuy nhiên Người bán không giao hàng và tiến hành hủy hợp đồng vì cho rằng Người mua đã vi phạm nghĩa vụ chỉ bán hàng trong thị trường Trung Đông, cụ thể hàng may mặc từ các hợp đồng trước đó đã được phát hiện tại Nhật Bản.

Tịa án tại Bacelona, Tây Ban Nha cho rằng hợp đồng chỉ qui định hàng hóa được bán tại thị trường Trung Đơng mà khơng có qui định Người mua phải có nghĩa vụ kiểm tra, giám sát các chuỗi bán hàng sau khi Người mua giao cho nên khơng có cơ sở chứng minh hàng may mặc xuất hiện ở Nhật Bản là do Người mua gây ra. Hơn nữa Người bán không thể tuyên bố hủy hợp đồng dựa vào việc vi phạm các hợp đồng trước theo Điều 73(2) CISG được vì trong hợp đồng mà Người bán tuyên bố hủy có qui định chỉ giao hàng một lần. Còn các chuyến giao hàng trước đây thuộc các hợp đồng khác. Vì những lý do trên, Tịa án tun Người bán đã vi phạm nghĩa vụ giao hàng của mình và buộc phải bồi thường thiệt hại cho Người mua.

Nhận xét:

Từ thực tiễn vận dụng vi phạm HĐMBHH trước thời hạn theo Điều 73(2) CISG, Người viết thấy rằng:

HĐMBHH bị vi phạm trước thời hạn theo Điều 73(2) phải là hợp đồng trong đó hàng hóa được giao nhiều lần. Việc vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với các lần giao hàng trong tương lai. Còn hợp đồng chỉ qui định giao hàng một lần thì khơng thể xảy ra vi phạm trước thời hạn theo Điều 73(2) (vụ tranh chấp “Bermuda shorts case”), mà chỉ có thể là vi phạm trước thời hạn theo Điều 72 CISG.

Một bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa có thể áp dụng chế tài hủy hợp đồng đối với các lô hàng sẽ được giao trong tương lai khi bên kia không thực hiện nghĩa vụ đối với một lần giao hàng như không cung cấp địa chỉ giao hàng (vụ tranh chấp “Sarl BRI Production “Bonaventure”) hay không mở bảo lãnh ngân hàng để

22

Pace Law School Institude of International Commercial Law, Spain 22 May 2006 District Court Badalona (Bermuda shorts case), Tham khảo tại http://cisgw3.law.pace.edu/cases/060522s4.html , Truy cập ngày 09/09/2016.

bảo đảm nghĩa vụ thanh tốn (vụ tranh chấp “Mushrooms”) hay bên đó đã tun bố sẽ khơng thực hiện giao hàng (vụ tranh chấp “Sour Cherries”).

Kết luận chương 2

Từ khi có hiệu lực cho đến nay, chế định vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn trong CISG đã được Tòa án và Trung tâm trọng tài các nước áp dụng để giải quyết các vụ tranh chấp. Qua các vụ án điển hình đã trình bày như trên, chúng ta có thể đúc kết một số kinh nghiệm từ thực tiễn sau:

Thứ nhất là yếu tố có dấu hiệu, bằng chứng sẽ gây ra vi phạm hợp đồng trước thời hạn. Cụ thể các dấu hiệu, bằng chứng này phải rõ ràng như bên mua đã khơng thanh tốn trước một phần tiền hàng cho bên bán khi hợp đồng qui định thanh tốn nhiều đợt, đợt đầu có thể là 30% tiền hàng, đợt sau có thể là 70% tiền hàng. Hoặc bên mua chưa thanh toán đối với số nợ từ các hợp đồng trước đây, và đối với hợp đồng hiện tại cũng thanh tốn trễ so với cam kết. Hoặc bên mua khơng thanh tốn các hóa đơn trước đó, khơng cung cấp bảo đảm thanh tốn, khơng mở thư tín dụng cho bên bán. Hoặc bên mua không cung cấp địa chỉ giao hàng cho bên bán biết mặc dù bên bán đã yêu cầu nhiều lần. Ngược lại dấu hiệu, bằng chứng sẽ gây ra vi phạm hợp đồng trước thời hạn khơng rõ ràng, chỉ dựa vào sự suy đốn chủ quan như chỉ dựa vào việc cảnh báo của bên mua sẽ không thanh toán cho bên bán nếu bên bán tiếp tục giao hàng trễ mà bên bán đã cho rằng bên mua chắc chắn sẽ không thực hiện nghĩa thanh toán và ngừng giao hàng thì sẽ khơng được chấp nhận.

Thứ hai là yếu tố hậu quả, thiệt hại sẽ xảy ra khi có vi phạm hợp đồng trước thời hạn. Đối với hậu quả, thiệt hại sẽ gây ra vi phạm chủ yếu đến hợp đồng, vi phạm chủ yếu đến hợp đồng đối với các lơ hàng sau thì qua các vụ án, các Tịa án và Trung tâm trọng tài xác định vi phạm chủ yếu sẽ xảy ra là việc bên bán sẽ khơng nhận được tiền thanh tốn từ bên mua hoặc bên mua sẽ không nhận được hàng từ bên bán (chưa đề cập đến số lượng, chất lượng hàng hóa) hoặc bên bán sẽ không giao hàng được cho bên mua do lỗi của bên mua, từ đó dẫn đến việc mong đợi giao hàng hoàn tất để được nhận tiền thanh toán của bên bán sẽ không đạt được. Tuy nhiên đối với hậu quả, thiệt hại là một phần chủ yếu những nghĩa vụ sẽ không được thực hiện thì qua các vụ án được Tịa án và Trung tâm trọng tài áp dụng theo Điều 71 CISG vẫn chưa được phân biệt rõ ràng vì cũng cùng một hành vi của bên mua dẫn đến hậu quả sẽ khơng thanh tốn cho bên bán nhưng ở các vụ án này, Tòa án và Trung tâm trọng tài chỉ xác định vi phạm hợp đồng trước thời hạn theo Điều 71 CISG, mà không theo Điều 72 CISG.

Thứ ba là CISG thừa nhận một bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa tuyên bố sẽ không thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận là căn cứ để bên kia xác định vi phạm HĐMBHH trước thời hạn xảy ra. Khi đó bên bị vi phạm có quyền hủy bỏ hợp đồng mà khơng cần thông báo cho bên đã tuyên bố biết.

Với những kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn như trên, có thể thấy vi phạm HĐMBHH trước thời hạn trong CISG đã tạo được sự công bằng cho bên bị vi phạm và ngăn chặn, hạn chế thiệt hại xảy ra. Trong khi đó, từ khi thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2005 đến nay, chưa ghi nhận được vụ tranh chấp nào liên quan đến vi phạm HĐMBHH trước thời hạn được Toà án hoặc Trung tâm trọng tài thụ lý và giải quyết nên việc đúc kết lấy kinh nghiệm từ thực tiễn gần như khơng có.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn theo công ước viên 1980 so sánh và định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)