MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức ở tỉnh thanh hoá hiện nay” (Trang 100 - 107)

- Đối với các cấp uỷ Đảng: Thực tiễn cho thấy, quá trình xây dựng khối đạ

3.3MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, liên minh giai cấp là một tất yếu và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Liên minh giai cấp không chỉ là cơ sở để tăng cường lực lượng cách mạng, đảm bảo cho giai cấp cơng nhân có được sự hậu thuẫn mạnh mẽ để mở rộng quyền lãnh đạo của mình đối với tồn xã hội, mà cịn là điều kiện để các giai cấp trong xã hội thực hiện những lợi ích chung.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm tăng cường củng cố khối liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức đang có những thay đổi to lớn. Vì vậy, việc củng cố, tăng cường khối liên minh giữa cơng

nhân, nơng dân và trí thức vững mạnh là cơ sở để thực hiện mục tiêu “độc lập dân tộc gắn liến với chủ nghĩa xã hội, dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Qua nghiên cứu một số mơ hình về liên minh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, tác giả nhận thấy rằng, bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình thực hiện liên minh cịn có những hạn chế và những vấn đề nảy sinh trong thực tiến, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế. Vì vậy, tác giả mạnh dạn đề xuất và kiến nghị một số vấn đề sau:

- Đề nghị Chính phủ cần có biện pháp mạnh hơn để ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là thị trường tài chính, tiền tệ.

- Nhà nước cần tạo ra được một hành lang pháp lý phù hợp cho việc giải quyết tranh chấp trong liên kết giữa các nhà, đặc biệt là hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa nhà doanh nghiệp và nhà nông. Đối với những trường hợp thiệt hại do các nguyên nhân bất khả kháng, Nhà nước cần có chính sách cụ thể để hỗ trợ cho các bên tham gia.

- Nhà nước cần phải tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các cơ sở sản xuất nông nghiệp tại nông thôn mà thu hút nhiều lao động như: hỗ trợ về vốn, điều kiện môi trường đầu tư, hỗ trợ thuế..

- Cần tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, ưu tiên số 1 là xây dựng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới cụ thể như:

+ Xây dựng các chính sách đầu tư xây dựng nước sạch nơng thơn + Có chính sách về đào tạo, hỗ trợ đào tạo lao động nơng thơn

- Cần có chính sách hỗ trợ về tài chính, nguồn vốn, tạo điều kiện thuận lợi để nơng dân được tiếp cận góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, trong đó chú trọng thị trường tiêu thụ và chế biến nông sản, thị trường khoa học công nghệ gắn với khu vực nông thôn.

- Lông ghép các chương trình phát triển phát triển kinh tế - xã hội để thúc đẩy phát triển nơng thơn.

- Lồng ghép chương trình xây dựng nơng thơn mới với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

* Kết luận chương 3

Sự nghiệp xây dựng xã hội mới: “dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng và văn minh”, phải là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Dó đó, để đạt được mục tiêu đó, địi hỏi tồn dân phải đồn kết chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động nhằm thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ cách mạng đề ra.

Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng lãnh đạo cần ln xác định rõ vai trị nịng cốt của liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức - lực lượng đông đảo nhất và cũng là lực lượng cách mạng chủ yếu trong xã hội. Có củng cố vững chắc và phát huy vai trị của khối liên minh này thì mới lơi cuốn được tồn xã hội tham gia phong trào cách mạng, mới phát huy được sức mạnh toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.

Song, để củng cố, tăng cường khối liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức điều kiện tiên quyết là phải giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời phải có quan điểm đúng đắn trong giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội bằng các chủ trương, chính sách cụ thể và phải làm cho các chủ trương, chính sách ấy trở thành hiện thực trong đời sống. Bên cạnh đó, cần phải xác định rõ; xây dựng, củng cố khối liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các thành viên trong khối liên minh.

Từ thực trạng liên minh giai cấp ở tỉnh Thanh Hoá, trong giai đoạn hiện nay, để tăng cường, củng cố khối liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức, cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp như: nhóm giải pháp về nâng cao nhận thực, hồn thiện cơ chế, chính sách, nhóm giải pháp về kinh tế, nhóm giải pháp về chính trị, văn hố xã hội. Giữa các nhóm giải pháp có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, vì vậy, khi thực hiện địi hỏi phải có sự giải quyết một cách đồng bộ, có như vậy mới phát huy được sức mạnh tổng hợp các nhóm giải pháp sẽ đem lại hiệu quả trong việc tăng cường, củng cố khối liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức ở tỉnh Thanh Hố.

KẾT LUẬN

Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động (trí thức) là vấn đề có tính quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa đã được C. Mác – Ph.Ăngghen tổng kết qua thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân ở nhiều nước, sau này V.I.Lênin cịn nhấn mạnh đó là nguyên tắc cao nhất chủ chuyên chính vơ sản.

Vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận về liên minh giai cấp của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, coi “công – nơng là gốc của cách mạng” và “trí thức là vốn quý của dân tộc”. liên minh công – nông là nền tảng của khối đại đồn kết, là nền tảng quyết đinh thắng lợi của cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những nội dung này đã trở thành kim chỉ nam cho đường lối cách mạng Việt Nam và cho các chủ trương, chính sách liên minh, đoàn kết ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ của cách mạng.

Quá trình CNH, HĐH được coi là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Viêt Nam. Q trình đó đã và đang lơi cuốn, tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, thực tiễn đó đặt ra, cần phải huy động và phát huy sức mạnh của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Do đó, tăng cường, củng cố khối liên minh chính là góp phần thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ của quá trình CNH, HĐH đất nước.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm tăng cường, củng cố khối liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức. Tuy nhiên, ở từng địa phương với các mơ hình hợp tác, liên kết khác nhau nên việc thực hiện các chủ trương, chính sách cịn có nhiều bất cập. Vì vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu, tổng kết thực trạng liên minh ở từng địa phương,

qua đó ban hành các chính sách phù hợp nhằm tăng cường củng cố khối liên minh trên phạm vi cả nước hướng vào đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước. Qua nghiên cứu, khảo sát một số mơ hình liên kết trên địa bàn tỉnh Thanh Hố cho thấy, nhờ có các phương thức liên kết hiệu quả, đã tạo được sự đoàn kết thống nhất giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội, sức mạnh khối đại đoàn kết trên địa bàn Thanh Hố khơng ngừng được tăng cường củng cố và phát huy. Nét nổi bật đó là; ln giữ vững sự ổn định về chính trị; quốc phịng, an ninh được tăng cường; kinh tế có bước tăng trưởng khá, văn hố xã hội được nâng lên; quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế luôn bảo đảm, cơ chế chính trị Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ được vận hành thông suốt, nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm đời sống dân sinh đã được lồng ghép và đi vào cuộc sống. Đời sống kinh tế, văn hoá của các giai cấp trong xã hội được cải thiện rõ rệt. Quy chế dân chủ ở cơ sở được thực hiện khá đầy đủ nên đã huy động được sức lực, vật lực, trí lực của nhân dân vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng nhiều.

Có được những thành tựu trên, ngun nhân cơ bản chính là vai trị lãnh đạo của các cấp uỷ đảng và chính quyền các cấp trên địa bản tỉnh, đã vận dụng một cách sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tế của tỉnh; giải quyết đúng đắn, hài hồ mối quan hệ lợi ích có những chính sách phù hợp, kịp thời trong giải quyết các mâu thuẫn về lợi ích giữa các giai cấp và tầng lớp trong xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình thực hiện liên minh cũng đã nảy sinh những mâu thuẫn như: tình trạng người nơng dân mất đất sản xuất; hiện tượng phá vỡ hay lạm dụng hợp đồng, thiếu gắn kết trong hợp tác kinh tế; sự chênh lệch trong hưởng thụ phúc lợi xã hội; ô nhiễm môi trường; sự thiếu công bằng trong việc tiếp cận sử dụng tư liệu sản xuất, nhất là sự chênh lệch giá cả hàng hố cơng nghiệp, dịch vụ với giá cả nông sản ngày càng lớn.

Nguyên nhân của hạn chế này là do một bộ phận cơng nhân, nơng dân, trí thức chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm tham gia xây dựng khối liên minh; điều kiện bảo đảm thống nhất lợi ích kinh tế cịn nhiều bất cập; một số chủ trương, chính sách chưa sát với thực tế; nhiều doanh nghiệp còn tỏ ra ngần ngại khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; công tác quy hoạch phát triển chưa đồng bộ…

Từ khảo sát thực tế qua một số mơ hình liên kết, việc tăng cường, củng cố khối liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá cần phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp, qua đó góp phần củng cố khối liên minh làm cơ sở để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức ở tỉnh thanh hoá hiện nay” (Trang 100 - 107)