Thời gian 1 lần đổi sản phẩm trên dây chuyền BD03

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển đổi sang hệ thống sản xuất tinh gọn lại tại nhà máy kimberly clark việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 74 - 76)

Tổn thất tốc độ

Tốc độ tối đa của 2 dây chuyền được xác lập trong mục tiêu hàng năm của nhà máy. Tốc độ chạy sản xuất trên 2 dây chuyền phải đạt giá trị tốc độ tối đa đã được thiết lập. Tổn thất tốc độ là sự chênh lệch tốc độ thực của dây chuyền với tốc độ tối đa được xác lập từ mục tiêu. Dựa vào biểu đồ 2.7, tổn thất tốc độ trên dây chuyền BD03 là 5.2%. Nguyên nhân gây tổn thất tốc độ không được phần mềm P3 cập nhật, mà từ sự suy luận từ tình hình thực tế của dây chuyền, phần mềm P3 chỉ cập nhật con số thực tế tổn thất tốc độ là bao nhiêu.

Tổn thất tốc độ được giảm bằng cách giảm các sự cố gây dây chuyền hỏng và dừng dây chuyền khi đang chạy, vì khi dừng dây chuyền thì tốc độ sẽ thấp hơn tốc độ mục tiêu. Như vậy, để giảm tổn thất tốc độ, vấn đề cốt yếu là giảm dừng dây chuyền đã được nói ở phần trên.

Các khó khăn trong q trình thực thi trong giai đoạn thí điểm

Q trình thực thi tạo ra nhiều thay đổi trong nhà máy, trong quá trình thực thi này, một số khó khăn xảy ra như sau:

Trong q trình lập danh mục các mã lỗi trên dây chuyền để làm cơ sở cho phần mềm dữ liệu P3, danh mục các mã lỗi được thiết lập chưa đầy đủ, chưa thể hiện được hết tất cả các sự cố xảy ra trên dây chuyền. Do vậy, một số nguyên nhân gây ra thất thoát được ghi nhận ở dạng các nguyên nhân khác, gây ảnh hưởng đến việc giải quyết các lãng phí trên dây chuyền vì khơng có thơng tin rõ ràng về nhóm ngun nhân khác này.

Việc huấn luyện nhân viên nhận hành thông qua các cuộc họp giải quyết vấn đề là một phương pháp hay. Nhưng khó khăn nằm ở chỗ, một số kiến thức chuyên môn, kỹ sư cơng nghệ vẫn cịn bị hạn chế nên đơi khi khơng giải thích rõ các lý thuyết liên quan đến sự cố được. Nhưng nhìn chung, phương pháp huấn luyện này đã làm rõ được những kiến thức cơ bản hàng ngày cho các nhân viên vận hành như: quá trình ghép nguyên vật liệu, quá trình cắt tạo sản phẩm…

Các qui trình chuẩn giữa nhóm sản xuất và nhóm bảo trì được thiết lập phần nào giảm được sự đùng đẩy trách nhiệm. Nhưng một số thành viên thường làm theo kinh nghiệm, đôi khi cũng gây ra các lỗi cơ bản do khơng theo qui trình. Đây là vấn đề được nêu ra trong các cuộc hội thảo nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện nhiều.

Hệ thống lưu tài liệu chuẩn và lưu các giải pháp cải tiến đã đư ợc thiết lập, nhưng thói quen tìm hiểu, tham khảo các vấn đề đã được giải quyết trong quá khứ chưa được thay đổi, điều này cũng gây nên lãng phí cho dây chuyền vì người giải quyết sự cố làm theo cách của mình, khơng theo cách giải quyết đã thành công trong quá khứ.

2.2.2. Kết quả đạt được trong giai đoạn thí điểm trên 2 dây chuyền BD03 và BD05

Sau 9 tuần thực thi các hành động cải thiện các yếu điểm của nhà máy và thực thi các hành động cải tiến từ việc phân tích các thất thốt từ phần mềm P3 trên 2 dây chuyền BD03, BD05, kết quả đạt được trên 2 dây chuyền này như sau:

Nguồn: số liệu nội bộ tại Kimberly-Clark Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển đổi sang hệ thống sản xuất tinh gọn lại tại nhà máy kimberly clark việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)