6. Kết cấu của luận văn
3.3 Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ
3.3.2 Kiến nghị đối với Chính phủ
- Trong hoạch định chính sách, khơng những cần cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định tiền tệ mà còn phải quan tâm đến sự phát triển bền vững của các NHTM, tránh tình trạng thắt chặt hoặc nới lỏng quá mức, thay đổi định hướng đột ngột sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cũng như lợi ích của NHTM.
- Tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp luật, khơng ngừng tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh để khuyến khích sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng cho các NHTM, chẳng hạn như:
+ Cần rà soát các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, khơng cịn phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành có tính pháp lý cao hơn chứ không đơn thuần hướng dẫn nghiệp vụ.
+ Hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý liên quan đến bảo đảm tiền vay, để khi ngân hàng đã thực hiện đầy đủ các thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản bảo đảm theo quy định thì có thể xử lý nợ, thu hồi nợ bằng việc thanh lý tài sản một cách thuận lợi và nhanh chóng.
+ Hồn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống thơng tin, kiểm tốn, kế tốn theo chuẩn mực quốc tế,... thúc đẩy kinh tế phát triển ổn định, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của NHTM nói riêng phát triển an tồn, bền vững để hội nhập quốc tế.
- Tăng cường cơ chế giám sát của cơ quan pháp luật về việc lập báo cáo tài chính của các doanh nghiệp: Cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng kèm theo đó là chế tài đủ mạnh và giao cho cơ quan thuế kết hợp với cơ quan có liên quan
cáo tài chính của các doanh nghiệp có đúng với thực tế hay khơng. Bên cạnh đó, rất cần có sự phối hợp giữa cơ quan thuế và ngành ngân hàng trong việc cung cấp thông tin để đảm bảo rằng mỗi doanh nghiệp chỉ có một báo cáo tài chính duy nhất với những con số phản ánh trung thực nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu thực hiện tốt điều này sẽ giúp cho việc thu thuế tốt hơn và ngân hàng có được những thơng tin đáng tin cậy từ doanh nghiệp để từ đó có những quyết định cho vay đúng đắn, hạn chế rủi ro xảy ra.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở thực trạng hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Phương Đông trong thời gian vừa qua, tác giả đã đề ra một số giải pháp đối với OCB nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh như: hồn thiện chính sách tín dụng, nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát, nâng cao chất lượng nhân sự… Trong đó, yếu tố con người là xuyên suốt và quan trọng nhất. Bên cạnh đó, tác giả cũng có một số kiến nghị đối với NHNN và Chính phủ nhằm hỗ trợ ngân hàng trong hoạt động tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình để góp phần phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững.
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng ln là hoạt động sinh lời chủ yếu và quyết định đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam nói chung và OCB nói riêng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường thường xuyên biến động mạnh và cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO và sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng nước ngoài với nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại, sản phẩm dịch vụ đa dạng, trình độ quản lý tiên tiến…, hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là hoạt động tín dụng. Thực tế hoạt động tín dụng của các NHTM trong thời gian qua tăng trưởng nhưng vẫn còn một số tồn tại nhất định, đó là hiệu quả hoạt động tăng chưa cao, chất lượng tín dụng chưa tốt, thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu còn cao. Ngân hàng TMCP Phương Đông là một ngân hàng nhỏ, đang trong quá trình phát triển, cũng phải đối mặt với các vấn đề nêu trên. Do vậy việc thường xuyên nghiên cứu, tìm ra các giải pháp để chấn chỉnh, nâng cao chất lượng tín dụng và phịng ngừa rủi ro trong tín dụng tại ngân hàng TMCP Phương Đơng là một yêu cầu cấp thiết nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định, an toàn và hiệu quả.
Trên cơ sở đó, cùng với những kiến thức thu thập được trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như những kinh nghiệm trong thực tế, với sự hướng dẫn tận tình của TS Lại Tiến Dĩnh, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng, xác định một số nguyên nhân ảnh hưởng chủ yều và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên do điều kiện hạn chế về thời gian, số liệu chi tiết cũng như trình độ nên trong q trình thực hiện đề tài khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung quý báu của tất cả các quý thầy cô, cùng bạn bè để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Thị Thiên Kim, 2008. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân
hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam Chi nhánh Chợ Lớn. Luận
văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Joel, B., 2009. Quản trị rủi ro trong ngân hàng. Dịch từ Tiếng Anh. Người
dịch Trần Hoàng Ngân, Đinh Thế Hiển và Nguyễn Thanh Huyền, 2012. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
3. Lê Bá Minh Long, 2011. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông. Luận văn
Thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Lê Thị Hồng Điểu, 2008. Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát
triển Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2013. Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày
28/01/2013 “Quy định về hoạt động thơng tin tín dụng của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam”.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2011. Thông tư số 22/2011/TT-NHNN ngày 30/08/2011 “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010”.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2011. Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010”.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2010. Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày
20/05/2010 “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2008. Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN ngày
12/03/2008 “Ban hành quy định xếp loại Ngân hàng Thương mại Cổ phần”.
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2007. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày
25/04/2007 “Sửa đổi bổ sung Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín
dụng”.
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2005. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày
22/04/2005 “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý
rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng”.
12. Ngân hàng TMCP Phương Đông, 2013. Báo cáo hoạt động kinh doanh quý 1
năm 2013.
13. Ngân hàng TMCP Phương Đông, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012. Báo cáo thường niên năm 2008, 2009,2010, 2011, 2012.
14. Ngân hàng TMCP Phương Đơng - Phịng Chính sách tín dụng, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013. Báo cáo phân tích tín dụng 2008, 2009,2010, 2011, 2012, 2013.
15. Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương, 2010, 2011, 2012. Báo cáo thường niên năm 2010, 2011, 2012.
16. Ngân hàng TMCP Tiên Phong 2010, 2011, 2012. Báo cáo thường niên năm 2010, 2011, 2012.
17. Nguyễn Minh Kiều, 2008. Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
18. Nguyễn Minh Kiều, 2007. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
19. Nguyễn Thị Quỳnh Trang, 2011. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Quân Đội. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh.
20. Nguyễn Văn Tiến, 2013. Giáo trình Tín dụng ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
21. Nguyễn Văn Tiến, 2012. Giáo trình Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
22. Nguyễn Văn Tiến, 2010. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
23. Phạm Linh, 2005. Nâng cao chất lượng của hệ thống quản lý rủi ro tín dụng tại
các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh.
24. Phạm Quốc Long, 2007. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM
trên địa bàn TP.HCM. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh.
25. Trần Huy Hồng, 2011. Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
26. Trầm Thị Xuân Hương, 2012. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
27. Trương Hữu Huy, 2011. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Phương Đông Chi nhánh Trung Việt. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Đà Nẵng.
28. Sử Đình Thành và Vũ Thị Minh Hằng, 2008. Nhập mơn tài chính – tiền tệ. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
PHỤ LỤC 1
Chi tiết phân loại nợ theo 5 nhóm theo quy định tại điều 6 quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 26/04/2005 và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của
Thống đốc NHNN
1. Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm như sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
2. Tổ chức tín dụng có thể phân loại lại các khoản nợ vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với các khoản nợ quá hạn, tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Khách hàng trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu sáu (06) tháng đối với khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn;
- Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ bị quá hạn đã được xử lý, khắc phục;
- Tổ chức tín dụng có đủ cơ sở (thơng tin, tài liệu kèm theo) đánh giá là khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.
b) Đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: - Khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu sáu (06) tháng đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại;
- Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ đã được xử lý, khắc phục;
- Tổ chức tín dụng có đủ cơ sở (thơng tin, tài liệu kèm theo) để đánh giá là khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã được cơ cấu lại còn lại.
3. Tổ chức tín dụng phải chuyển khoản nợ vào nhóm có rủi ro cao hơn trong các trường hợp sau đây:
a) Toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một tổ chức tín dụng phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ. Đối với khách hàng có từ hai (02) khoản nợ trở lên tại tổ chức tín dụng mà có bất cứ một khoản nợ nào bị phân loại theo quy định tại Khoản 1 Điều này vào nhóm có rủi ro cao hơn các khoản nợ khác, tổ chức tín dụng phải phân loại lại các khoản nợ cịn lại của khách hàng vào nhóm có rủi ro cao nhất đó.
b) Đối với khoản cho vay hợp vốn, tổ chức tín dụng làm đầu mối phải thực hiện phân loại nợ đối với khoản cho vay hợp vốn theo các quy định tại Điều này và phải thông báo kết quả phân loại nợ cho các tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn. Trường hợp khách hàng vay hợp vốn có một hoặc một số các khoản nợ khác tại tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn đã phân loại vào nhóm nợ khơng cùng nhóm nợ của khoản nợ vay hợp vốn do tổ chức tín dụng làm đầu mối phân loại, tổ chức tín dụng tham cho vay hợp vốn phân loại lại toàn bộ dư nợ (kể cả phần dư nợ cho vay hợp vốn) của khách hàng vay hợp vốn vào nhóm nợ do tổ chức tín dụng đầu mối phân loại hoặc