Gắn công tác tư tưởng với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-chất lượng công tác tư tưởng của các đảng bộ quận ở thành phố hồ chí minh giai đoạn hiện nay (Trang 96 - 99)

- THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 2.1 TÌNH HÌNH TƯ TƯỞNG CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NHÂN DÂN Ở

3.2.2.Gắn công tác tư tưởng với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc

nâng cao đời sống nhân dân và giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phịng - an ninh

Mọi hoạt động tư tưởng xét đến cùng xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và nhằm mục đích thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị. Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội được đề ra là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi, là điều kiện cơ bản để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng bộ, là cơ sở chính trị, tư tưởng của sự đồn kết, thống nhất trong toàn Đảng bộ và nhân dân. Vì vậy, CTTT tất yếu phải kết gắn với nhiệm vụ kinh tế - xã hội và lấy việc phục vụ nhiệm vụ kinh tế - xã hội làm mục đích hoạt động của mình.

Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ chính trị hàng đầu của các Đảng bộ quận ở TP. Hồ Chí Minh là phải tập trung phát triển tồn diện kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phịng - an ninh. Thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Thành ủy về thực hiện hướng dẫn số 87-HD/BTGTW ngày 9/10/2009 của Ban Tuyên giáo Trung ương về thực hiện quy chế phối hợp giữa Ban Tuyên giáo cấp tỉnh với cơ quan nhà nước cùng cấp trong việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của người dân.

Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quy định mục tiêu và nội dung CTTT của Đảng bộ; đồng thời, việc hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, quốc phịng - an ninh là thước đo đánh giá kết quả CTTT.

Sự kết hợp giữa CTTT với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội thể hiện ở những nội dung sau:

Thứ nhất, CTTT phải góp phần tích cực vào việc hình thành và xác

định phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội một cách đúng đắn, phù hợp điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương.

Thứ hai, CTTT phải đề ra được những biện pháp và hình thức tốt nhất

làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân thông suốt và quán triệt phương hướng, nhiệm vụ đó.

Thứ ba, CTTT phải hướng dẫn, cổ vũ, động viên tinh thần, khơi dậy

mọi tiềm năng sáng tạo của cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Đảng bộ đã đề ra.

Tính tích cực, chủ động của CTTT đối với sự phát triển kinh tế - xã hội thể hiện ở chỗ, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, CTTT phải đi trước một bước, trù liệu được các diễn biến tư tưởng có thể nảy sinh trong quá trình chuyển đổi cơ cấu và cơ chế quản lý, thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm. Phải kịp thời phát hiện, biểu dương cổ vũ những điển hình tiên tiến, động viên và tạo mơi trường chính trị, tâm lý thuận lợi cho các nhân tố mới phát triển. Đồng thời, trong quá trình triển khai các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, phải phát hiện những thiếu sót, chưa hồn chỉnh và phản ánh để cấp trên kịp thời bổ sung, sửa đổi. Khi nhiệm vụ đã được hồn thành, CTTT có nhiệm vụ tun truyền, giải thích kết quả đã đạt được và tổng kết kinh nghiệm để nâng cao chất lượng CTTT. Nói cách khác, CTTT vừa đi trước, đi cùng và đi

sau công tác kinh tế.

CTTT không phải lúc nào cũng diễn ra thuận chiều, sn sẻ, khơng có sự cọ xát, đấu tranh giữa các quan điểm đúng và các quan điểm giản đơn, sai trái, lệch lạc. Chính việc đề ra phương hướng phát triển kinh tế - xã hội đúng là căn cứ để phân biệt đâu là quan điểm đúng, đâu là quan điểm sai. Chính vì vậy, trong q trình tiến hành CTTT, phải ln bám sát phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, coi đó là mục tiêu hàng đầu của CTTT, là định hướng cho CTTT, xa rời định hướng này, CTTT sẽ không đạt hiệu quả cao, thậm chí khó tránh khỏi những khuyết điểm, sai lầm đáng tiếc. Nói cách khác, gắn chặt với phát triển kinh tế - xã hội, với phong trào cách mạng của quần chúng là lý do tồn tại của CTTT.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-chất lượng công tác tư tưởng của các đảng bộ quận ở thành phố hồ chí minh giai đoạn hiện nay (Trang 96 - 99)