6. Kết cấu của luận văn
2.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Phương Đông
2.1.2.1 Phân tích dư nợ theo thời gian
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn của OCB 2008 - 2012
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm
Kỳ hạn 2008 2009 2010 2011 2012
Trung hạn 2,633 2,723 3,573 3,566 5,393 Dài hạn 1,093 1,029 1,372 1,222 2,262
Tổng cộng 8,598 10,217 11,585 13,846 17,398
(Nguồn: Báo cáo thường niên của OCB)
Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn của OCB 2008-2012
Số liệu bảng 2.2 và biểu đồ 2.2 cho thấy cơ cấu dư nợ cho vay của OCB phân bố theo thứ tự: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay (năm 2008: 57%; năm 2009: 63%; năm 2010: 57%; năm 2011: 65% và năm 2012: 56% ). Dư nợ trung, dài hạn có tốc độ tăng trưởng không đáng kể và chiếm tỷ trọng từ 35% - 44% tổng dư nợ cho vay, trong đó dư nợ dài hạn chiếm tỷ trọng từ 9% - 13% tổng dư nợ cho vay. Cuối năm 2012 dư nợ cho vay trung, dài hạn đạt 7.655 tỷ đồng, chiếm 44% tổng dư nợ cho vay và tăng 60% so với cuối năm 2011, trong khi đó nguồn vốn huy động trung, dài hạn chỉ đạt 1.997 tỷ đồng. Như vậy ngân hàng đã sử dụng toàn bộ nguồn vốn huy động trung, dài hạn, nguồn vốn tự có và một phần nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn.
Nhìn chung cơ cấu dư nợ cho vay của OCB vẫn tập trung chủ yếu vào ngắn hạn để phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động phần lớn là ngắn hạn. Tuy nhiên, do tỷ trọng dư nợ cho vay trung, dài hạn tăng nhanh hơn tỷ trọng huy động vốn trung, dài hạn trong khi vốn chủ sở hữu của OCB chưa cao nên rủi ro thanh khoản có thể xảy ra khi nguồn vốn huy động trung, dài hạn không đáp ứng được dư nợ vay trung, dài hạn. Do đó OCB cần có chính sách cân đối giữa nguồn và sử dụng vốn hợp lý để đảm bảo khả năng thanh khoản.