Phân tích sự đánh giá của người lao động có trình độ đại học về quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quản lý tri thức đến sự thỏa mãn công việc, nghiên cứu người lao động có trình độ đại học trong các doanh nghiệp tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 63 - 67)

quản lý tri thức và sự thỏa mãn công việc

Bảng 4.6 Điểm trung bình thang đo quản lý tri thức và sự thỏa mãn công việc

STT Nhân tố Điểm trung bình

1 Sự sáng tạo tri thức (KC) 3,9408

2 Sự tích lũy tri thức (KA) 3,9825

3 Sự chia sẻ tri thức (KS) 4,0700

4 Sự sử dụng tri thức (KU) 3,7758

5 Sự tiếp thu tri thức (KI) 3,7544

6 Sự thỏa mãn công việc (JS) 3,8055

Nguồn: Kết quả xử lý SPSS

Từ kết quả phân tích hồi qui và phân tích giá trị trung bình cho thấy:  Nhân tố sự sử dụng tri thức (KU) có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự thỏa mãn công việc (Beta = 0,231), đồng thời nhân tố này cũng được người lao động có trình độ đại học đánh giá ở mức khá cao (giá trị trung bình là 3,7758).

 Nhân tố sự chia sẻ tri thức (KS) có ảnh hưởng mạnh thứ 2 đến sự thỏa mãn công việc (Beta = 0,197), đồng thời nhân tố này cũng được người

lao động có trình độ đại học đánh giá ở mức cao nhất (giá trị trung bình là 4,0700).

 Nhân tố sự sáng tạo tri thức (KC) cũng có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc (Beta = 0,144) và được người lao động có trình độ đại học đánh giá ở mức cao (giá trị trung bình là 3,9408).

 Nhân tố sự tiếp thu tri thức (KI) có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn cơng việc (Beta = 0,135) và được người lao động có trình độ đại học đánh giá ở mức thấp nhất (giá trị trung bình là 3,7544). Tuy nhiên, đây cũng là mức điểm khá cao, nằm trên mức trung bình của thang đo Likert 5 điểm.

 Nhân tố sự tích lũy tri thức (KA) có ảnh hưởng thấp nhất đến sự thỏa mãn công việc (Beta = 0,114) nhưng được người lao động có trình độ đại học đánh giá ở mức cao (giá trị trung bình là 3,9825).

 Đối với sự thỏa mãn cơng việc (JS), phân tích giá trị trung bình cũng cho thấy người lao động có trình độ đại học đánh giá ở mức khá cao với điểm trung bình là 3,8055, nằm trên mức trung bình của thang đo Likert 5 điểm.

Hình 4.2. Biểu đồ điểm trung bình của thang đo quản lý tri thức và sự thỏa mãn công việc

3,9408 3,9825 4,0700 3,7758 3,7544 3,8055 3,5000 3,6000 3,7000 3,8000 3,9000 4,0000 4,1000 KC KA KS KU KI JS Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 4.6. Tóm tắt

Chương này đã trình bày kết quả kiểm định các thang đo, mơ hình nghiên cứu, phân tích các nhân tố quản lý tri thức và sự thỏa mãn công việc của người lao động có trình độ đại học trong các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh.

Kết quả EFA cho thấy thang đo quản lý tri thức gồm 5 thành phần: sự sáng tạo tri thức (KC), sự tích lũy tri thức (KA), sự chia sẻ tri thức (KS), sự sử dụng tri thức (KU) và sự tiếp thu tri thức (KI); thang đo sự thỏa mãn cơng việc gồm có 6 biến quan sát. Các thang đo này đều đạt độ tin cậy thông qua kiểm định Cronbach’s Anpha.

Hàm hồi quy cho thấy cả 5 nhân tố rút ra từ EFA đều có tác động một cách có ý nghĩa đến sự thỏa mãn công việc. Sự sử dụng tri thức (KU) có tác động mạnh nhất đến sự thỏa mãn công việc của người lao động, kế đó là sự chia sẻ tri thức (KS). Vì vậy, đây là hai nhân tố mà các nhà quản trị doanh nghiệp cần ưu tiên quan tâm trong các chính sách, chiến lược hoạt động của doanh nghiệp.

Kết quả phân tích sự đánh giá của người lao động có trình độ đại học về quản lý tri thức và sự thỏa mãn công việc cho thấy các nhân tố quản lý tri thức và sự thỏa mãn công việc đều được người lao động có trình độ đại học đánh giá ở mức khá cao, trên mức trung bình của thang đo Likert 5 điểm.

CHƯƠNG 5

Ý NGHĨA VÀ KẾT LUẬN

5.1. Giới thiệu

Chương 4 đã thảo luận chi tiết về các kết quả nghiên cứu. Trong chương 5 sẽ trình bày những kết luận và những hàm ý chính sách cho các nhà quản trị doanh nghiệp dựa trên các kết quả của chương 4. Đồng thời nêu ra những hạn chế của nghiên cứu này và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quản lý tri thức đến sự thỏa mãn công việc, nghiên cứu người lao động có trình độ đại học trong các doanh nghiệp tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 63 - 67)