Xây dựng khối liên minh giữa công nhân, nơng dân và trí thức là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và từng thành viên trong khối liên minh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức ở tỉnh thanh hoá hiện nay” (Trang 79 - 81)

nhiệm của cả hệ thống chính trị và từng thành viên trong khối liên minh.

Bất kỳ một liên minh giai cấp nào cũng chỉ thực sự vững mạnh khi các lực lượng tham gia liên minh giữ được vai trị, địa vị của mình; thể hiện được vai trị trong đời sống thực tiễn của xã hội. Đó là một trong những quy luật phát triển của liên minh giai cấp trong mọi thời đại lịch sử.

Đối với nước ta, để phát huy được vai trị của liên minh chiến lược đó, việc xây dựng khối liên minh giữa công nhân, nơng dân và đội ngũ trí thức phải được xem là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị trong việc tổ chức và vận động nhân dân, trong đó có khối liên minh cơng nhân, nơng dân và trí thức, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, định hướng và động viên liên kết cơng nhân, nơng dân và trí thức.

Vai trị, trách nhiệm của hệ thống chính trị đối với việc xây dựng, củng cố khối liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức trong thực tế được thể hiện qua việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động hướng vào phục vụ nhân dân, sát với nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Thực hành dân chủ rộng rãi trong nội bộ các tổ chức của hệ thống chính trị theo nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy quyền làm chủ của dân trên cả 2 phương thức quyền dân chủ trực tiếp và quyền dân chủ đại diện.

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, chỉ khi các vấn đề được bàn bạc thật sự dân chủ mới phát huy được sức sáng tạo của nhân dân, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân nói chung và của cơng nhân, nơng dân, trí thức nói riêng vào việc phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội, tăng cường đồn kết, nâng cao dân trí, xây dựng Đảng bộ, chính quyền và các đồn thể vững mạnh; ngăn chặn và khắc phục tình trang suy thối, quan liêu, tham nhũng, góp phần vào sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Việc xây dựng, củng cố khối liên minh giữa cơng nhân, nơng dân, trí thức địi hỏi các lực lượng trong liên minh phải được phát triển toàn diện cả về số lượng và chất lượng; cần phải nâng cao tính tự giác của mỗi cá nhân và tổ chức trong khối liên minh. Đó là địi hỏi khách quan của quá trình phát triển liên minh giai cấp ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

Nâng cao chất lượng các giai cấp, tầng lớp phải bảo đảm tính tồn diện, cả chính trị tư tưởng, chun mơn nghiệp vụ, đời sống kinh tế, kỷ luật, sáng tạo, tinh thần làm chủ v.v...Các nhân tố này phải được đặt trong quan hệ biện chứng, tác động và thúc đẩy lẫn nhau. Trong đó, lấy xây dựng về chính trị, tư tưởng là cơ sở để phát triển nhân tố khác. Tuy nhiên, việc xây dựng phát triển các giai cấp, tầng lớp xã hội nhằm củng cố và tăng cường khối liên minh giai cấp phải căn cứ vào tình hình cụ thể.

Hiện nay, ở nước ta, trước hết phải nâng cao giác ngộ chính trị cho các giai cấp và tầng lớp trong khối liên minh. Làm cho các giai cấp và tầng lớp giác ngộ về chính trị, mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phát huy khối đại đoàn kết dân tộc trở thành ý chí chung, điểm tương đồng lợi ích cơ bản giữa các giai cấp.

Phát triển trình độ của các giai cấp cần nâng cao trình độ, chun mơn tay nghề cho các giai cấp gắn với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH. Gắn nhiệm vụ nâng cao trình độ với rèn luyện đạo đức, lương tâm trách nhiệm của các giai cấp, tầng lớp đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Nền tảng của việc nâng cao chất lượng giai cấp cơng nhân, nơng dân và trí thức hiện nay là phải nâng cao đời sống kinh tế. Vì vậy, mọi hoạt động xây dựng và phát triển giai cấp phải giải quyết mối quan hệ giữa việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh với cơ chế phân phối phù hợp theo cơng sức, trí tuệ; bảo đảm bình đẳng về mức hưởng thụ và cơ hội phát triển của các giai cấp, tầng lớp.

Việc giải quyết các quan hệ lợi ích kinh tế, chính trị, văn hố xã hội cho cơng nhân, nơng dân và trí thức trước hết phải dựa vào sự nổ lực của bản thân mỗi giai cấp. Trên cơ sở tự lực mới bảo đảm mọi giai cấp phát triển ổn định bền vững, tạo tính tự giác cho liên minh. Do đó địi hỏi giai cấp cơng nhân, nơng dân, trí thức phải phấn đấu vươn lên.

Phát triển giai cấp công nhân, nông dân, trí thức hiện nay là làm cho các giai cấp thành lực lượng vượt trội cả về số lượng, chất lượng, sức mạnh và tầm trí tuệ đáp ứng địi hỏi tất yếu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Để thực hiện được điều đó, địi hỏi Đảng, Nhà nước phải có các giải pháp đồng bộ, tạo ra điều kiện để các giai cấp, tầng lớp đủ điều kiện phát triển đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức ở tỉnh thanh hoá hiện nay” (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w