Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của công bằng tổ chức đến sự hài lòng đối với công việc và tận tâm với tổ chức trường hợp công chức ở cục hải quan tây ninh (Trang 55 - 60)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Nghiên cứu định lượng

3.3.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu

Đối tượng khảo sát: cán bộ công chức làm việc tại Cục Hải quan Tây Ninh.

Kích thước mẫu:

Theo Tabachnick và Fidell (2007), để xác định thước mẫu cho phân tích hồi quy bội cơng thức thường dùng là: n ≥ 50 + 8*p = 82 quan sát (trong đó: p là số lượng

biến độc lập trong mơ hình, p = 4 biến độc lập; n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết) (trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Để sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát. Vì vậy, cỡ mẫu tối thiểu là n ≥ 5*x (x: là tổng số biến quan sát, x = 33) (Hair và cộng sự, 2006, trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Do đó, trong nghiên cứu này cỡ mẫu cần thiết để phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy bội là n ≥ max (165, 82). Tuy nhiên, để tăng thêm độ tin cậy của dữ liệu và có thể loại bỏ những bảng câu hỏi trả lời không hợp lệ nên tác giả chọn kích thước mẫu là 190 mẫu.

3.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng dựa trên các thành phần và kết quả sau khi điều chỉnh các biến quan sát trong quá trình nghiên cứu định tính. Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 điểm với 5 mức độ từ “hồn tồn khơng đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý” để đánh giá mức độ đồng ý/không đồng ý của đối tượng khảo sát.

Bảng 3.7: Bảng thang đo Likert 5 mức độ Hoàn tồn

khơng đồng ý

Khơng đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

1 2 3 4 5

Bảng câu hỏi sơ bộ được thiết kế và tiến hành phỏng vấn thử với khoảng 20 đối tượng khảo sát để đánh giá sơ bộ thang đo và điều chỉnh về hình thức, câu từ để phù hợp với môi trường làm việc của ngành Hải quan và đảm bảo đối tượng khảo sát có thể hiểu, trả lời đúng với mục đích của bài nghiên cứu.

Trên cơ sở kết quả phỏng vấn thử, tác giả hiệu chỉnh thành bảng câu hỏi chính thức sử dụng để thu thập thông tin mẫu nghiên cứu. Bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức gồm 33 biến quan sát, chia thành 2 phần:

Phần 1: Các câu hỏi nhằm thu thập sự đánh giá của cán bộ công chức đối với các thành phần của công bằng trong tổ chức, sự hài lịng đối với cơng việc và tận tâm với tổ chức (33 câu hỏi).

Phần 2: Các thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát để phân loại và phân tích dữ liệu về sau (4 câu hỏi).

3.3.3 Thu thập dữ liệu

Để thu thập dữ liệu, tác giả phát trực tiếp bảng câu hỏi đến cán bộ công chức đang làm việc tại Cục Hải quan Tây Ninh.

Thơng tin về mẫu thu thập: Có 190 bảng câu hỏi được phát đi và thu về 186 bảng. Sau khi sàng lọc, loại bỏ các kết quả trả lời không hợp lệ (bỏ trống nhiều câu), thu được 183 phiếu hợp lệ (đạt tỷ lệ 96.31%).

3.3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp phân tích dữ liệu được dùng trong nghiên cứu bao gồm: phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy.

Toàn bộ dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0:

Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha: hệ số Cronbach’s Alpha đo lường độ tin cậy của thang đo, loại bỏ các biến không phù hợp. Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) lớn hơn 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu. Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0.75-0.95]2 . Nếu Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Nunnally và Bernstein, 1994, trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Phân tích nhân tố khám phá (EFA): nhằm đánh giá giá trị của thang đo. EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F < k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến nguyên thủy. Tiêu chí đánh giá trong phân tích nhân tố khám phá (EFA) như sau: các biến có hệ tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.5 đều bị loại (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Sử dụng phép trích nhân tố là phương pháp Principal Component Analysis, với phép quay vng góc Varimax.

Phân tích hồi quy: trong nghiên cứu chúng ta thường phải kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến, trong đó có một biến phụ và một hay nhiều biến độc lập (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Trong nghiên cứu này, mơ hình hồi quy được sử dụng là:

Hồi quy bội (MLR) xem xét mối quan hệ giữa bốn biến độc lập (bốn thành phần của công bằng trong tổ chức) và một biến phụ thuộc (sự hài lịng đối với cơng việc);

Hồi quy đơn (SLR) xem xét mối quan hệ giữa một biến độc lập (sự hài lịng đối với cơng việc) và một biến phụ thuộc (tận tâm với tổ chức).

Tóm tắt chương 3

Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu. Thang đo nháp 1 được phát triển từ cơ sở lý thuyết, thông qua nghiên cứu định tính được hiệu chỉnh để phù hợp hơn với môi trường làm việc trong ngành Hải quan và văn hóa Việt Nam thành thang đo chính để sử dụng cho việc khảo sát chính thức. Đồng thời trong chương này cũng xác định rõ đối tượng khảo sát là cán bộ công chức làm việc tại Cục Hải quan Tây Ninh với cỡ mẫu là 183 người, các giai đoạn thiết kế bảng câu hỏi, phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 4 sẽ trình bày kết quả nghiên cứu định lượng thơng qua phương pháp đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Mơ hình và các giả thuyết được phân tích bằng hồi qui theo phương pháp đồng thời (Enter) bằng phần mềm SPSS.

4.1 Thống kê mô tả mẫu

Tổng số bảng khảo sát được phát ra là 190. Thu về 186 bảng, trong đó có 3 bảng khơng hợp lệ do bị thiếu nhiều thông tin. Kết quả là 183 bảng khảo sát hợp lệ được sử dụng để làm dữ liệu cho nghiên cứu (thông tin về Cục Hải quan Tây Ninh theo phụ lục 9).

Bảng 4.1 Thông tin mẫu nghiên cứu

Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 141 77.0 Nữ 42 23.0 Tổng 183 100.0 Độ tuổi Dưới 30 39 21.3 Từ 30-50 128 69.9 Trên 50 16 8.7 Tổng 183 100.0

Trình độ chun mơn Sau đại học 6 3.3

Đại học 110 60.1

Cao đẳng, trung cấp 43 23.5

Khác 24 13.1

Tổng 183 100.0

Chức vụ công tác Lãnh đạo Đội trở lên 50 27.3

Nhân viên 133 72.7

Tổng 183 100.0

Kết quả thống kê mô tả mẫu (gồm bảng số 1 đến 4, phụ lục 4) và được tóm tắt trong bảng 4.1 bên trên sử dụng để phân tích nghiên cứu như sau:

Về giới tính: trong tổng số 183 người khảo sát, có 141 người là nam (77.0%) cịn lại có 42 là nữ (23.0%).

Về độ tuổi: độ tuổi dưới 30 có 39 người (21.3%), độ tuổi từ 30-50 chiếm (69.9%) với 128 người, và cuối cùng trên 50 tuổi với 16 người chiếm (8.7%).

Về trình độ chun mơn: trình độ sau đại học có 6 người chiếm tỷ lệ 3.3%, tiếp theo có 110 người có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 60.1%, trình độ cao đẳng/trung cấp với 43 người chiếm (23.5%), và trình độ khác với 24 người chiếm 13.1%.

Về chức vụ công tác: trong tổng số 183 người phỏng vấn hợp lệ, Lãnh đạo tổ/đội trở lên với 50 người chiếm (27.3%), chức danh nhân viên với 133 người chiếm (72.7%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của công bằng tổ chức đến sự hài lòng đối với công việc và tận tâm với tổ chức trường hợp công chức ở cục hải quan tây ninh (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)