- THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 2.1 TÌNH HÌNH TƯ TƯỞNG CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NHÂN DÂN Ở
2.3.2. Bài học kinh nghiệm
Một là, thời hiện đại, đời sống thành phố, đất nước, khu vực, quốc tế diễn
biến rất mau lẹ, tiềm tàng những nhân tố khó lường, cơng tác tư tưởng phải nhạy bén nắm bắt thông tin đa chiều, bám sát sự vận động của thực tiễn, đánh giá và dự báo đúng tình hình để làm tốt cơng tác tham mưu, định hướng tư tưởng. Các cấp ủy đảng thường thường xuyên nắm chắc tình hình diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là ở những lúc chuyển giai đoạn, gặp khó khăn, kịp thời giải quyết những vấn đề bức xúc, nảy sinh từ cơ sở. Nâng cao tính khoa học, thực hiện dân chủ trong CTTT, tăng cường đối thoại, mở rộng thông tin, đảm bảo quyền được thông tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân; thường xuyên tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng để kịp thời đánh giá tình hình, bổ sung nội dung, cải tiến hình thức, phương pháp thực hiện, kịp thời khắc phục những yếu kém, kìm chế và đẩy lùi những nhân tố gây mất ổn định, nâng cao tính thực tiễn của CTTT.
Hai là, phải thực hiện đúng đắn phương châm toàn Đảng làm CTTT, huy
động tổng lực của cả hệ thống chính trị.
Cơng tác tư tưởng phải phát huy được đồng bộ sức mạnh của hệ thống chính trị, trước hết là sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, trực tiếp là đồng chí Bí thư cấp ủy, sự vào cuộc và phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước, Mặt trận tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội. Chủ động thiết kế, thường xuyên duy trì, bồi đắp, phát huy hiệu quả quan hệ phối hợp rộng, bền, thực chất với các cơ quan chức năng trong hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng là gốc thắng lợi của CTTT.
Ba là, kinh tế thị trường đi vào chiều sâu, hội nhập quốc tế trong một thế
giới phẳng ngày càng trực tiếp sâu rộng…các nhân tố tác động đến tư tưởng, tình cảnh, tâm trạng con người và cộng đồng trở nên vô cùng đa dạng, phức
tạp, từ nhiều chiều, đặc biệt là những va chạm, xung đột về lợi ích và sự bùng nổ thơng tin trên mạng tồn cầu. CTTT phải mở rộng diện phủ sóng, cập nhật những thơng tin, tỉnh táo và vững vàng, chủ động đi trước, đi cùng những biến thiên, các sự kiện và sự việc của đời sống.
Bốn là, đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác tư tưởng của cả hệ thống
chính trị từ quận xuống cơ sở, nhất là cán bộ chủ chốt, trong các tổ chức đảng, chính quyền, đồn thể phải giỏi về lý luận, sâu sát thực tiễn, am hiểu về nghiệp vụ, mẫu mực về đạo đức, lối sống và gương mẫu trong hành động. Chú ý bồi dưỡng về mọi mặt cho những người đứng đầu các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, các hội ở quận, phường để lực lượng này làm cơng tác tư tưởng đạt kết quả tốt. Đồng thời, tích cực bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên, đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt trong công tác tư tưởng.
Năm là, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quán
triệt đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận dụng sáng tạo vào tình hình thực tiễn ở địa phương để xác định nội dung, phương pháp công tác tư tưởng cho phù hợp với từng thời kỳ, từng loại đối tượng. Chú trọng sơ kết, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ công tác tư tưởng của cán bộ, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm, bổ sung, cải tiến, hoàn thiện về nội dung, hình thức, phương pháp cơng tác tư tưởng. Cùng với việc tiến hành công tác tư tưởng trong các hội nghị, hội trường, cần coi trọng và phát huy vai trị của các hình thức hoạt động tun truyền, cổ động ngồi trời, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật quần chúng; đưa các nội dung tư tưởng vào trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật quần chúng.
Sáu là, tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, phương tiện và kinh phí hoạt
động cho công tác tư tưởng. Kinh nghiệm cho thấy, nơi nào làm tốt vấn đề này cũng góp phần thúc đẩy các hoạt động của công tác tư tưởng phát triển.
Trước yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, chủ động và tích cực hội nhập, giao lưu quốc tế, từ thực trạng chất lượng CTTT nêu trên, các
Đảng bộ quận ở TP. Hồ Chí Minh phải tiếp tục phát huy tốt những mặt mạnh đã đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém; xác định đúng mục tiêu, phương hướng để đề ra được những giải pháp đồng bộ, khả thi để không ngừng nâng cao chất lượng của CTTT.
Chương 3