Quan niệm công tác tư tưởng và chất lượng công tác tư tưởng của Đảng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-chất lượng công tác tư tưởng của các đảng bộ quận ở thành phố hồ chí minh giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 36)

tưởng của Đảng

* Công tác tư tưởng của Đảng:

Tư tưởng theo quan điểm macxit “là sự phản ánh hiện thực khách quan

vào trong đầu óc của con người và được cải biến đi ở trong đó, là biểu hiện của quan hệ con người đối với thế giới xung quanh.” Tư tưởng còn được hiểu

là sự suy nghĩ, là quan điểm và ý nghĩ chung của con người đối với thế giới tự nhiên và xã hội. Tư tưởng tiến bộ, tư tưởng cách mạng có tác động tích cực, thúc đẩy xã hội phát triển. Tư tưởng lạc hậu, phản động sẽ có tác động tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Con người có nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Để thỏa mãn nhu cầu vật chất, con người tổ chức các quá trình sản xuất vật chất; để thỏa mãn nhu cầu tinh thần thì con người cũng có q trình sản xuất ra sản phẩm tinh thần. Khi xã hội loài người phân chia thành giai cấp, giữa các giai cấp đối kháng nhau về lợi ích căn bản cũng nảy sinh nhu cầu sản xuất ra hệ tư tưởng riêng để phản ánh luận chứng cho địa vị và bảo vệ lợi ích giai cấp, chống lại giai cấp đối kháng, do đó lịch sử cũng bắt đầu q trình đấu tranh trên lĩnh vực ý thức hệ, từ đó đề ra nhu cầu sản xuất và truyền bá các hệ tư tưởng.

Hệ tư tưởng là sự phản ánh của lợi ích và lập trường giai cấp dưới hình thái lý luận. CTTT ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp thống trị, biến hệ tư tưởng của giai cấp thống trị thành hệ tư tưởng chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội.

Vậy, cơng tác tư tưởng là hoạt động có mục đích, có tổ chức của một

giai cấp, một chính đảng nhằm xác lập, truyền bá và phát triển hệ tư tưởng nhằm thúc đẩy con người và xã hội hành độngtheo lập trường và lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng.

Đối với giai cấp vô sản, công tác tư tưởng xuất hiện trước và đồng thời với sự ra đời của Đảng cộng sản - sự kiện đánh dấu bước trưởng thành về chính trị, tư tưởng và tổ chức của giai cấp vơ sản. Đồng chí Lê Duẩn viết: “Trong Đảng ta, khơng có ngành nào già bằng ngành tun huấn, vì từ khi có Đảng đã có nó rồi”. Điều đó có nghĩa là trước khi thành lập Đảng, một bộ phận tiên tiến trong trí thức yêu nước và cách mạng đại diện cho giai cấp vô sản đã tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về mặt tư tưởng cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo

cách mạng của mình, Đảng ta ln xác định vai trị, vị trí hàng đầu của CTTT trong cơng tác xây dựng Đảng và coi CTTT là một trong những phương thức lãnh đạo chủ yếu của Đảng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln coi trọng việc lãnh đạo tư tưởng. Người khẳng định: "Lãnh đạo quan trọng nhất là lãnh đạo tư tưởng, phải hiểu tư tưởng của mỗi cán bộ để giúp đỡ thiết thực trong cơng tác, vì tư tưởng thơng suốt thì làm tốt, tư tưởng nhùng nhằng thì khơng làm được việc" [39, tr.233 - 234].

Để lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng, Đảng phải tiến hành CTTT trong tất cả các lĩnh vực hoạt động nhằm tác động vào tồn bộ ý thức con người, từ cung cấp thơng tin đến giáo dục lý luận, đường lối, chính sách, pháp luật, văn hóa; bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, định hướng giá trị tư tưởng, lối sống và nhân cách. Đó là hoạt động quan trọng bậc nhất của Đảng. Đảng sử dụng mọi thành quả trí tuệ, văn hóa, mọi phát minh khoa học mới nhất, mọi phương tiện, mọi phương thức để tiến hành CTTT, nhằm xây dựng, xác lập, phát triển hệ tư tưởng XHCN, hình thành niềm tin, định hướng giá trị đúng đắn, góp phần xây dựng thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cộng sản, đặc biệt là giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ, thúc đẩy mọi người có những hành động tích cực và sáng tạo để thực hiện thắng lợi lý tưởng và mục tiêu XHCN, tạo lập sự thống nhất tư tưởng và hành động trong Đảng và trong nhân dân. Lênin cũng đã chỉ ra rằng: "Nâng cao giác ngộ của quần chúng, hiện nay cũng như bất cứ lúc nào, vẫn là nền tảng và nội dung chủ yếu của tồn bộ cơng tác của chúng ta" [30, tr.472].

Như vậy, có thể nói rằng, CTTT của Đảng Cộng sản Việt Nam là hoạt

động đa dạng, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức của Đảng nhằm xác lập, truyền bá và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; những tư tưởng tiên tiến và cách mạng, qua đó hình thành niềm tin và định hướng giá trị đúng đắn, góp phần hình thành ở cán bộ, đảng viên và nhân dân thế giới quan

khoa học và nhân sinh quan cộng sản, thúc đẩy con người và xã hội hành động tích cực và sáng tạo nhằm hiện thực hóa lý tưởng và mục tiêu của Đảng.

CTTT của Đảng có chủ thể và đối tượng xác định:

Chủ thể CTTT của Đảng là Đại hội Đảng các cấp, Ban Chấp hành

Trung ương mà thường xuyên, trực tiếp là Bộ chính trị, Ban Bí thư; cấp ủy Đảng các cấp; đảng đoàn, ban cán sự và các chi bộ Đảng. Dưới sự lãnh đạo của các chủ thể nói trên, tồn bộ các tổ chức của HTCT, cán bộ, đảng viên của Đảng và quần chúng tích cực… đều có trách nhiệm tham gia các hoạt động cơng tác tư tưởng của Đảng, trong đó các cơ quan tham mưu của Đảng về CTTT, các cơ quan văn hóa thơng tin, tư tưởng, lý luận của Nhà nước và các đồn thể chính trị xã hội là lực lượng nịng cốt, có trách nhiệm chính trong các hoạt động của CTTT.

Đối tượng cơng tác tư tưởng là tồn bộ HTCT và các tổ chức xã hội, là cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đối với các cơ quan lãnh đạo của Đảng, trong mối quan hệ này là chủ thể, trong mối quan hệ khác lại là đối tượng của CTTT. Công tác tư tưởng khi hướng vào nội bộ Đảng, nó trực tiếp tham gia xây dựng Đảng về tư tưởng: Xây dựng nền tảng tư tưởng của Đảng, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận của Đảng cầm quyền; trang bị thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận nhận thức cho cán bộ, đảng viên của Đảng, tạo sự đoàn kết thống nhất tư tưởng trong Đảng. Khi hướng ra ngoài xã hội, công tác tư tưởng của Đảng tác động vào tất cả các lực lượng xã hội, nhằm làm cho hệ tư tưởng của Đảng và của giai cấp công nhân chiếm vị trí chủ đạo trong xã hội ta.

Về cấu trúc, CTTT của Đảng bao gồm nhiều mặt công tác liên quan

chặt chẽ, thống nhất biện chứng với nhau, làm tiền đề của nhau, tạo thành một q trình liên tục. Đó là công tác lý luận; công tác tuyên truyền, cổ động và cơng tác văn hóa, văn nghệ.

Việc theo dõi, nắm bắt, phân tích, xử lý các tư tưởng mới nảy sinh, khuyến khích các khuynh hướng và tư tưởng tiến bộ, uốn nắn các khuynh hướng và tư tưởng lệch lạc, nói gọn lại là hoạt động quản lý các quá trình tư tưởng (CTTT theo nghĩa hẹp) có ý nghĩa trực tiếp. Trong q trình vận động của xã hội, của từng cộng đồng dân cư, của tổ chức đảng luôn xuất hiện các tư tưởng mới, sự cọ xát giữa các loại ý kiến và quan điểm khác nhau, trong đó có luồng tư tưởng tích cực, hợp lý và luồng tư tưởng tiêu cực, chưa hợp lý. CTTT của tổ chức đảng phải nắm bắt kịp thời các luồng tư tưởng ấy, phân tích chúng, tìm ra nguyên nhân trực tiếp và sâu xa hình thành nên mỗi loại, phân biệt đúng sai, từ đó ủng hộ và khuyến khích các tư tưởng đúng đắn và phê phán, uốn nắn các tư tưởng lệch lạc, sai trái. Đây là lĩnh vực rất thường xuyên, quan trọng mà CTTT của tổ chức đảng phải làm tốt, là thước đo thể hiện rõ năng lực làm CTTT của tổ chức đảng.

Hoạt động đấu tranh tư tưởng vừa gắn với các nội dung trên, vừa mang tính độc lập nhất định trong cơng việc và hồn cảnh cụ thể. Đây là hoạt động cần thiết trong CTTT của Đảng nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng, quan điểm của Đảng, củng cố sự nhất trí về tư tưởng trong Đảng, chống lại sự phá hoại về tư tưởng của các thế lực phản động và khắc phục sự phai nhạt, suy thóai tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Công việc này không chỉ là các bài nói và viết chính thức được đăng tải trên các phương tiện thơng tin đại chúng, mà cịn là những ý kiến đấu tranh, phê phán các quan điểm sai trái ngay trong sinh hoạt đảng.

* Chất lượng công tác tư tưởng của Đảng:

Chất lượng CTTT của Đảng là tổng hợp của chất lượng các mặt hoạt động cấu thành CTTT, được đánh giá theo mức độ so sánh giữa yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu của CTTT và thực tiễn đạt được qua các lĩnh vực hoạt động của nó. Có thể nói, chất lượng CTTT của Đảng thể hiện ở việc đem lại

và làm chuyển biến tích cực ở đối tượng những yêu cầu cơ bản về tư tưởng mà Đảng đặt ra trong từng thời kỳ.

Chất lượng CTTT của Đảng là cái tạo nên giá trị của sự tác động định hướng lên trạng thái và quá trình vận động của ý thức xã hội. Nói cách khác, đó là những giá trị đạt được của quá trình tác động định hướng nhận thức, giải quyết những mâu thuẫn về tư tưởng, phát triển tiềm năng sáng tạo của lĩnh vực tinh thần, xác lập thế giới quan và hệ tư tưởng của giai cấp cơng nhân, góp phần hình thành con người mới, xã hội mới. Chất lượng của công tác tư tưởng của Đảng biểu hiện tập trung ở những nội dung cụ thể sau đây:

Một là, chất lượng của việc nâng cao nhận thức về mọi mặt cho đối

tượng tác động, đặc biệt là nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ sở.

Hai là, tính thuyết phục, mức độ bền vững, sâu sắc của nhận thức, niềm

tin ở đối tượng do CTTT đưa lại, đạt tới mức đối tượng có thể tự mình nhìn nhận, phân biệt đúng sai và phản ứng lại một cách thích đáng đối với các quan điểm sai trái, góp phần khắc phục các nhận thức sai lầm, củng cố sự nhất trí về tư tưởng trong Đảng và trong xã hội.

Ba là, mức độ của sự nhạy bén, sáng tạo, kịp thời nắm bắt và giải quyết

những mâu thuẫn về tư tưởng, phát hiện và trả lời nhanh chóng những vấn đề tư tưởng nảy sinh, tính chiến đấu cao đối với chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, những quan điểm mơ hồ, sai trái trong Đảng và trong xã hội.

Bốn là, chất lượng hoạt động của hệ thống tổ chức làm công tác tư

tưởng bao gồm chất lượng các cơ quan làm CTTT; chất lượng đội ngũ chuyên trách và bán chuyên trách làm CTTT; phương pháp lãnh đạo, quản lý CTTT.

Năm là, chất lượng của mọi hoạt động của CTTT thể hiện rõ các

nguyên tắc cơ bản của CTTT (tính Đảng, tính khoa học, tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa lời nói và việc làm,…).

Khi đánh giá chất lượng của CTTT cần chú ý những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, các điều kiện khách quan và sự nỗ lực chủ quan của các chủ thể CTTT. Bởi vì, trong mỗi thời kỳ cách mạng, yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu CTTT của Đảng có những đặc điểm riêng, quan niệm về chất lượng CTTT cũng mang dấu ấn lịch sử. Đồng thời, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở từng địa phương, cơ sở cũng chi phối rất lớn đến từng chủ thể và kết quả đạt được của CTTT. Chất lượng CTTT có nhiều mức độ khác nhau, tùy theo mức độ đạt được của CTTT so với mục đích, yêu cầu đề ra. Vì thế, trong thực tế, cần tránh hiện tượng để được đánh giá đạt chất lượng cao mà hạ thấp yêu cầu.

Quá trình hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với quá trình truyền bá và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Trong suốt hơn 81 năm hoạt động, trải qua các thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn chú trọng nâng cao chất lượng và tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý về CTTT trong Đảng và trong xã hội. Ngày nay, trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, CTTT vẫn giữ vị trí hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng và trong hoạt động lãnh đạo của Đảng ta. Trong giai đoạn lịch sử hiện nay, CTTT của Đảng phải luôn được đổi mới và phát triển cho phù hợp với những hoàn cảnh và điều kiện mới, không ngừng nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-chất lượng công tác tư tưởng của các đảng bộ quận ở thành phố hồ chí minh giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 36)