2.1 .1Sự ra đời của thuật ngữ chất lượng cuộc sống nơi làm việc
3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm để điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng trong đo lường. Tác giả thực hiện thảo luận nhóm gồm 15 người đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Cơng đoạn này đã xác định được các vấn đề cần thiết đưa vào nghiên cứu, định hình các thành phần và yếu tố trong thang đo chất lượng cuộc sống nơi làm việc. Dàn bài thảo luận nhóm xem Phụ lục 1.
Kết quả thảo luận nhóm cho thấy, những người tham gia đều hiểu rõ nội dung của các thành phần chất lượng cuộc sống nơi làm việc cũng như các thành phần của sự gắn kết. Các ý kiến đều đồng ý chất lượng môi trường làm việc ngày càng trở nên quan trọng trong vấn đề duy trì và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, góp phần vào sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời sự gắn kết nhân viên trong tổ chức cũng là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành công trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Các ý kiến cơ bản nhất trí 8 thành phần và 35 biến quan sát của chất lượng cuộc sống nơi làm việc cùng với 2 thành phần và 09 biến quan sát của sự gắn kết nhân viên đã được thể hiện đầy đủ, không cần bổ sung thêm các yếu tố khác. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng. Sau khi thử nghiệm để kiểm tra điều chỉnh cách trình bày ngơn ngữ, bảng câu hỏi chính thức được sử dụng cho nghiên cứu định lượng tiếp theo.