Liên minh giai cấp phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức ở tỉnh thanh hoá hiện nay” (Trang 75 - 79)

Sự lãnh đạo, của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước là điều kiện tiên quyết bảo đảm tăng cường liên kết và phát huy sức manh thể hiện bản chất giai cấp vô sản của khối liên minh giai cấp trong thời đại mới. Bởi vì, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc - chủ nghĩa xã hội, giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp là mục tiêu của Đảng, Nhà nước và cũng là mục tiêu mà mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội đều muốn vươn tới. Dưới sự lãnh đạo, của Đảng và quản lý của Nhà nước, đông đảo quần chúng mới được giác ngộ, tập hợp và tổ chức chặt chẽ, tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa cách mạng đến thắng lợi.

Thực tiễn đã chỉ ra, trước khi giành chính quyền, Đảng lãnh đạo xây dựng khối liên minh giai cấp cơng - nơng - trí thức nhằm tập hợp lực lượng để giành lấy chính quyền. Vai trị lãnh đạo của Đảng để xây dựng và khối liên minh giai cấp trước hết là bảo đảm sự thống nhất về mục tiêu, lợi ích chính trị, nhờ đó các giai cấp và tầng lớp xã hội nhận thức ra đúng lợi ích của mình để tham gia liên kết trong khối liên minh.

Khi giành chính quyền, Đảng được các giai cấp, tầng lớp trao quyền lãnh đạo cách mạng, là người đại diện lợi ích cho các giai cấp, tầng lớp. Lợi ích của các giai cấp, tầng lớp trong khối liên minh được bảo đảm tuỳ thuộc lớn vào đường lối cách mạng của Đảng. Nghĩa là, đường lối của Đảng và sự thể chế hố đường lối đó của Nhà nước thành các chính sách có ảnh hưởng trực tiếp tới sự bền vững của liên minh giai cấp. Đảng và Nhà nước, khi đưa ra các chính sách về phát triển kinh tế - xã hội phản ánh lợi ích kinh tế, chính trị, văn hố xã hội phù hợp với xu hướng lợi ích của các giai cấp, tầng lớp sẽ gắn kết được các lực lượng, vì thế liên minh được tăng cường bền vững. Ngược lại, nếu khơng đáp ứng được các u cầu đó thì liên minh sẽ lỏng lẻo, thậm chí có thể tan vỡ.

Thực tế lịch sử dân tộc đã chỉ ra, các giai cấp bóc lột trước đây, sau khi giành chính quyền thường nhanh chóng tan rã vì giai cấp thống trị bóc lột đã vì lợi ích riêng của mình mà đi ngược lại lợi ích các thành viên khác trong khối liên minh. Ngược lại, kể từ khi Đảng ta nắm quyền lãnh đạo, sau khi giành được chính quyền, Đảng và nhà

nước đã chú ý đến bảo vệ lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp xã hội khác, đặc biệt là chú ý tới lợi ích của giai cấp cơng nhân, nơng dân và trí thức, nên đã củng cố được khối liên minh. Với bản chất của nhà nước ta là nhà nước công nông - nền dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng khối liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức. Nhà nước đã cụ thể hố chủ trương của Đảng thành các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng cho cơng nhân, nơng dân và trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đây là biện pháp có hiệu quả để củng cố khối liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức.

Đảng ta là đội tiên phong chính trị mang bản chất giai cấp cơng nhân, mục tiêu của Đảng cũng chính là mục tiêu, lợi ích của dân tộc và các tầng lớp nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đông đảo quần chúng được tổ chức chặt chẽ, tạo nên khối liên minh giữa công nhân, nơng dân và trí thức là lực lượng và là nguồn sức mạnh của cách mạng. Trong q trình gánh vác vai trị lãnh đạo khối liên minh giai cấp, chủ trương của Đảng đề ra luôn phản ánh đúng nguyện vọng, lợi ích của các giai cấp. Đồng thời, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho các giai cấp tác động và thúc đẩy nhau phát triển. Đây chính là động lực thúc đẩy khối liên minh ngày càng vững mạnh trong mọi thời kỳ phát triển của cách mạng.

Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với khối liên minh trước hết được thể hiện ở việc hoạch định đường lối chiến lược, sách lược để định hướng cho toàn bộ hoạt động của giai cấp, tầng lớp trong xã hội hướng tới nhằm thực hiện và bảo vệ lợi ích của mình. Đường lối của Đảng là ngọn cờ tập hợp, gắn kết mọi giai cấp, tầng lớp với nhau trên cơ sở lợi ích chính đáng của các giai cấp đều được đáp ứng. Ngược lại, nếu bng lỏng vai trị lãnh đạo của Đảng, các giai cấp, tầng lớp sẽ không xác định đúng đắn được mục tiêu, phương pháp đấu tranh, dẫn đến thiếu động lực tập hợp lực lượng. Điều đó có thể dẫn đến những mâu thuẫn nội bộ và các thế lực thù địch lợi dụng để chia tách khối đại đoàn kết dân tộc.

Vì vậy, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với khối liên minh giai cấp là nguyên tắc xuyên suốt để tăng cường cũng cố liên minh giữa công nhân, nơng dân và trí thức; là điều kiện tiên quyết để củng cố niềm tin của các giai cấp, tầng lớp dưới ngọn cờ cách mạng của Đảng.

Vai trò lãnh đạo của Đảng với việc tăng cường củng cố liên minh giai cấp ở nước ta trong thời kỳ CNH, HĐH được bảo đảm trên thực tế qua hoạt động của nhà nước, do nhà nước ta ln thống nhất lợi ích cơ bản của giai cấp cơng nhân với đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Nhà nước của dân, do dân, vì dân sẽ ln hướng mọi hoạt động nhằm giải quyết những vấn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội...bảo đảm cho mọi cơng dân đều bình đẳng. Điều đó góp phần gắn kết chặt chẽ các lực lượng lại với nhau trong một tổng thể thống nhất và đấu tranh để cùng tồn tại và phát triển.

Vai trò của Nhà nước nhằm hiện thực hố vai trị của Đảng với sự củng cố liên minh giai cấp trước hết được thể hiện trong việc xây dựng các chiến lược kinh tế - xã hội phù hợp với xu hướng phát triển và nhằm khai thác tối đa tiềm năng, sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân thúc đẩy q trình CNH, HĐH. Hơn thế, chính từ thực lực kinh tế, năng lực chính trị, xã hội, Nhà nước thực hiện hàng loạt các biện pháp nhằm xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó, góp phần thu hẹp khoảng cách phân hóa giàu nghèo, từng bước mang lại sự cơng bằng và bình đẳng cho nhân dân. Pháp luật của Nhà nước là công cụ bảo vệ quyền lợi kinh tế, chính trị chính đáng, duy trì trật tự kỷ cương, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động trên mọi lĩnh vực...Đây là cơ sở thực tiễn bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng nhằm củng cố khối liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH ở nước ta hiện nay.

Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh Thanh Hố đã đồn kết, nổ lực phấn đấu giành được những thành tựu quan trọng và tương đối toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng

hướng. Huy động vốn cho đầu tư phát triển vượt mục tiêu kế hoạch; kết cấu kinh tế - xã hội được tăng cường. Các hoạt động văn hố – xã hội có sự chuyển biến theo hướng chuẩn hố và xã hội hố. Chính trị ổn định; quốc phịng, an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội đảm bảo; an sinh xã hội được chăm lo, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được quan tâm. Khối đại đồn kết tồn dân được củng cố vững chắc, lịng tin của nhân dân đối với Đảng ngày càng được nâng cao, tạo thế và lực mới cho tỉnh phát triển nhanh và bền vững.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức ở tỉnh thanh hoá hiện nay” (Trang 75 - 79)