ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ THANG ĐO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của niềm tin và công bằng đến hành vi công dân tổ chức của nhân viên nghiên cứu tại TPHCM (Trang 41 - 44)

Các thang đo đo lường những khái niệm nghiên cứu được kiểm định sơ bộ bằng phương pháp định lượng trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. Đánh giá sơ bộ thang đo nhằm loại bỏ những biến quan sát không đạt yêu cầu. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha sau khi các thang đo này đã được điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính sơ bộ. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

được sử dụng để đánh giá sơ bộ tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo. Phân tích EFA trong toàn bộ nghiên cứu này sử dụng phương pháp PCA – Principal Axis Factoring với phép quay Promax và điểm dừng khi trích các yếu tố với Eigenvalue là 1.

3.3.1. Niềm tin

Khái niệm niềm tin trong nghiên cứu này là một khái niệm bậc cao với hai thành phần, đó là: niềm tin vào lãnh đạo (ký hiệu – TIM) và niềm tin vào tổ chức (ký hiệu – TIO).

Thang đo niềm tin vào lãnh đạo được đo lường bởi bảy biến quan sát, ký hiệu từ TIM1 đến TIM4, TIM6 và TIM7. Thang đo có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là .879. Với các hệ số tương quan biến – tổng (hiệu chỉnh) đều lớn hơn .30. Hệ số tương quan biến – tổng nhỏ nhất là của biến TIM4 với giá trị là .589.

Thang đo niềm tin vào tổ chức được đo lường bởi năm biến quan sát, ký hiệu TIO2, TIO3, TIO4, TIO6 và TIO7 (hai biến TIO1 và TIO5 đã được loại bỏ khi thực hiện nghiên cứu định tính sơ bộ, xem 3.2.1.2.). Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là .877. Thêm vào đó, các hệ số tương quan biến – tổng (hiệu chỉnh) đều cao. Hệ số tương quan biến – tổng thấp nhất là .603 của biến đo lường TIO2.

Kết quả phân tích EFA cho thấy có hai nhân tố được trích với tổng phương sai trích là 57% tại Eigenvalue là 3.026. Nhân tố thứ nhất (TIM) có hệ số tải nhân tố (factor loadings) nhỏ nhất là .616 và nhân tố thứ hai (TIO) có hệ số tải nhân tố nhỏ nhất là .656. Như vậy, các biến quan sát này sẽ được sử dụng để đo lường niềm tin trong nghiên cứu chính thức.

3.3.2. Cơng bằng

Như đã được trình bày cụ thể trong chương 2, khái niệm công bằng là một khái niệm đa hướng với bốn thành phần: cơng bằng chính sách (ký hiệu: PRJ), cơng bằng phân bổ (ký hiệu: DIJ), công bằng tương tác (ký hiệu: ITJ), công bằng thông tin (ký hiệu: IFJ).

Thành phần cơng bằng chính sách được đo lường bởi sáu biến quan sát, ký hiệu từ PRJ1 đến PRJ5 và PRJ7 (kết quả thảo luận nhóm đã loại biến PRJ6, xem

3.2.2). Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là .877. Hệ số tương quan biến – tổng (hiệu

chỉnh) của biến PRJ1 là .365 (thấp nhất).

Thành phần công bằng phân bổ được đo lường bởi bốn biến quan sát, ký hiệu từ DIJ1 đến DIJ4. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo này là .904. Ngoài ra, các hệ số tương quan biến – tổng (hiệu chỉnh) đều rất cao, thấp nhất là .725 của biến DIJ4.

Thành phần công bằng tương tác được đo lường bởi bốn biến quan sát, ký hiệu từ ITJ1 đến ITJ4. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhận được là .863. Hệ số tương quan biến – tổng (hiệu chỉnh) thấp nhất có giá trị .677 là của biến ITJ4.

Thành phần công bằng thông tin được đo lường bởi năm biến quan sát, ký hiệu từ IFJ1 đến IFJ5. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho thành phần này là .898. Với giá trị thấp nhất .547 là hệ số tương quan biến – tổng (hiệu chỉnh) của IFJ5.

Kết quả phân tích EFA cho thấy có bốn nhân tố được trích với tổng phương sai trích đạt 68% tại Eigenvalue là 1.656. Nhân tố 1 (PRJ) có trọng số của biến PRJ1 là thấp nhất (.407). Nhân tố 2 (IFJ), nhân tố 3 (DIJ) và nhân tố 4 (ITJ) thì có trọng số của tất cả các biến đều lớn hơn .50. Trọng số nhỏ nhất của nhân tố 2, 3 và 4 lần lượt là .616 (IFJ2), .688 (DIJ4) và .741 (ITJ3). Vì vậy, tất cả các biến quan sát của thang đo này đều được dùng cho nghiên cứu chính thức.

3.3.3. Hành vi cơng dân tổ chức

Tác giả nghiên cứu khái niệm hành vi công dân tổ chức với hành thành phần, đó là: hành vi công dân hướng vào cá nhân (ký hiệu: OBI) và hành vi công dân hướng vào tổ chức (OBO).

Hành vi công dân hướng vào cá nhân được đo lường bởi bảy biến quan sát, ký hiệu từ OBI1 đến OBI7. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo này là

.872. Hệ số tương quan biến – tổng (hiệu chỉnh) đều lớn hơn .30, thấp nhất là .505 của biến quan sát OBI6.

Hành vi công dân hướng vào tổ chức được đo lường bởi bảy biến quan sát, ký hiệu từ OBO1 đến OBO7. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt .886. Hệ số tương quan biến – tổng (hiệu chỉnh) thấp nhất là .487 của biến đo lường OBO3.

Phân tích EFA rút được hai nhân tố với tổng phương sai trích là 55% tại Eigenvalue là 3.089. Nhân tố 1 (OBO) có trọng số nhỏ nhất là .561 (OBO3) và nhân tố 2 (OBI) có trọng số nhỏ nhất là .590 (OBI6). Do đó, tất cả các biến quan sát được đưa vào sử dụng cho nghiên cứu chính thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của niềm tin và công bằng đến hành vi công dân tổ chức của nhân viên nghiên cứu tại TPHCM (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)