Vị thế của Ngân hàng TMCP Bản Việt trong hệ thống NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chất lượng dịch vụ hoạt động tín dụng nhằm nâng cao sự hài lòng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP bản việt tại tp hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 40 - 42)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Bản Việt

2.1.6. Vị thế của Ngân hàng TMCP Bản Việt trong hệ thống NHTM Việt Nam

Thị trường tiền tệ - ngân hàng Việt Nam ngày càng cạnh tranh quyết liệt với sự xuất hiện nhiều của các ngân hàng nước ngoài, sự đổi mới và tiến lên của các ngân hàng quốc doanh lớn đang gây sức ép cho các ngân hàng cổ phần. Mặc dù thị trường Việt Nam còn nhiều cơ hội để phát triển nhưng trước khi nắm bắt được cơ hội để kinh doanh thì mỗi ngân hàng phải vượt qua thách thức, chiến thắng trong cạnh tranh để xác lập vị trí của mình trên thị trường.

Thốt khỏi cái nhìn ưu ái của xã hội về các Ngân hàng quốc doanh, các Ngân hàng cổ phần đang nỗ lực để khẳng định uy tín đối với khách hàng và đưa mình trở thành những thương hiệu lớn. Bằng nhiều cách khác nhau nhưng cùng một quyết tâm vươn lên, xác lập vị thế, khẳng định tên tuổi.

Bảng 2.1 Vị thế của VCCB so với các NHTMCP tính tới thời điểm cuối năm 2016

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu VPBank VIB PVcombank VCCB

Tổng tài sản 228.770 104.516 113.958 32.385

Dư nợ cho vay 142.583 50.846 49.184 23.075

EBT 3.935 561 65 12

Nguồn: Công khai báo cáo thường niên của các ngân hàng

Dù được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1992, nhưng so với các ngân hàng bạn, Ngân hàng Bản Việt có hiệu quả kinh doanh không cao, vẫn chiếm thị phần khiêm tốn, tổng tài sản tích lũy khá thấp. Năm 2012 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu (Vietcapitalbank), số điểm giao dịch của Vietcapitalbank được nâng lên 39 điểm giao dịch gồm: 01 trụ sở chính, 17 chi nhánh, 20 phịng giao dịch và 01 quỹ tiết kiệm. Tuy nhiên, cho dù địa bàn chính hoạt động tập trung ở khu vực đông dân cư, nhưng đối tượng khách hàng phần lớn chỉ là các khách hàng cá nhân, tiểu thương, doanh nghiệp nhỏ, ước tính số lượng KHDN hiện tại của ngân hàng khu vực TP HCM mới chỉ khoảng 700 doanh nghiệp, là con số quá thấp so với các NHTMCP.

Để có thể cạnh tranh và rút ngắn khoảng cách với các đối thủ cạnh tranh trong hệ thống NHTMCP về quy mô tổng tài sản, dư nợ cho vay và lợi nhuận, xây dựng vị thế thành cơng và vững mạnh thì Ngân hàng Bản Việt cần có những nỗ lực vượt bậc, xây dựng chiến lược phát triển bền vững và lâu dài hơn nữa.

Việc nắm bắt được vị thế như trên sẽ tạo áp lực lên chính ngân hàng để có thể xác định được các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, những chiến thuật phù hợp với từng thời điểm khác nhau; đồng thời luôn nâng cao khả năng quản trị và có triết lý hoạt động rõ ràng để thích ứng và phát triển vững mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chất lượng dịch vụ hoạt động tín dụng nhằm nâng cao sự hài lòng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP bản việt tại tp hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 40 - 42)