.1 Tăng trưởng tín dụng qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố đặc trưng tới thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 48 - 50)

Nguồn: Trần Thị Quế Giang, Bùi Thị Phương Thảo (2013)

Ngun nhân của tình trạng tăng trưởng nóng này trước hết là do các NHTM đua nhau tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới nên buộc phải tăng dư nợ để tìm kiếm lợi nhuận. Đặc biệt, giai

23.0% 23.2% 25.5% 32.1% 37.1% 34.7% 24.7% 50.2% 27.7% 45.6% 31.9% 13.9% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

đoạn này, thị trường chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng phát triển mạnh, tác động ngược trở lại vào hệ thống ngân hàng, khiến hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng cũng diễn ra sôi động theo. Luồng vốn tín dụng có sự chuyển dịch từ cho vay những ngành then chốt như hạ tầng, công nghiệp, thương mại – dịch vụ, xuất khẩu… sang cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản, vàng và cho vay tiêu dùng (vốn là những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro). Một số NHTM cổ phần cho vay chứng khoán vượt mức 3% theo Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN; thay vì giảm cho vay lĩnh vực này, các ngân hàng lại cố gắng tăng dư nợ nhằm đảm bảo tỷ lệ cho vay chứng khoán đúng quy định (Nguyên Hương, 2007).

Tiếp sau tăng trưởng nóng năm 2007 là tình trạng căng thẳng thanh khoản năm 2008. Lãi suất huy động và cho vay biến động và leo thang chưa từng có trong lịch sử. Lãi suất huy động dân cư lên tới 19%/năm, cá biệt có ngân hàng áp 20%/năm. Căng thẳng thanh khoản tác động ngược trở lại, khiến hoạt động cho vay của nhiều NHTM cầm chừng, doanh nghiệp đi vay vừa khó khăn trong khả năng tiếp cận vốn vừa phải chịu lãi suất cao. Ngân hàng nhà nước phải liên tục can thiệp, với 8 lần điều chỉnh các lãi suất chủ chốt trên diện rộng (Minh Đức, 2008). 2009 vẫn là một năm khó khăn thanh khoản, lãi suất huy động và cho vay được ổn định theo lãi suất cơ bản, tuy nhiên các NHTM liên tục tăng lãi suất huy động VND tập trung vào các kì hạn dài. Khái niệm “đường cong lãi suất” dường như bị xóa nhịa khi nhiều ngân hàng áp dụng một mức lãi suất cao cho hầu hết các kì hạn (Minh Đức, 2009).

Nhằm kích cầu, ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, Chính phủ đã đưa ra một số biện pháp kích thích tài khóa. Cùng lúc đó, Ngân hàng nhà nước chuyển chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng. Vì vậy, năm 2009, tăng trưởng tín dụng tăng trưởng mạnh trở lại.

Những tháng cuối năm 2010, lãi suất VND lại tiếp tục biến động tăng. Các ngân hàng thanh khoản kém (thường là các ngân hàng nhỏ và trung bình) buộc phải đẩy lãi suất huy động lên khi những hỗ trợ từ thị trường liên ngân hàng bị hạn chế, kéo theo các ngân hàng thanh khoản tốt bước vào cuộc đua lãi suất. Lãi suất huy động VND ngắn hạn tăng vọt từ 11%/năm lên đến trên 17%/năm. Lãi suất cho vay VND cũng tăng từ 13-14%/năm lên tới 19-20%/năm. Các ngân hàng đua nhau áp dụng các hình thức khuyến mãi hấp dẫn để thu hút tiền gửi tiết kiệm.

Mặt khác, một số không nhỏ các NHTM dừng cho vay ra (Vũ Đình Ánh, 2011). Tăng trưởng tín dụng các năm 2010, 2011 đều chậm lại và giảm thấp so với các năm trước.

Xem xét trường hợp một ngân hàng cụ thể, Eximbank, để thấy sự đánh đổi giữa tăng trưởng cho vay và khả năng thanh khoản. Eximbank là ngân hàng thường xuyên có khả năng thanh khoản thấp so với các NHTM khác trong hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố đặc trưng tới thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 48 - 50)