.5 Tỷ trọng cho vay bất động sản trên tổng cho vay trung dài hạn của Eximbank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố đặc trưng tới thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 54)

Nguồn: Tác giả tự tính tốn.

61.38% 64.48% 54.62% 24.98% 23.62% 28.95% 28.10% 26.61% 18.83% 13.81% 13.41% 12.32% 7.15% 7.90% 9.32% 8.96% 8.99% 8.98% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tỷ trọng dư nợ BĐS

trên tổng dư nợ trung dài hạn

Tỷ trọng dư nợ BĐS trên tổng dư nợ

Một năm sau khi Thơng tư 36 được ban hành, tín dụng trung dài hạn đã tăng 29%, chiếm tỷ trọng gần 50% tổng dư nợ. Cuối năm 2015, tín dụng cho lĩnh vực bất động sản đạt gần 500 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,3% tổng dư nợ và chiếm 22,2% tổng dư nợ trung dài hạn (Yến Thanh, 2016). Một số ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong mẫu nghiên cứu như BIDV, VPBank, Techcombank cũng có tỷ trọng cho vay bất động sản trên tổng cho vay trung dài hạn khá cao.

Hình 4.6 Tỷ trọng các khoản vay chia theo ngành nghề trên tổng cho vay trung dài hạn của BIDV tháng 12/2015.

Nguồn: Tác giả tự tính tốn. 15.96% 25.59% 74.41% BIDV Tỷ trọng cho vay KD BĐS/Tổng cho vay TDH Tỷ trọng cho vay XD/Tổng cho vay TDH Cịn lại

Hình 4.7 Tỷ trọng các khoản vay chia theo ngành nghề trên tổng cho vay trung dài hạn của VPBANK tháng 12/2015.

Nguồn: Tác giả tự tính tốn.

Hình 4.8 Tỷ trọng các khoản vay chia theo ngành nghề trên tổng cho vay trung dài hạn của Techcombank tháng 12/2015.

Nguồn: Tác giả tự tính tốn. 22.63% 7.55% 92.45% VPBANK Tỷ trọng cho vay KD BĐS/Tổng cho vay TDH Tỷ trọng cho vay XD/Tổng cho vay TDH Còn lại 21.52% 5.56% 94.44% Techcombank Tỷ trọng cho vay KD BĐS/Tổng cho vay TDH Tỷ trọng cho vay XD/Tổng cho vay TDH Còn lại

4.2.3 Tác động của quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ xấu tới thanh khoản

Quy mô tài sản: Quy mô tài sản tương quan đồng biến với thanh khoản, tuy nhiên mối quan

hệ này khơng có ý nghĩa thống kê. Điều này được giải thích như sau: Thứ nhất, khi dùng logarit cho tổng tài sản thì chênh lệch về dữ liệu giữa các ngân hàng được thu hẹp lại, khơng cịn sự chênh lệch lớn. Thứ hai, nếu chia các ngân hàng theo quy mơ tài sản thành các nhóm: quy mơ lớn, quy mơ trung bình và quy mơ nhỏ, thì các nhóm quy mơ khác nhau có chiến lược quản lý thanh khoản khác nhau. Những ngân hàng có quy mơ lớn nhất như BIDV, Vietinbank, Vietcombank… lại khơng phải là những ngân hàng có tỷ lệ dự trữ thanh khoản cao nhất mà tỷ lệ dự trữ thanh khoản chỉ ở mức trung bình trong mẫu. Theo số liệu từ báo cáo thường niên 2015, những ngân hàng có quy mô lớn nhất này đều thuộc nhóm NHTM nhà nước: BIDV (NHNN giữ tỷ lệ sở hữu là 95,28%), Vietcombank (NHNN giữ tỷ lệ sở hữu 77,11%), Vietinbank (NHNN giữ tỷ lệ sở hữu 64,46% ). Các ngân hàng lớn này có vị thế tốt hơn khi tiếp cận thị trường liên ngân hàng, nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ ngân hàng trung ương, hơn nữa việc dự trữ tài sản thanh khoản tạo ra nhiều chi phí; do đó các ngân hàng này khơng có động cơ dự trữ nhiều tài sản thanh khoản chất lượng cao. Trong mẫu nghiên cứu, những ngân hàng có tỷ lệ dự trữ thanh khoản tốt nhất lại thường là những ngân hàng có quy mơ tài sản ở mức trung bình và trên trung bình. Những ngân hàng này đều là các NHTM cổ phần, so với các NHTM nhà nước thì nhận được ít sự hỗ trợ hơn từ ngân hàng trung ương, chịu áp lực về quản lý thanh khoản nhiều hơn so với các NHTM nhà nước, tuy nhiên bản thân cũng có đủ khả năng để duy trì thanh khoản tốt như thơng qua các hình thức huy động tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế… Những ngân hàng quy mô nhỏ mặc dù chịu nhiều áp lực về quản lý thanh khoản nhưng lại gặp khó khăn trong các biện pháp nâng cao khả năng thanh khoản của mình.

Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu có tương quan đồng biến với thanh khoản ngân hàng, tuy

nhiên mối quan hệ này khơng có ý nghĩa thống kê. Mặc dù về mặt lý thuyết, vốn cải thiện thanh khoản ngân hàng thông qua khả năng hấp thụ rủi ro và giảm vấn đề rủi ro đạo đức. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vốn chủ sở hữu đã khơng thực hiện được vai trị của nó. Theo Vũ Thành Tự Anh và đ.t.g (2013), quá trình tăng vốn của các NHTM Việt Nam đã không xuất phát từ

mà do áp lực hành chính từ Nghị định 141, đẩy nhiều ngân hàng rơi vào tình thế khó khăn. Đáng nhẽ phải lựa chọn những nhà đầu tư chiến lược, có tiềm lực tài chính mạnh, am hiểu lĩnh vực ngân hàng, kỹ năng quản trị tốt; thì các ngân hàng buộc phải chấp nhận các “nhà đầu tư có tiền nhưng thiếu chuyên nghiệp” hoặc “những nhóm lợi ích vụ lợi”, muốn biến ngân hàng thành sân sau của mình. Ví dụ như: Ngân hàng TMCP hàng hải Việt Nam có cổ đơng là Tổng cơng ty hàng hải (Vinalines), Tập đồn bưu chính viễn thơng Việt Nam (VNPT); Ngân hàng TMCP Sài Gịn – Hà Nội có cổ đơng là Tập đồn than - khống sản Việt Nam và Tập đồn cao su Việt Nam; Ngân hàng TMCP An Bình có cổ đơng là Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) và Công ty CP xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội… Áp lực tăng vốn cũng khiến nhiều ngân hàng phải lách luật. Các thủ thuật tăng vốn ảo được sử dụng, sở hữu chéo được tạo ra nhằm lách các quy định giám sát hiện hành của NHNN; từ đó làm méo mó các quy định về đảm bảo an tồn trong hoạt động của các TCTD nói chung và thanh khoản nói riêng.

Nợ xấu: Nợ xấu tương quan nghịch biến với thanh khoản, tuy nhiên mối quan hệ này khơng

có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể được lý giải là do, mặc dù luận văn đã có sự điều chỉnh số liệu cơng bố trên BCTC để có con số sát với thực tế hơn, tuy nhiên dữ liệu về nợ xấu vẫn chưa phải là con số chính xác. Điều này cũng dễ hiểu do các NHTM Việt Nam đã sử dụng nhiều thủ thuật kế toán khác nhau nhằm làm giảm con số nợ xấu thực tế của mình. Đã có nhiều tổ chức công bố các số liệu về nợ xấu, tuy nhiên mỗi tổ chức lại đưa ra một con số khác nhau. Ngoài ra, trong mẫu nghiên cứu, tác giả nhận thấy một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất lại khơng hẳn có tỷ lệ dự trữ thanh khoản thấp nhất. Điều đó có thể là do, các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao đã dự trữ tài sản thanh khoản chất lượng cao nhiều hơn, phòng trường hợp mất vốn do thua lỗ vẫn có đủ tài sản thanh khoản để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản ngắn hạn.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 5.1 Kết luận

Trên cơ sở kết quả ước lượng mơ hình và các phân tích ở chương 4, nghiên cứu rút ra các kết luận sau:

Thứ nhất, tăng trưởng cho vay tác động ngược chiều với khả năng thanh khoản, hay tăng

trưởng cho vay tăng thì thanh khoản giảm và ngược lại. Về mặt lý thuyết, điều này là do bản thân các khoản vay là những tài sản kém thanh khoản, khi các ngân hàng cho vay nhiều hơn thì cũng đồng thời làm giảm lượng tàì sản thanh khoản chất lượng cao, tăng lượng tài sản kém thanh khoản. Mối quan hệ giữa tăng trưởng cho vay và thanh khoản cũng được phản ánh qua cuộc khủng hoảng thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2008-2011, rõ nét nhất là tình trạng tăng trưởng tín dụng đột biến năm 2007, kéo theo cuộc đua lãi suất năm 2008 và những biến động lãi suất liên tục sau đó.

Thứ hai, ngân hàng đẩy mạnh cho vay trung dài hạn trên tổng dư nợ sẽ làm khả năng thanh

khoản của ngân hàng yếu đi, rủi ro thanh khoản tăng lên. Về mặt lý thuyết, rủi ro thanh khoản xuất phát từ sự chênh lệch về kì hạn giữa tiền gửi và tiền vay. Cho vay trung dài hạn càng nhiều, càng kéo dài khoảng chênh lệch. Thực tế tại Việt Nam cho thấy, năm 2007, các ngân hàng đã tập trung mạnh vào cho vay chứng khoán, bất động sản, đa phần là những khoản vay trung dài hạn và có tính rủi ro cao.

Thứ ba, các yếu tố đặc trưng khác của ngân hàng như quy mơ ngân hàng, vốn chủ sở hữu có

tác động cùng chiều với thanh khoản; nợ xấu có tác động ngược chiều với thanh khoản; tuy nhiên các yếu tố này khơng có ý nghĩa thống kê.

5.2 Khuyến nghị chính sách

5.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất, cần thận trọng trong các giải pháp khuyến khích tăng trưởng tín dụng, đặc biệt cần

tổng tiền gửi. Tránh việc đánh đổi an tồn thanh khoản để đạt tăng trưởng tín dụng bằng mọi cách.

Thứ hai, việc sửa đổi Thông tư 36, trong đó siết lại tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay

trung dài hạn là cần thiết.

Đối với những quy định nới lỏng của Thông tư 36/2014/TT-NHNN trong thời gian qua, tín dụng đã tăng trưởng khá mạnh; tỷ lệ cho vay trung, dài hạn tăng cao, đặc biệt có xu hướng tập trung vào cho vay bất động sản (là những khoản vay có tính rủi ro cao). Do đó, NHNN cần đặc biệt theo dõi sát sao diễn biến hoạt động cho vay bất động sản của các NHTM để từ đó có những giải pháp kiểm soát hoặc điều chỉnh kịp thời.

Thứ ba, hiện nay, NHNN quản lý thanh khoản qua hai chỉ số: tỷ lệ dự trữ thanh khoản và tỷ lệ

khả năng chi trả trong 30 ngày. Chỉ số tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày giống với chỉ số LCR do Basel ban hành tuy nhiên yêu cầu cụ thể thì thấp hơn. Chỉ số dự trữ thanh khoản đo lường thanh khoản dài hạn, nhưng hoàn toàn khác so với chỉ số NSFR của Basel. Trong thời gian tới, để có thể đo lường thanh khoản chính xác hơn, đồng thời tiếp cận chuẩn mực quản trị rủi ro của thế giới, NHNN nên thay thế các chỉ số hiện tại bằng LCR và NSFR; trước mắt có thể điều chỉnh cho phù hợp với tình hình của hệ thống NHTM Việt Nam, và có lộ trình nâng dần các yêu cầu để đáp ứng đúng chuẩn Basel.

Thứ tư, cần tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng, không phân biệt

đối xử giữa NHTM cổ phần và NHTM nhà nước. Tái cấu trúc các ngân hàng quy mơ nhỏ, năng lực tài chính yếu kém, thường xuyên gặp khó khăn về thanh khoản nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản cho cả hệ thống .

Thứ năm, cần kiểm toán vốn để xác định lại mức vốn chủ sở hữu mà các ngân hàng đang thực

sự nắm giữ. Kiên quyết xử lý tình trạng sở hữu chéo tồn tại trong hệ thống NHTM để vốn chủ sở hữu phát huy được vai trị thực sự của nó. Ban hành các hướng dẫn, xây dựng các lộ trình cần thiết để các cổ đơng là các tập đồn, tổng công ty đang đầu tư trái ngành (ngành nghề kinh doanh chính khơng liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng) thối vốn khỏi các NHTM và thay thế bằng các nhà đầu tư chiến lược, am hiểu lĩnh vực ngân hàng cũng như có kỹ năng

quản trị tốt; nhằm nâng cao năng lực cho hệ thống NHTM Việt Nam. Việc thay thế các cổ đơng chiến lược cần có sự giám sát chặt chẽ từ NHNN.

5.2.2 Đối với các ngân hàng thương mại.

Thứ nhất, cân đối giữa hoạt động cho vay và hoạt động quản lý thanh khoản. Thường khi tăng

trưởng cho vay mạnh thì khả năng thanh khoản cũng giảm xuống, nên nếu ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng thì cũng đồng thời phải chú ý đến các giải pháp đảm bảo thanh khoản như: duy trì tỷ lệ tài sản thanh khoản chất lượng cao ở mức hợp lý; tích cực mở rộng các hình thức huy động vốn, đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng huy động tương xứng với tỷ lệ tăng trưởng cho vay; duy trì đa dạng các kênh huy động vốn (NHNN, thị trường liên ngân hàng, các tổ chức kinh tế lớn, tiền gửi từ khu vực dân cư…), tránh phụ thuộc vào một số ít nguồn.

Thứ hai, thận trọng trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng, đặc biệt với các khoản

tín dụng trung, dài hạn; thận trọng khi đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng thơng qua cho vay bất động sản, là những khoản vay đọng vốn lâu và rất rủi ro. Cần thẩm định kỹ khả năng trả nợ, theo dõi sát sao những biến động trên thị trường, thực hiện đúng các quy định về kiểm sốt sau vay tránh vì mục tiêu lợi nhuận mà làm gia tăng nguy cơ nợ xấu.

5.3 Hạn chế của luận văn.

Luận văn sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập từ BCTC của các NHTM Việt Nam, nên số liệu có thể chưa đảm bảo độ chính xác.

Trong khoản mục cho vay trung dài hạn, thì cho vay BĐS ln chiếm tỷ lệ lớn và đang dấy lên nhiều quan ngại từ các chuyên gia, đặc biệt khi Thông tư 36 ra đời. Tuy nhiên, khi tác giả xem xét BCTC hợp nhất của các ngân hàng thì nhận thấy có những bất cập: BCTC của các ngân hàng chưa thống nhất trong việc phân loại cho vay theo ngành nghề kình doanh, cách phân loại chưa rõ ràng, đặc biệt nhiều ngân hàng chưa chú trọng (hoặc không muốn công khai) khoản mục cho vay BĐS (như không báo cáo, hoặc tính gộp với các ngành nghề khác). Vì vậy, tác giả khơng thể đánh giá được tác động của cho vay BĐS đến thanh khoản. Tuy nhiên, thời gian tới, khi BCTC của các NHTM có sự thống nhất trong việc phân loại dư nợ theo các ngành nghề kinh doanh, thì đây có thể là một hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt.

1. Minh Anh (2016), “Ngân hàng có muốn lịch sử lặp lại?”, Báo đấu thầu, truy cập ngày

10/03/2016 tại địa chỉ: http://baodauthau.vn/tai-chinh/ngan-hang-co-muon-lich-su-lap-lai- 19419.html

2. Vũ Thành Tự Anh, Trần Thị Quế Giang, Đỗ Thiên Anh Tuấn (2013), “Báo cáo về thị trường nợ xấu và Công ty quản lý tài sản Việt Nam”. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

3. Vũ Thành Tự Anh và đ.t.g (2013), “Sở hữu chồng chéo giữa các tổ chức tín dụng và tập đồn kinh tế tại Việt Nam: đánh giá và các khuyến nghị thể chế”. Chương trình giảng dạy kinh

tế Fulbright.

4. Vũ Đình Ánh (2011), “Biến động lãi suất và tín dụng năm 2010”, Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam, truy cập ngày 20/5/2016 tại địa chỉ:

http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/pages/apph/tcnh/tcnh_chitiet?dDocName=CNTHWEB AP01162522924&dID=69840&_afrLoop=3038156510920849&_afrWindowMode=0&_afrW indowId=null#%40%3FdID%3D69840%26_afrWindowId%3Dnull%26_afrLoop%3D303815 6510920849%26dDocName%3DCNTHWEBAP01162522924%26_afrWindowMode%3D0% 26_adf.ctrl-state%3Dqmacd6028_4

5. Lê Hà Diễm Chi (2014), “Vốn tín dụng ngân hàng và thị trường bất động sản Việt Nam”, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, truy cập ngày 20/5/2016 tại địa chỉ:

http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=17269:vn-tin-dng- ngan-hang-va-th-trng-bt-ng-sn-vit-nam&catid=45:tp-chi-th-trng-tai-chinh-tin-t&Itemid=93 6. Võ Phượng Hà Chiêu (2015), “Tác động của sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP: Tình huống ngân hàng TMCP Sacombank”. Luận văn thạc sĩ chính sách cơng, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. 7. Lê Đạt Chí (2011), “Basel III – Xây dựng nền tảng ngân hàng vững mạnh”, Sài Gòn đầu

tư, truy cập ngày 18/8/2015 tại địa chỉ:

8. Chính phủ (2006), Nghị định số 141/2006/NĐ-CP “Nghị định về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng”.

9. Viết Chung (2012), “8 năm thăng trầm lãi suất”, VnEconomy, truy cập ngày 11/9/2015

tại địa chỉ:

http://vneconomy.vn/tai-chinh/8-nam-thang-tram-lai-suat-20120611030953573.htm

10. Cục thống kê TP Hà Nội (2015), “Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng mười hai và

năm 2015”.

11. Cục thống kê TP Hồ Chí Minh (2015), “Tình hình kinh tế xã hội tháng 12 và năm 2015”. 12. Duttweiler (2010), “Quản lý thanh khoản trong ngân hàng”, NXB tổng hợp TP Hồ Chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố đặc trưng tới thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 54)