Kết quả thu thập mẫu khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á (Trang 55)

Khu vực Tên chi nhánh Số phiếu phát ra Số phiếu

hợp lệ

Hà Nội Bac A Bank – Chi nhánh Kim Liên 80 75

Đà Nẵng Bac A Bank – Chi nhánh Đà Nẵng 80 74

TP.HCM Bac A Bank – Chi nhánh Phan Đăng Lưu 80 77

Cần Thơ Bac A Bank – Chi nhánh Cần Thơ 80 72

Tổng cộng 320 298

+ Kích thước mẫu: Trong nghiên cứu chính thức, có tổng cộng 320 phiếu khảo

sát được phát ra và thu về được 298 phiếu khảo sát hợp lệ. Theo Hair và các cộng sự (1998) thì cỡ mẫu nên lớn hoặc bằng 50 + 8p (với p là số lượng biến độc lập). Đối với mơ hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền tại Bac A Bank có 7 biến độc lập thì tối thiểu số lượng mẫu cần khảo sát là 106. Vì vậy, số lượng mẫu thu thập được là 298 phiếu khảo sát được xem là phù hợp.

+ Phương pháp chọn mẫu: Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp

thuận tiện. Các phiếu khảo sát được gửi ngẫu nhiên cho khách hàng cá nhân gửi tiền tại Bac A Bank – Chi nhánh Kim Liên, Bac A Bank – Chi nhánh Đà Nẵng, Bac A Bank – Chi nhánh Phan Đăng Lưu, Bac A Bank – Chi nhánh Cần Thơ.

+ Cách thức gửi mẫu khảo sát: Bac A Bank – Chi nhánh Kim Liên, Bac A

Bank – Chi nhánh Đà Nẵng và Bac A Bank – Chi nhánh Cần Thơ, bảng câu hỏi được gửi bằng email tới các khách hàng với sự hỗ trợ của các giao dịch viên tại bộ phận dịch vụ khách hàng. Đối với Bac A Bank – Chi nhánh Phan Đăng Lưu thì thực hiện phỏng vấn trực tiếp khách hàng gửi tiền tại Chi nhánh.

4.2 Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu 4.2.1 Mơ hình nghiên cứu 4.2.1 Mơ hình nghiên cứu

Dựa trên mơ hình nghiên cứu của Larmaque (2005) và kết quả phỏng vấn các chun gia, mơ hình nghiên cứu đề xuất bao gồm 7 nhóm yếu tố là các biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc là năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Bac A Bank. Mơ hình nghiên cứu đề xuất:

Y= β0+ β1X1+ β2X2+ β3X3+ β4X4+ β5X5+ β6X6+ β7X7. Trong đó:

Y : Năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Bac A Bank X1: Năng lực tài chính (TC)

X2: Sản phẩm huy động vốn tiền gửi (SP) X3: Thương hiệu (TH)

X4: Mạng lưới hoạt động (ML) X5: Năng lực quản trị (QT)

X6: Năng lực công nghệ thông tin (CN) X7: Nguồn nhân lực (NL)

Hình 4.2: Mơ hình nghiên cứu đề xuất 4.2.2 Giả thuyết nghiên cứu 4.2.2 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết H1: nhân tố “Năng lực tài chính” có mối quan hệ cùng chiều với năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Bac A Bank, được kỳ vọng mang dấu dương

Giả thuyết H2: nhân tố “Sản phẩm huy động vốn tiền gửi” có mối quan hệ cùng chiều với năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Bac A Bank, được kỳ vọng mang dấu dương

Giả thuyết H3: nhân tố “Thương hiệu” có mối quan hệ cùng chiều với năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Bac A Bank, được kỳ vọng mang dấu dương

Năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Bac A Bank H2 H3 H4 H5 H6 Sản phẩm huy động vốn tiền gửi Năng lực tài chính H1 Thương hiệu Năng lực quản trị Mạng lưới hoạt động Năng lực công nghệ thông tin Nguồn nhân lực H7

Giả thuyết H4: nhân tố “Mạng lưới hoạt động” có mối quan hệ cùng chiều với năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Bac A Bank, được kỳ vọng mang dấu dương

Giả thuyết H5: nhân tố “Năng lực quản trị” có mối quan hệ cùng chiều với năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Bac A Bank, được kỳ vọng mang dấu dương

Giả thuyết H6: nhân tố “Năng lực công nghệ thơng tin” có mối quan hệ cùng chiều với năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Bac A Bank, được kỳ vọng mang dấu dương

Giả thuyết H7: nhân tố “Nguồn nhân lực” có mối quan hệ cùng chiều với năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Bac A Bank, được kỳ vọng mang dấu dương

4.3 Thống kê mô tả dữ liệu khảo sát Bảng 4.2: Đặc điểm mẫu khảo sát Bảng 4.2: Đặc điểm mẫu khảo sát

Thông tin Phân loại Số lượng Tỷ lệ (%)

Giới tính Nam 152 51,0 Nữ 146 49,0 Độ tuổi Từ 18 đến 22 tuổi 30 10,1 Từ 23 đến 35 tuổi 108 36,2 Từ 36 đến 50 tuổi 142 47,7 Trên 50 tuổi 18 6,0 Thu nhập Dưới 8 triệu đồng/tháng 50 16,8 Từ 8 đến dưới 20 triệu đồng/tháng 96 32,2 Từ 20 đến dưới 40 triệu đồng/tháng 110 36,9 Từ 40 triệu đồng/tháng trở lên 42 14,1 (Nguồn: Phụ lục 05)

Sau khi thu thập dữ liệu nghiên cứu, mẫu được đưa vào phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0 và đặc điểm mẫu khảo sát như sau:

- Đặc điểm về giới tính: Theo khảo sát cho thấy mẫu khảo sát khơng có sự chênh lệch đáng kể về giới tính, trong số 298 người tham gia trả lời phỏng vấn thì có 152 nam (51%) và 146 nữ (49%).

- Đặc điểm về độ tuổi: Với 298 người tham gia phỏng vấn thì độ tuổi 36 - 50 tuổi chiếm 47,7% là độ tuổi nhiều người tham gia phỏng vấn nhất, độ tuổi chiếm số lượng nhiều tiếp theo là 23 - 35 tuổi chiếm 36,2%, độ tuổi từ 18 - 22 tuổi chiếm 10,1% và độ tuổi trên 50 tuổi chỉ chiếm 6%. Qua đó ta cũng như thấy độ tuổi tham gia phỏng vấn đa phần là độ tuổi trẻ và trung niên.

- Đặc điểm về thu nhập: Trong 298 người được phỏng vấn thì có 110 người có thu nhập từ 20 triệu đồng/tháng đến dưới 40 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất với 36,9%. Nhóm người có thu nhập từ 8 triệu đồng/tháng đến dưới 20 triệu đồng/tháng thì có 96 người chiếm 32,2%. Nhóm người có thu nhập dưới 8 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ 16,8% và nhóm người có thu nhập từ 40 triệu đồng trở lên chiếm tỷ lệ 14,1%.

4.4 Thống kê mô tả các biến quan sát

Kết quả thống kê mô tả cho thấy đa số các biến đều cho giá trị cao hơn giá trị trung bình kỳ vọng là 3. Do vậy, mỗi biến quan sát đều cho thấy sự ảnh hưởng của đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Bac A Bank. Kết quả cũng cho thấy khách hàng đánh giá cao năng lực quản trị, năng lực tài chính và mạng lưới hoạt động của Bac A Bank.

Bảng 4.3: Thống kê mơ tả các biến quan sát

Đơn vị tính: lần Mã

hóa Biến quan sát

Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Phương sai TC1 Bac A Bank có đủ vốn để hoạt động 1 5 3,74 0,960 TC2 Bac A Bank khơng có thơng tin tiêu cực trên thị trường 1 5 4,04 0,766 TC3 Bac A Bank có tình hình tài chính lành mạnh 1 5 3,83 0,699

SP1 Bac A Bank có lãi suất huy động cạnh tranh 2 5 3,81 0,764 SP2 Sản phẩm có ưu điểm nổi bật 1 5 3,84 0,775 SP3 Bac A Bank có s ản phẩm huy động tiền gửi đa dạng 2 5 3,80 0,770 SP4 Các sản phẩm tiền gửi đáp ứng được nhu cầu của khách hàng 1 5 3,73 0,884 TH1 Bac A Bank tạo được niềm tin cho khách hàng 3 5 3,80 0,629 TH2 Thương hiệu Bac A Bank dễ dàng nhận diện 2 5 3,76 0,740 TH3 Bac A Bank nhận được nhiều danh hiệu có uy tín 3 5 3,95 0,655 ML1 Bac A Bank có mạng lưới hoạt động rộng khắp 2 5 4,02 0,878 ML2 Bac A Bank có nhiều điểm giao dịch tại các thành phố lớn 2 5 3,93 0,937 ML3 Địa điểm giao dịch thuận tiện 1 5 4,03 0,930 QT1 Bac A Bank được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá cao 1 5 3,91 0,947 QT2 Bac A Bank được NHNN đánh giá cao về hoạt động kinh doanh 2 5 4,10 0,847 QT3 Bac A Bank áp dụng mơ hình quản trị tiên tiến 1 5 4,12 0,909 QT4 Bac A Bank ln đảm bảo tính thanh khoản 1 5 3,92 0,966 CN1 Bac A Bank có cơng nghệ hiện đại 1 5 3,21 0,777 CN2 Công nghệ được ứng dụng trong các sản phẩm tiền gửi 2 5 3,76 0,907 NL1 Nhân viên Bac A Bank thực hiện giao dịch nhanh chóng, chính xác 1 5 3,56 0,843 NL2 Đội ngũ nhân viên của Bac A Bank có đạo đức nghề nghiệp 1 5 3,91 0,883 NL3 Nhân viên của Bac A Bank chuyên nghiệp và tận tình 1 5 3,66 0,908 NL4 Nhân viên tư vấn sản phẩm rõ ràng và dễ hiểu 1 5 3,65 0,943 CT1 Bac A Bank có năng lực cạnh tranh về huy động vốn tiền gửi 1 5 3,67 0,890 CT2 Bac A Bank có khả năng gia tăng thị phần huy động vốn tiền gửi 1 5 3,84 0,866 CT3 Doanh số huy động vốn tiền gửi tiếp tục gia tăng trong tương lai 1 5 3,79 0,839

(Nguồn: Phụ lục 06)

4.5 Kiểm định độ tin cậy của thang đo 4.5.1 Hệ số Cronbach’s Alpha 4.5.1 Hệ số Cronbach’s Alpha

Hệ số Cronbach’s Alpha thường được sử dụng để đánh giá mức độ tin cậy của thang đo. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì một thang đo có Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt; từ gần 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Trong trường hợp khái niệm đo lường là mới hoặc

từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được. Ngoài ra, các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng yêu cầu phải lớn hơn hoặc bằng 0,3 (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Bảng 4.4: Kết quả Cronbach’s Alpha của các thang đo

Đơn vị tính: lần Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phươ ng sai thang đo nếu loại biến Hệ số tương quan biến - tổng Cron bach’ s Alpha nếu loại biến

Năng lực tài chính: Cronbach’s Alpha = 0,773

TC1: Bac A Bank có đủ vốn để hoạt động 11,83 2,926 0,589 0,727 TC2: Bac A Bank khơng có thơng tin tiêu cực trên thị trường 11,52 3,732 0,494 0,760 TC3: Bac A Bank có tình hình tài chính lành mạnh 11,74 3,608 0,635 0,693 TC4: Tình hình hoạt động kinh doanh hiệu quả 11,61 3,727 0,639 0,697

Sản phẩm huy động vốn tiền gửi: Cronbach’s Alpha = 0,896

SP1: Bac A Bank có lãi suất huy động cạnh tranh 11,37 4,403 0,875 0,828 SP2: Sản phẩm có ưu điểm nổi bật 11,35 4,537 0,805 0,853 SP3: Bac A Bank có s ản phẩm huy động tiền gửi đa dạng 11,39 4,312 0,904 0,816 SP4: Các sản phẩm tiền gửi đáp ứng được nhu cầu của khách hàng 11,45 4,895 0,542 0,956

Thương hiệu: Cronbach’s Alpha = 0,763

TH1: Bac A Bank tạo được niềm tin cho khách hàng 7,71 1,512 0,571 0,709 TH2: Thương hiệu Bac A Bank dễ dàng nhận diện 7,76 1,209 0,635 0,637 TH3: Bac A Bank nhận được nhiều danh hiệu có uy tín 7,56 1,439 0,587 0,690

Mạng lưới hoạt động: Cronbach’s Alpha = 0,878

ML1: Bac A Bank có mạng lưới hoạt động rộng khắp 7,96 2,978 0,763 ,830 ML2: Bac A Bank có nhiều điểm giao dịch tại các thành phố lớn 8,05 2,765 0,776 ,817 ML3: Địa điểm giao dịch thuận tiện 7,96 2,830 0,756 ,835

Năng lực quản trị: Cronbach’s Alpha = 0,754

QT1: Bac A Bank được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá cao 12,14 4,696 0,528 0,709 QT2: Bac A Bank được NHNN đánh giá cao về hoạt động kinh doanh 11,95 4,927 0,563 0,691 QT3: Bac A Bank áp dụng mơ hình quản trị tiên tiến 11,93 4,649 0,583 0,678 QT4: Bac A Bank ln đảm bảo tính thanh khoản 12,13 4,626 0,530 0,708

Năng lực công nghệ: Cronbach’s Alpha = 0,097

CN1: Bac A Bank có cơng nghệ hiện đại 3,76 0,822 0,052 - CN2: Công nghệ được ứng dụng trong các sản phẩm tiền gửi 3,21 0,603 0,052 -

Nguồn nhân lực: Cronbach’s Alpha = 0,857

NL1: Nhân viên Bac A Bank thực hiện giao dịch nhanh chóng, chính

xác 11,21 5,554 0,678 0,827

NL2: Đội ngũ nhân viên của Bac A Bank có đạo đức nghề nghiệp 10,87 5,434 0,668 0,830 NL3: Nhân viên của Bac A Bank chuyên nghiệp và tận tình 11,12 5,094 0,742 0,799 NL4: Nhân viên tư vấn sản phẩm rõ ràng và dễ hiểu 11,13 5,048 0,714 0,812

Năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tại Bac A Bank: Cronbach’s Alpha = 0,848

CT1: Bac A Bank có năng lực cạnh tranh về huy động vốn tiền gửi 7,63 2,437 0,697 0,806 CT2: Bac A Bank có khả năng gia tăng thị phần huy động vốn tiền gửi 7,47 2,411 0,745 0,759 CT3: Doanh số huy động vốn tiền gửi tiếp tục gia tăng trong tương lai 7,51 2,567 0,705 0,798

(Nguồn: Phụ lục 07)

- Kiểm định thang đo Năng lực tài chính: gồm có 04 biến quan sát (TC1, TC2, TC3, TC4) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,773 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt trên 0,3. Do đó, thang đo Năng lực tài chính đạt yêu cầu và các biến đo lường nhân tố này phù hợp.

- Kiểm định thang đo Sản phẩm huy động vốn tiền gửi: gồm 04 biến quan sát (SP1, SP2, SP3, SP4) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,896 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3. Nhận thấy, nếu loại bỏ biến SP4 thì hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo sẽ tăng từ 0,896 lên 0,956 nhưng mức độ tăng không đáng kể. Trong khi đó, biến SP4 có hệ số tương quan biến tổng khá lớn và cũng là một biến quan trọng. Vì vậy, biến SP4 được giữ lại để phân tích trong những bước tiếp theo.

- Kiểm định thang đo Thương hiệu: gồm 03 biến quan sát (TH1, TH2, TH3) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,763 (lớn hơn 0,6) và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3. Do đó, thang đo Thương hiệu đạt yêu cầu và các biến đo lường nhân tố này phù hợp.

- Kiểm định thang đo Mạng lưới hoạt động: gồm có 03 biến quan sát (ML1, ML2, ML3) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,878 và hệ số tương quan biến tổng của

các biến quan sát đều đạt trên 0,3. Như vậy, thang đo Mạng lưới hoạt động đạt yêu cầu và các biến đo lường nhân tố này phù hợp.

- Kiểm định thang đo Năng lực quản trị: gồm có 04 biến quan sát (QT1, QT2, QT3, QT4) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,754 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt trên 0,3. Do đó, thang đo Năng lực quản trị đạt yêu cầu và các biến đo lường nhân tố này phù hợp.

- Kiểm định thang đo Năng lực công nghệ thông tin: gồm có 02 biến quan sát (CN1, CN2) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,097 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều nhỏ hơn 0,3. Do đó, thang đo Năng lực công nghệ không đạt tiêu chuẩn.

- Kiểm định thang đo Nguồn nhân lực: gồm có 04 biến quan sát (NL1, NL2, NL3, NL4) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,857 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt trên 0,3. Như vậy, thang đo Nguồn nhân lực đạt yêu cầu và các biến đo lường nhân tố này phù hợp.

- Kiểm định thang đo Năng lực cạnh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Bac A Bank: gồm có 03 biến quan sát (CT1, CT2, CT3) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,848 và có hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3. Do đó, thang đo Năng lực cạnh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Bac A Bank đạt yêu cầu và các biến đo lường nhân tố này phù hợp.

Sau khi dùng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm định các thang đo, kết quả cho thấy thang đo Năng lực công nghệ không đạt tiêu chuẩn nên được loại bỏ khỏi mơ hình, thang đo các nhân tố cịn lại đều đạt yêu cầu. Như vậy, mơ hình chỉ cịn 6 biến độc lập với 22 biến quan sát và 01 biến phụ thuộc với 3 biến quan sát.

4.5.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha thì những biến khơng đảm bảo độ tin cậy đã được loại ra, phân tích nhân tố khám phá được tiến hành. Kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA là kỹ thuật nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu, xác định các tập hợp biến cần thiết đối với vấn đề nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến với nhau. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn

Mộng Ngọc (2008), khi phân tích nhân tố khám phá EFA cần đảm bảo các điều kiện sau:

- Hệ số KMO (Kaiser - Meyer - Olkin) phải đạt giá trị 0,5 trở lên (0,5 ≤ KMO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)