Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển đổi sang hệ thống sản xuất tinh gọn lại tại nhà máy kimberly clark việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 80 - 83)

1.3.10 .Mức hữu dụng thiết bị toàn phần

2.3.2. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

2.3.2.1. Sự gia tăng nhu cầu về sản lượng trên 2 dây chuyền thí điểm

 Trong q trình thực hiện chuyển đổi LEAN trên 2 dây chuyền thí điểm, một sự ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực thi là việc kế hoạch sản xuất tăng lên do

nhu cầu của thị trường. Điều này, làm ảnh hưởng đến quá trình dừng sản xuất trên 2 dây chuyền để thực hiện các cải tiến, thay đổi để đưa các ý tưởng cải tiến vào thực tế.

 Trong trường hợp này, sự hỗ trợ từ cấp lãnh đ ạo đã đư ợc thể hiện rõ. Quyết tâm ưu tiên cho việc dừng sản xuất để thực hiện cải tiến là điều tiên quyết. Kế hoạch sản xuất được cân đối lại: chuyển sản phẩm qua các dây chuyền khác hoặc đơn hàng được sản xuất nhờ sự hỗ trợ của các nhà máy khác trong tập đoàn, chủ yếu là ở Singapore và Indonesia.

 Việc phải dừng máy để ưu tiên thực hiện các cải tiến đã được làm rõ và thông suốt cho mọi thành viên tham gia thực hiện chuyển đổi trên 2 dây chuyền sản xuất. Mục đích của việc này là tạo ra động cơ thúc đẩy mọi người ln đề cao trách nhiệm trong q trình thực thi. Và điều này đã thực sự mang lại một kết quả cao thể hiện trên việc hao phí giảm rất đáng kể, dây chuyền BD03 thất thoát từ 40.1% giảm xuống còn 29.8%, dây chuyền BD05 thất thốt từ 36.3% giảm xuống cịn 25.6%.

2.3.2.2. Sự mở rộng sản xuất của đối thủ cạnh tranh

 Sự mở rộng sản xuất của đối thủ cạnh tranh, nhu cầu nguồn nhân lực của các đối thủ cạnh tranh đã lơi kéo một phần nhân viên có tay nghề của cơng ty. Vấn đề này gây ra khó khăn nhất định trong q trình thí điểm. Thứ nhất, những nhân viên giỏi ra đi làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành sản xuất của 2 dây chuyền nói riêng và của cả nhà máy nói chung, và làm giảm đi giá trị sáng tạo của nhóm trong q trình tham gia giải quyết vấn đề. Thứ hai, các nhân viên bị lơi kéo thường có khả năng giỏi và là trưởng ca sản xuất, do vậy việc này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng giữ ổn định sản lượng sản xuất.

 Để giải quyết vấn đề này, về mặt dài hạn, nhà máy đã thực hiện song song chương trình xây dựng tài năng cho cơng ty. Mỗi vị trí từ cấp trưởng ca trở lên, phải xây dựng cho mình một ứng viên tiềm năng thay thế, và chương trình này được đưa vào mục tiêu của từng cá nhân. Về mặt ngắn hạn, các phòng ban hỗ trợ tăng cường hỗ trợ, huấn luyện trực tiếp trong quá trình làm việc cho các nhân viên vận hành trên

dây chuyền. Và thực tế cho thấy, năng suất của 2 dây chuyền thực hiện thí điểm chuyển đổi LEAN vẫn đạt được kết quả vượt mục tiêu mong đợi.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SANG HỆ THỐNG SẢN XUẤT TINH GỌN TẠI NHÀ MÁY KIMBERLY CLARK VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển đổi sang hệ thống sản xuất tinh gọn lại tại nhà máy kimberly clark việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)