Kinh nghiệm của Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng 47 , luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 28)

Chương 1 Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực

1.5. Kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực của các nước

1.5.1. Kinh nghiệm của Mỹ

Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở Mỹ gồm các nội dung sau:

 Chính sách về giáo dục và đào tạo: Theo nhận thức chung của thế giới, mơ hình giáo dục được thừa nhận rộng rãi trên thế giới là giáo dục đại học Hoa Kỳ, một hệ thống hình thành và phát triển gắn chặt với nhu cầu phát triển của kinh tế tri thức cho nên tương đối phù hợp với xã hội hiện đại.

Sự phát triển ổn định của nền giáo dục Mỹ donhiều nguyên nhân:

- Hệ thống đại học Mỹ nhận kinh phí từ đủ thành phần: từ các cơng ty, tổ chức Nhà nước đến tổ chức phi chính phủ, các tổ chức Tơn giáo, nhà từ thiện. Vì vậy các trường đào tạo luơn dồi dào kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, thuê mướn giảng viên giỏi, cũng như xây dựng quỹ hỗ trợ sinh viên.

- Bằng cấp ở Mỹ mang tính cạnh tranh cao và vơ cùng quan trọng đối với sự nghiệp của mỗi cá nhân.

- Cĩ phương pháp giáo dục khuyến khích sinh viên phát huy khả năng. - Cĩ sự kết hợp hài hịa giữa đặc điểm văn hĩa dân tộc, cơ chế kinh doanh và các nguyên tắc, thực tiễn hoạt động quản trị.

- Đầu tư của nước Mỹ cho giáo dục đạt từ 456 tỷ USD năm 2005, đã tăng lên 700 tỷ USD năm 2006, chiếm 6-7% GDP.

 Về việc thu hút nhân tài từ nước ngồi: Mỹ là nước thu lợi nhiều nhất trong thu hút nhân tài từ nước ngồi, trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, một lượng

lớn nhân tài từ Châu Âu và các nước khác nhập cảnh vào Mỹ. Để thu hút nhân tài ngày càng nhiều, nước Mỹ đã nhiều lần sửa đổi bổ sung lại luật di dân. Theo tài liệu chính thức của Mỹ cho biết, từ năm 1949-1973 đã cĩ 160.000 các nhà khoa học, kỹ sư từ các nước khác nhập cảnh vào Mỹ. Sau những năm 80 của thế kỷ XX, hàng năm cĩ trên 6.000 nhà khoa học, kỹ sư nhập cảnh vào nước Mỹ.

 Phát triển giáo dục từ xa và giáo dục qua mạng: Nước Mỹ hết sức coi trọng giáo dục từ xa. Từ những năm 70 của thế kỷ XX, chi phí mua sắm thiết bị giáo dục từ xa hàng năm của các trường học ở Mỹ đã vượt qua 450 triệu USD. Cĩ 10% đài phát thanh của Mỹ dùng cho giáo dục từ xa, 50% đài truyền hình phi thương mại của Mỹ là hệ thống trường học từ xa.

 Sáng tạo mơi trường phát triển nhân tài: Mỹ rất coi trọng mơi trường sáng tạo và khuyến khích phát triển nhân tài. Tại thung lũng Silicon ở Mỹ đã hình thành sớm mơi trường giáo dục, nghiên cứu phát triển, sản xuất và đầu tư mạo hiểm, bồi dưỡng nhân tài khoa học, kỹ thuật cao với nhiều hình thức. Mỹ thực hiện nhất thể hĩa sản xuất, học tập, nghiên cứu vào cùng một khối, thung lũng Silicon cĩ các trường Đại học hàng đầu thế giới, như đại học Stamford, đại học Berkeley, Phân hiệu San Francisco .v.v…, cĩ các phịng thí nghiệm nổi tiếng như trung tâm Gia tốc trực tuyến Stamford, từ đĩ đã hình thành mơ hình cơng viên nhân tài và sáng tạo lập nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng 47 , luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)