Các yếu tố tác động tới thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố đặc trưng tới thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 25)

Có hai xu hướng chính trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Một xu hướng chỉ tập trung vào các yếu tố đặc trưng của ngân hàng, như: quy mô, vốn, tỷ lệ cho vay, chất lượng tài sản, hiệu quả hoạt động, cấu trúc sở hữu... Xu hướng còn lại chia các yếu tố ảnh hưởng tới thanh khoản ngân hàng làm hai nhóm là nhóm yếu tố đặc trưng ngân hàng và nhóm các yếu tố vĩ mơ (như tăng trưởng, lạm phát, thay đổi cung tiền, tỷ lệ thất nghiệp...). Nghiên cứu này chỉ tập trung vào các yếu tố đặc trưng của ngân hàng.

2.4.1 Quy mô ngân hàng và thanh khoản

Quy mô ngân hàng ảnh hưởng đến chiến lược quản lý thanh khoản của ngân hàng, qua đó tác động đến khả năng thanh khoản. Về mặt lý thuyết theo quy mơ thì ngân hàng lớn hơn sẽ có thanh khoản tốt hơn; do có tổng tài sản lớn hơn, danh tiếng tốt hơn, mạng lưới rộng khắp, khả năng tiếp cận thị trường liên ngân hàng tốt hơn, khả năng đàm phán giá tốt hơn và cũng nhận được sự quan tâm hỗ trợ nhiều hơn từ ngân hàng trung ương. Ngược lại, với những bằng chứng rõ ràng, Vodova (2011) lại cho rằng các ngân hàng lớn hơn thì thanh khoản lại kém hơn. Theo lý thuyết “quá lớn để thất bại”, vai trò của người cho vay cuối cùng đã dẫn đến vấn đề rủi ro đạo đức, các ngân hàng lớn hơn có ít động cơ nắm giữ tài sản thanh khoản hơn, sẵn sàng chấp nhận rủi ro nhiều hơn.

Các nghiên cứu thực nghiệm đều xem xét quy mô ngân hàng ở góc độ tổng tài sản. Nghiên cứu của Malik và Rafique (2013), Melese và Laximikantham (2015) cho thấy: quy mô tổng tài sản tác động cùng chiều với thanh khoản. Còn nghiên cứu của Vodova (2011) thì thấy mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và thanh khoản của nó là khơng rõ ràng. Tại Việt Nam, nghiên cứu thực nghiệm của Trương Quang Thơng (2013) cho rằng tổng tài sản có tác động phi tuyến đến rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, nhìn vào diễn biến tình hình thanh khoản của các NHTM Việt Nam thời gian qua, Vũ Đình Ánh (2011) và Trần Phan Huy Hiệu (2015) cho rằng

rủi ro thanh khoản bắt nguồn từ các ngân hàng nhỏ và gây tác động lan truyền cho toàn hệ thống.

Giả thuyết 1: Quy mô ngân hàng tác động cùng chiều với thanh khoản của các ngân hàng.

2.4.2 Vốn chủ sở hữu và thanh khoản

Nhiều quy định hiện hành đưa ra những yêu cầu chặt chẽ về vốn như một cách giảm thiểu rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Nhiều lý thuyết cũng dự báo rằng vốn tăng thanh khoản ngân hàng qua khả năng hấp thụ rủi ro. Theo lý thuyết hấp thụ rủi ro, vốn cao hơn cải thiện khả năng của ngân hàng trong việc tạo thanh khoản (Al-Khouri, 2012). Ngân hàng có thể sử dụng nhiều nguồn tài trợ khác nhau để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của họ. Vốn được xem là nguồn quỹ tự có, khác những khoản tiền vay mượn như tiền gửi. Nguồn vốn tự có này là những loại như vốn cổ phần và lợi nhuận để lại. Đặc điểm chính của vốn là đại diện cho khả năng của ngân hàng để hấp thụ rủi ro. Nhiều hoạt động của ngân hàng được tài trợ từ tiền gửi của khách hàng và các khoản vay mượn khác mà sẽ phải hoàn trả. Nếu một ngân hàng tài trợ hoàn toàn từ những khoản vay mượn như thế, mà khơng có vốn, thì khi xảy ra thua lỗ ở bất cứ thời điểm nào, nó cũng khơng thể hồn trả những người mà nó đã vay mượn - nó mất khả năng trả nợ. Nhưng nếu một ngân hàng có vốn gây ra thua lỗ, nó chỉ đơn giản bị giảm cơ sở vốn của mình – nó vẫn có khả năng trả nợ (Farag, Harland, Nixon, 2013). Coval và Thakor (2005) nhấn mạnh rằng vốn ngân hàng hấp thụ rủi ro và mở rộng khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng.

Bên cạnh đó, yêu cầu về vốn chủ sở hữu cũng làm giảm rủi ro thanh khoản thông qua việc làm giảm rủi ro đạo đức. Khi ngân hàng sử dụng nhiều hơn nguồn vốn đóng góp của các cổ đơng thì cũng sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn trong việc sử dụng vốn hiệu quả và thận trọng hơn trong các quyết định chấp nhận rủi ro của mình.

Bunda và Desquilbet (2008) trong nghiên cứu về 1107 NHTM ở các nền kinh tế mới nổi, thấy rằng chỉ số vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản có mối quan hệ dương với thanh khoản. Các nghiên cứu của Vodova (2011), Cucinelli (2013) cũng cho kết luận tương tự.

2.4.3 Tăng trưởng cho vay và thanh khoản

Nhiều nghiên cứu cả lý thuyết và thực nghiệm gần đây tập trung vào khoản mục cho vay trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Danh mục cho vay là những tài sản có lớn nhất và là nguồn doanh thu chủ yếu của ngân hàng. Cho vay là dịch vụ mang lại lợi nhuận nhất nhưng cũng là dịch vụ rủi ro nhất. Các khoản vay là các tài sản không thanh khoản, tăng khối lượng các khoản vay nghĩa là tăng các tài sản không thanh khoản trong danh mục tài sản của ngân hàng (Dietl, 1998). Theo Eakins (2008), trong thực tế khối lượng thanh khoản nắm giữ bởi ngân hàng bị ảnh hưởng nhiều từ nhu cầu vay, là nền tảng của tăng trưởng cho vay. Nếu nhu cầu vay yếu, các ngân hàng có xu hướng nắm giữ những tài sản thanh khoản nhiều hơn (các tài sản ngắn hạn). Nếu nhu cầu vay cao, họ sẽ nắm giữ những tài sản kém thanh khoản hơn, tức là cho vay trung dài hạn nhiều hơn, bởi vì các khoản vay dài hạn thường có lợi nhuận hơn. Vì vậy, tăng trưởng cho vay có tác động âm tới thanh khoản ngân hàng (Weisel, Harm và Brandley, 2003). Cũng cùng quan điểm tăng trưởng cho vay tác động âm tới thanh khoản ngân hàng nhưng Al-Khouri (2012) cho rằng nguyên nhân tăng trưởng cho vay làm tăng rủi ro thanh khoản là do làm tăng khoảng trống và sự khơng trùng khớp về kì hạn giữa tiền gửi và tiền vay, khiến cho ngân hàng dễ bị tấn công bởi các cú sốc thanh khoản từ phía bên tài sản nợ trên bảng cân đối kế tốn. Nếu vì một lý do nào đó, một tỷ lệ lớn người gửi tiền địi rút tiền mặt, ngân hàng buộc phải bán các tài sản không thanh khoản. Hậu quả là tài sản bị mất giá và trường hợp nghiêm trọng thiếu thanh khoản có thể trở thành thiếu khả năng trả nợ.

Nghiên cứu của Bonfim và Kim (2011) cho thấy các ngân hàng chuyên cho vay, với tỷ lệ cho vay ròng trên tổng tài sản cao hơn thì khơng chỉ chỉ số vay mượn liên ngân hàng thấp hơn (họ thường là những người đi vay ròng) mà chỉ số thanh khoản cũng thấp hơn. Đây là những ngân hàng dễ bị tấn công bởi rủi ro thanh khoản. Nghiên cứu của Aspachs, Nier, Tiesset (2005) cho thấy các ngân hàng tăng trưởng cho vay mạnh thì sẽ giảm việc nắm giữ tài sản thanh khoản, do đó làm tăng rủi ro thanh khoản.

Giả thuyết 3: Tăng trưởng cho vay tác động nguọc chiều với thanh khoản của các ngân hàng.

2.4.4 Tỷ lệ cho vay trung dài hạn và thanh khoản

Rủi ro thanh khoản xuất phát từ sự không trùng khớp về kì hạn giữa tiền gửi và tiền vay, trong khi các khoản tiền gửi thường là ngắn hạn thì các khoản cho vay thường là trung, dài hạn. Các khoản cho vay trung, dài hạn được xếp vào nhóm tài sản kém thanh khoản. Vì vậy dễ hiểu khi tỷ lệ cho vay trung, dài hạn trong tổng cho vay tăng thì kèm theo đó khả năng thanh khoản cũng giảm đi, rủi ro thanh khoản tăng lên. Chưa có các nghiên cứu thực nghiệm đi trước sử dụng trực tiếp biến này làm biến độc lập. Nghiên cứu của Giannotti, Gibilaro, Mattarocci (2010) đánh giá khả năng nhiễm rủi ro thanh khoản của các ngân hàng chuyên cho vay bất động sản và các ngân hàng không chuyên cho vay bất động sản tại Italia, cũng sử dụng tới biến cho vay trung dài hạn nhưng ở dạng tổng giá trị các khoản vay trung dài hạn chứ không phải tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng cho vay. Nghiên cứu của Gibilaro, Mattarocci (2013) đánh giá tác động của hoạt động cho vay bất động sản tới rủi ro của ngân hàng, đã sử dụng biến độc lập ở dạng tỷ lệ phần trăm cho vay bất động sản trên tổng cho vay; biến này được đặt ở dạng xem xét khối lượng cho vay chia theo ngành nghề trên tổng cho vay. Vì mục đích của luận văn muốn đánh giá tác động của Thông tư 36 tới hoạt động cho vay, làm tăng mạnh dư nợ trung dài hạn trong thời gian qua; qua đó tác động tới thanh khoản của hệ thống ngân hàng, nên luận văn đã sử dụng biến tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng cho vay (biến được đặt ở dạng xem xét khối lượng cho vay chia theo kì hạn trên tổng cho vay) để đưa vào mơ hình.

Giả thuyết 4: Tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng cho vay tác động ngược chiều với thanh khoản.

2.4.5 Rủi ro tín dụng và thanh khoản

Ericsson và Renault (2006) cho rằng cho vay là hoạt động rủi ro nhất của ngân hàng do khả năng rủi ro tín dụng có thể gây ra thiếu hụt thanh khoản. Khi rủi ro tín dụng tăng, rủi ro thanh khoản cũng tăng. Nhiều lý thuyết cổ điển về yếu tố vĩ mô của ngân hàng ủng hộ quan điểm rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng có mối quan hệ gần gũi. Mơ hình trung gian tài chính xem ngân hàng như hồ chứa thanh khoản cho cả người gửi tiền và người vay tiền với sự sẵn có tiền mặt, vì vậy củng cố sự giàu có của nền kinh tế (Diamond và Dybvig, 1983). Mơ hình này cho rằng có mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Mơ hình giả định các ngân

hàng kiếm tiền từ việc nhận tiền gửi rồi cho vay. Vấn đề xảy ra khi quá nhiều dự án được tài trợ bởi các khoản vay không trả được nợ hoặc vỡ nợ. Một khoản vay bị vỡ nợ, ngân hàng khơng địi lại được tiền cho vay sẽ làm tăng rủi ro thanh khoản bởi vì làm giảm luồng tiền mặt và giảm giá trị tổng tài sản của ngân hàng. Do lo sợ, ngày càng nhiều người gửi tiền đến rút tiền của họ. Kết quả là rủi ro tín dụng càng cao thì thanh khoản càng giảm, rủi ro thanh khoản xuất phát từ nhu cầu của người gửi tiền càng cao (Ejoh, Okpa, Eniang, 2014).

Trong các nghiên cứu thực nghiệm, rủi ro tín dụng thường được đo bằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ hoặc dự phịng rủi ro tín dụng. Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5; thơng thường là các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên. Nghiên cứu của Roman và Sargu (2013) sử dụng dữ liệu của một loạt ngân hàng ở các nước CEE (Bulgaria, Czech, Hungary, Latvia, Lithuania, Romania, Poland) trong giai đoạn 2004-2011 cho thấy: trong đa số trường hợp, nợ xấu có tác động cùng chiều với rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, khi tỷ lệ nợ xấu tăng, ngân hàng sẽ cho vay thận trọng hơn, tăng trưởng tín dụng có xu hướng ổn định hơn thay vì tăng trưởng mạnh, đồng thời hướng tới gia tăng lợi nhuận từ hoạt động huy động vốn và các dịch vụ khác; do đó thanh khoản có thể có xu hướng tốt hơn. Các nghiên cứu của Vodova (2011), Malik và Rafique (2013), Sudirman (2014) cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ nợ xấu và thanh khoản. Một số nghiên cứu khác không nhận thấy có sự tác động của nợ xấu tới thanh khoản ngân hàng như nghiên cứu của Melese và Laximikantham (2015). Nghiên cứu này kì vọng tỷ lệ nợ xấu và khả năng thanh khoản tương quan ngược chiều.

CHƯƠNG 3 MÔ TẢ DỮ LIỆU 3.1 Nguồn dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ BCTC hợp nhất, báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2014. Đây là khoảng thời gian bao gồm cả giai đoạn căng thẳng thanh khoản 2008–2011 và giai đoạn ổn định thanh khoản sau đó.

Dữ liệu được lấy trên trang web: http://s.cafef.vn/du-lieu.chn và trang web của chính các ngân hàng. Mẫu được lấy theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, lựa chọn các ngân hàng có nhiều BCTC được cơng bố. Nhiều dữ liệu là thông tin chi tiết cần được lấy từ thuyết minh BCTC, chứ không đơn thuần là bảng cân đối kế toán hay báo cáo kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, trong cả giai đoạn 2007-2014, không phải tất cả các ngân hàng được chọn trong mẫu đều công bố đầy đủ BCTC hợp nhất có thuyết minh. Do đó mẫu thu được gồm 24 ngân hàng với 134 quan sát, dữ liệu thu được là dữ liệu bảng không cân xứng.

3.2 Mô tả dữ liệu

3.2.1 Thanh khoản của các ngân hàng

Chỉ số tỷ lệ dự trữ thanh khoản trung bình phản ánh diễn biến tình hình thanh khoản chung của hệ thống NHTM Việt Nam qua các năm; trong đó giai đoạn căng thẳng thanh khoản 2008- 2011, các chỉ số tỷ lệ dự trữ thanh khoản trung bình thấp hơn hẳn; giai đoạn sau đó, các chỉ số này cao hơn cho thấy tình hình thanh khoản được cải thiện.

Hình 3.1. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản trung bình qua các năm

Nguồn: Tác giả tự tính tốn.

Xét cả giai đoạn 2008-2014, với 134 quan sát, tỷ lệ dự trữ thanh khoản trung bình là 21,52%. Chỉ số thanh khoản cao nhất là 59,85%, phản ánh thanh khoản của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt năm 2010. Ngân hàng Liên Việt ln có ưu thế về hoạt động huy động hơn so với hoạt động cho vay. Tại thời điểm 31/12/2009, tổng số dư huy động đạt 13.399 tỷ đồng, tăng 253% so với 31/12/2008; trong khi đó tổng số dư cho vay chỉ đạt 5.983 tỷ đồng, tăng 124% so với 31/12/2008. Tại thời điểm 31/12/2010, tổng số dư huy động đạt 30.421 tỷ đồng, tăng 127,04% so với 31/12/2009; trong khi đó tổng dư nợ tín dụng chỉ đạt 10.114 tỷ đồng, tăng 69,05% so với năm 2009 (Báo cáo thường niên ngân hàng Liên Việt năm 2009 và 2010). Năm 2011, Ngân hàng này đã sáp nhập với Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, với kì vọng tận dụng mạng lưới bưu điện rộng lớn trên toàn quốc để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn từ dân cư.

Chỉ số thanh khoản thấp nhất là 2,96% trong mẫu quan sát thuộc về ngân hàng TMCP Phương Tây năm 2009. Đây là một ngân hàng TMCP nông thôn mới được chuyển đổi sang mơ hình ngân hàng đơ thị từ tháng 6/2007. Ngân hàng này sau đó được hợp nhất với PVFC vào tháng

21.02% 17.73% 21.13% 20.27% 23.22% 22.09% 25.48% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 TỶ LỆ DỰ TRỮ THANH KHOẢN TRUNG BÌNH QUA CÁC NĂM

Hình 3.2 Thống kê mơ tả biến LIQ

Nguồn: Tác giả tự tính tốn. 3.2.2 Quy mơ ngân hàng

Quy mơ tổng tài sản trung bình của hệ thống NHTM tăng trưởng mạnh qua các năm, từ mức hơn 60 nghìn tỷ năm 2008, lên mức hơn 200 nghìn tỷ năm 2014.

Hình 3.3. Quy mơ tổng tài sản trung bình qua các năm

Nguồn: Tác giả tự tính tốn. - 50,000,000 100,000,000 150,000,000 200,000,000 250,000,000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

QUY MƠ TỔNG TÀI SẢN TRUNG BÌNH QUA CÁC NĂM (đơn vị: triệu đồng)

Xem xét ở dạng logarit, tổng tài sản không chênh lệch quá lớn giữa các ngân hàng. Với mẫu 134 quan sát, ba ngân hàng có quy mơ lớn nhất là ngân hàng TMCP công thương (Vietinbank), ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), và ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) năm 2014; quy mô nhỏ nhất là ngân hàng TMCP Việt Á và ngân hàng TMCP Phương Tây năm 2009 và 2010.

Hình 3.4 Thống kê mơ tả biến SIZE

Nguồn: Tác giả tự tính tốn. 3.2.3 Vốn chủ sở hữu

Ngày 22/11/2006, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Nghị định 141/2006/NĐ-CP về mức vốn pháp định của các TCTD; trong đó quy định đến 31/12/2010, các NHTM nhà nước và NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố đặc trưng tới thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)