Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế – xã hội của tỉnh Thanh Hoá

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức ở tỉnh thanh hoá hiện nay” (Trang 26 - 30)

Do vị trí, vai trị của khối liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức rất to lớn đối với mọi thời kỳ cách mạng nói chung và trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước nói riêng. Vì vậy, để tăng cường củng cố khối liên minh công nhân, nơng dân và trí thức trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ quan trọng là thực hiện tốt quan hệ hợp tác cả về chính trị, kinh tế, văn hố xã hội giữa giai cấp cơng nhân, nơng dân và tầng lớp trí thức, vì sự gắn kết chỉ được phát huy khi bảo đảm trên thực tế về lợi ích.

Tuy nhiên, tuỳ theo từng thời gian và điều kiện lịch sử cụ thể, mặt nào đó trong nội dung chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội liên minh cơng nhân, nơng dân và trí thức nổi lên chiếm vị trí hàng đầu.

1.2. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THANH HỐ VÀ TÍNH TẤT YẾU CỦA LIÊNMINH GIỮA CƠNG NHÂN, NƠNG DÂN VÀ TRÍ THỨC MINH GIỮA CƠNG NHÂN, NƠNG DÂN VÀ TRÍ THỨC

1.2.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế – xã hội của tỉnh ThanhHoá Hoá

*. Đặc điểm về địa kinh tế của tỉnh

Thanh Hóa là tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, cách thủ đơ Hà Nội 150 km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km. Là tỉnh nằm trong vùng có sự ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ, Nam bộ.

Vị trí địa lý của tỉnh có những thuận lợi như, có đường sắt, đường quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh chạy qua, tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu hàng hoá và tiếp biến văn hoá với các tỉnh và thành phố khác trong cả nước.

Hệ thống sơng ngịi ở Thanh Hố phân bố khá đều, với 4 hệ thống sơng chính, 5 cửa lạch thơng ra biển. Đặc biệt, Thanh Hố cịn có cảng nước sâu Nghi Sơn tiếp nhận tàu tải trọng 5 vạn DWT đã làm thay đổi các luồng vận tải hàng hóa xuất khẩu trong tồn quốc.

Đặc điểm vị trí địa lý nêu trên của Thanh Hố trong bối cảnh hiện nay có tác động hết sức mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Biểu hiện cụ thể trên các mặt:

- Mạng lưới giao thông với kết cấu hạ tầng đường sắt, đường bộ và đường biển tạo ra cơ hội và là động lực quan trọng để thực hiện; sự hỗ trợ chuyển giao công nghệ từ các thành phố lớn.

- Tạo môi trường thuận lợi trong việc tiếp cận các thị trường, đặc biệt là thị trường tiêu thụ nông sản, thực phẩm, các sản phẩm cơng nghiệp…

Tuy nhiên, do vị trí địa kinh tế quy định nên bên cạnh những thuận lợi, Thanh hoá cũng phải đối mặt với thách thức, đó là sự cạnh tranh gay gắt với các địa phương có kinh tế phát triển, như Hà Nội, Đà Nẵng…Vì vậy, để có thể hội nhập nhanh vào xu thế chung của nền kinh tế trong vùng và của cả nước, Thanh Hóa cần phải phát huy những tiềm năng và lợi thế của tỉnh cùng với sự nỗ lực cao của toàn thể cán bộ và nhân dân trong tỉnh.

* Về tài nguyên thiên nhiên

Thanh Hóa có diện tích đất tự nhiên 1.112.033 ha, với 10 nhóm đất, trong đó đất sản xuất nơng nghiệp là 245.367 ha; đất sản xuất lâm nghiệp 553.999 ha; đất ni trồng thủy sản 10.157 ha. Đa phần các nhóm đất thích hợp cho phát

triển cây lương thực, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả. Đây là tiềm năng để phát triển sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên này là điều kiện quan trọng để phát huy được thế mạnh nơng nghiệp, qua đó góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn, với diện tích rừng là 484.246 ha, trữ lượng gỗ khoảng 16,64 triệu m3. Rừng Thanh Hóa có nhiều loại gỗ quý hiếm, hàng năm có thể khai thác 50.000 m3 - 60.000 m3 như lát, sa mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, dổi, de, chị chỉ... Ngồi ra, Thanh Hố cịn là tỉnh có diện tích luồng, tre, nứa lớn nhất trong cả nước, với diện tích trên 50.000 ha, trữ lượng trên 1 tỷ cây, trong đó có 60 triệu cây luồng. Đây là tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế công nghiệp chế biến lâm, thổ sản.

Thanh Hóa có 102 km bờ biển chạy dài từ cửa Đáy (tỉnh Ninh Bình) đến Đơng Hồi (huyện Tỉnh Gia) và vùng lãnh hải rộng lớn diện tích 1,7 vạn km2. Biển Thanh Hố có trữ lượng lớn về hải sản khoảng (100.000 - 120.000 tấn), với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Dọc biển có 7 cửa lạch lớn nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy, và cho tàu thuyền đánh cá ra vào, hơn thế còn là bến đậu, là tụ điểm giao lưu, trung tâm nghề cá của tỉnh. Vùng cửa lạch với bãi bồi rộng, nơi để ni trồng hải sản, có thể ni cá song, trai ngọc, tôm hùm và hàng chục ngàn ha nước mặn ven bờ để ni nhuyễn thể vỏ cứng (ngao, sị…). Đây là sự ưu đãi lớn của thiên nhiên cho Thanh Hóa, cần phát huy để phát triển kinh tế.

Là tỉnh có nguồn tài nguyên nước rất phong phú, với tổng diện tích lưu vực là 39.756 km2, lượng nước trung bình hàng năm 19,52 tỉ m3. Nước ngầm ở Thanh Hóa rất phong phú về trữ lượng và chủng loại, hiện tại có khả năng cung cấp khoảng 400.000m3/ ngày. Nhìn chung, nguồn nước ở tỉnh Thanh Hóa khá dồi

dào cả nước mặt và nước ngầm, có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và đời sống an sinh của nhân dân.

Thanh Hóa cịn là một trong các tỉnh có nguồn khống sản phong phú và đa dạng, có trữ lượng lớn, chất lượng tốt, như đá vơi (trên 370 triệu tấn), crôm (khoảng 21 triệu tấn), quặng sắt (2 triệu tấn), secpentin (15 triệu tấn), đôlômit (4,7 triệu tấn)… Nguồn tài nguyên tự nhiên này là điều kiện để phát triển các ngành cơng nghiệp khai khống, tạo nên sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, có điều kiện thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế.

* Những đặc điểm về xã hội

Dân số Thanh Hố trong độ tuổi lao động có khoảng 2,16 triệu người (chiếm tỷ lệ 58,8% dân số tồn tỉnh), tương đối trẻ, có trình độ văn hóa. Lực lượng lao động đã qua đào tạo trên địa bàn tỉnh chiếm 31% dân số, trong đó lao động trong nơng nghiệp chiếm 67%, tương đương với 2.495.750 người. Số lao động chưa có việc làm cịn nhiều, nếu được đào tạo đây sẽ là nguồn bổ sung nhân lực quan trọng trong tương lai, phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Là vùng đất địa linh nhân kiệt, Thanh Hóa có truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời; quật cường trong kháng chiến, và có vị thế trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Con người xứ Thanh có truyền thống hiếu học, lao động cần cù, sáng tạo, ý chí vượt khó thành tài.

Nhìn chung, ở Thanh Hóa bên cạnh những thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển, cũng cịn khơng ít những thách thức, khó khăn. Đó là: Diện tích miền núi rộng, địa hình hiểm trở, thời tiết khí hậu diễn biến thất thường, lụt bão, lốc xoáy, nắng hạn và rét hại thường xuyên xảy ra. Sự khác biệt giữa các mùa cao, tính chất thời vụ hết sức khắt khe, gây khó khăn lớn cho sản xuất nông nghiệp. Kết cấu hạ tầng cịn yếu kém, trình độ phát triển kinh tế cịn lạc hậu, điểm xuất phát

thấp, sức hấp dẫn để thu hút đầu tư cịn hạn chế. Dân số đơng, lao động dồi dào nhưng kỹ năng, kỹ xảo còn thấp; tư tưởng phong kiến của một bộ phận dân cư còn nặng nên năng lực tiếp cận cơ chế thị trường không cao; tập quán tự túc, bảo thủ, ỷ lại, mặc cảm, tự ti,... cịn diễn ra khơng ít.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức ở tỉnh thanh hoá hiện nay” (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w