CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.7 Kiểm định sự khác biệt về tận tâm với tổ chức với các biến định tính
Để kiểm định sự khác biệt giữa trung bình hai đám đơng theo cách chọn mẫu độc lập (trong đó hai mẫu được chọn riêng biệt từ hai đám đơng), ta sử dụng kiểm định trung bình Independent samples t-test. Trong phép kiểm định này, nếu mức ý nghĩa Sig. của kiểm định F (kiểm định Levene) > 0.05 thì khi đọc kết quả của kiểm định t chúng ta phải đọc ở dòng thứ nhất (lấy giá trị Sig. ở dòng phương sai đồng nhất); ngược lại chúng ta phải đọc kết quả so sánh hai trung bình ở dịng thứ hai (lấy giá trị Sig. ở dịng phương sai khơng đồng nhất). Anova là tên gọi tắt của phương pháp phân tích phương sai (Analysis Of Variance) được sử dụng để so sánh trung bình từ ba đám đơng trở lên (Nguyễn Đình Thọ, 2013).
4.7.1 Kiểm định sự khác biệt theo giới tính
Kết quả kiểm định t - test (chi tiết trong Bảng số 1, phụ lục 8) cho thấy khơng có sự khác biệt giới tính đối với việc tận tâm của tổ chức do giá trị Sig = 0.264 > 0.05.
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định sự khác biệt theo giới tính
Kiểm định
Levene Kiểm định t-test
F Sig. t df Sig. (2-tailed) Khác biệt trung bình Khác biệt sai số chuẩn TTTC Phương sai đồng nhất 0.013 0.910 -1.120 181 0.264 -0.13720 0.12250 Phương sai không
đồng nhất -1.075 63.466 0.287 -0.13720 0.12764
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
4.7.2 Kiểm định sự khác biệt theo chức vụ công tác
Kết quả kiểm định t - test (chi tiết trong Bảng số 2, phụ lục 8) cho thấy khơng có sự khác biệt giữa người có chức vụ cơng tác đối với việc tận tâm với tổ chức do mức ý nghĩa Sig = 0.678 > 0.05.
Bảng 4.20: Kết quả kiểm định sự khác biệt theo chức vụ công tác
Kiểm định
Levene Kiểm định t-test
F Sig. t df Sig. (2- tailed) Khác biệt trung bình Khác biệt sai số chuẩn TTTC Phương sai đồng nhất 1.273 0.261 -0.416 181 0.678 -0.04827 0.11595 Phương sai không
đồng nhất -0.439 98.242 0.662 -0.04827 0.11001
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
4.7.3 Kiểm định sự khác biệt về độ tuổi
Kết quả kiểm định Levene (chi tiết trong Bảng số 3, phụ lục 8) cho thấy giá trị Sig = 0.070 > 0.05 nên khơng có sự khác biệt về phương sai của các nhóm. Do đó, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng.
Bảng 4.21: Kiểm định Levene
Thống kê Levene df1 df2 Sig.
2.693 2 180 0.070
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
Kết quả kiểm định phương sai Oneway Anova (chi tiết trong Bảng số 3, phụ lục 8) cho thấy khơng có sự khác biệt giữa các nhóm có độ tuổi khác nhau về tận tâm với tổ chức (do giá trị Sig = 0. 655 > 0.05).
Bảng 4.22: Kết quả kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi ANOVA Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Sig. Giữa các nhóm 0.415 2 0.207 0.424 0.655 Trong nhóm 88.095 180 0.489 Tổng 88.510 182
4.7.4 Kiểm định sự khác biệt về trình độ chun mơn
Kết quả kiểm định Levene (chi tiết trong Bảng số 4, phụ lục 8) cho thấy giá trị Sig = 0.945 > 0.05 nên khơng có sự khác biệt về phương sai của các nhóm. Do đó, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng.
Bảng 4.23: Kiểm định Levene
Thống kê Levene df1 df2 Sig.
0.126 3 179 0.945
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
Kết quả kiểm định phương sai Oneway Anova (Bảng số 4, phụ lục 8) cho thấy khơng có sự khác biệt giữa các nhóm có trình độ khác nhau về tận tâm với tổ chức (do giá trị Sig = 0.896 > 0.05).
Bảng 4.24: Kết quả kiểm định sự khác biệt theo trình độ chun mơn ANOVA Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Sig. Giữa các nhóm 0.297 3 0.099 0.201 0.896 Trong nhóm 88.213 179 0.493 Tổng 88.510 182
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
Tóm tắt chương 4
Chương 4 đã trình bày kết quả phân tích số liệu thu thập được từ khảo sát với mẫu nghiên cứu N = 183. Trong đó có kết quả kiểm định thang đo, kiểm định mơ hình lý thuyết. Kiểm định thang đo được thực hiện bằng các kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả phân tích EFA, các thành phần của công bằng trong tổ chức từ 20 biến quan sát đo lường cho 04 yếu tố trong nghiên cứu thì sau khi kiểm định thang đo và phân tích nhân tố khám phá (EFA)
cịn 18 biến quan sát. Yếu tố sự hài lịng đối với cơng việc gồm 07 biến quan sát và yếu tố tận tâm với tổ chức gồm 06 biến quan sát sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá vẫn giữ nguyên. Do đó, các yếu tố nghiên cứu từ giả thuyết và mơ hình vẫn được giữ ngun.
Sau phân tích mơ hình hồi quy, tất cả các giả thuyết từ cơ sở lý thuyết H1, H2, H3, H4, H5, được chấp nhận. Kết luận, 04 yếu tố là Cơng bằng quy trình (QT), cơng bằng thơng tin (TT), cơng bằng phân phối (PP), Công bằng trong đối xử (DX) ảnh hưởng tích cực với sự hài lịng đối với cơng việc (HL) và sự hài lịng đối với cơng việc (HL) ảnh hưởng tích cực đến tận tâm với tổ chức (CK). Kết quả kiểm định sự khác biệt cho thấy, các đặc điểm cá nhân khác nhau (giới tính, độ tuổi, trình độ chun mơn, chức vụ cơng tác) khơng có sự khác biệt về tận tâm với tổ chức.
Chương tiếp theo sẽ thảo luận về kết quả đạt được trong chương này đồng thời đề xuất ý kiến, những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chương 5 sẽ thảo luận các kết quả nghiên cứu từ chương 4, trên cơ sở đó tác giả gợi ý một số ý kiến xây dựng để tăng sự hài lịng đối với cơng việc, tận tâm với tổ chức của công chức đang làm việc tại Cục Hải quan Tây Ninh. Chương này bao gồm các nội dung: tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu; thảo luận kết quả nghiên cứu; kiến nghị và nêu ra những hạn chế cũng như định hướng nghiên cứu tiếp theo.
5.1 Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu được bắt đầu từ mục tiêu như đã trình bày ở chương 1 và việc tham khảo lý thuyết từ các nghiên cứu trước đó về ảnh hưởng của cơng bằng trong tổ chức đến sự hài lịng đối với cơng việc, tận tâm với tổ chức. Tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu lý thuyết về các yếu tố của công bằng trong tổ chức ảnh hưởng đến sự hài lịng của cơng chức làm việc tại Cục Hải quan Tây Ninh gồm bốn yếu tố: (1) Công bằng phân phối, (2) Cơng bằng quy trình, (3) Cơng bằng trong đối xử, (4) Cơng bằng thơng tin. Dựa vào mơ hình nghiên cứu lý thuyết, tác giả đã thực hiện khảo sát công chức hiện đang làm việc tại Cục Hải quan Tây Ninh. Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính: được thực hiện thơng qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung với 02 nhóm nhân viên và lãnh đạo cấp Đội/Chi cục/Phịng nhằm khám phá, điều chỉnh các thành phần công bằng trong tổ chức, thang đo các thành phần này, thang đo sự hài lịng đối với cơng việc và tận tâm với tổ chức. Thang đo công bằng trong tổ chức gồm 20 biến quan sát, thang đo sự hài lịng đối với cơng việc gồm 07 biến quan sát và thang đo tận tâm với tổ chức gồm 06 biến quan sát.
Nghiên cứu định lượng: được thực hiện thông qua kỹ thuật gửi bảng câu hỏi được in ra giấy đến đối tượng khảo sát. Số lượng bảng câu hỏi đạt yêu cầu bằng cách điền đầy đủ thông tin vào phiếu khảo sát và cỡ mẫu thu thập được N = 183. Với phương pháp kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá thì 06 thành phần của mơ hình nghiên cứu được giữ nguyên. Kế đến kết quả phân tích hồi quy cho thấy, 51.1% sự biến thiên của biến sự hài lịng đối với cơng
việc được giải thích bởi các biến độc lập trong mơ hình; 38.1% sự biến thiên của biến tận tâm với tổ chức được giải thích bởi biến sự hài lịng đối với cơng việc. Mơ hình giữ nguyên 04 yếu tố công bằng trong tổ chức và các thành phần đều tác động dương đến sự hài lòng đối với cơng việc, và sự hài lịng đối với cơng việc tác động dương đến tận tâm với tổ chức. Trong đó, yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lịng đối với cơng việc là yếu tố cơng bằng trong đối xử (DX) với hệ số β = 0.410, tiếp đến là yếu tố cơng bằng quy trình (QT) với hệ số β = 0.264, thứ ba là công bằng phân phối (PP) với hệ số β = 0.190, công bằng thông tin (TT) với hệ số β = 0.157 có tác động yếu nhất đến sự hài lịng đối với cơng việc. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Ibrahim và Perez (2014) và có sự khác biệt so với nghiên cứu trước đây, nghiên cứu của Mashinchi và cộng sự (2012) cho thấy các thành phần của công bằng trong tổ chức tác động đến sự hài lòng đối với công việc của nhân viên theo mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp như sau: cơng bằng quy trình, cơng bằng trong đối xử, cơng bằng thơng tin, công bằng phân phối.