.6 Thang đo sự thỏa mãn công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quản lý tri thức đến sự thỏa mãn công việc, nghiên cứu người lao động có trình độ đại học trong các doanh nghiệp tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 47 - 50)

Sự thỏa mãn công việc (Job Satisfaction) Ký hiệu Người quản lý khen ngợi tơi vì phong cách làm việc của tôi JS1 Tôi luôn giữ mối quan hệ tốt với những người quản lý JS2 Tôi luôn giữ mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp JS3 Công việc hiện tại của tôi phù hợp để thể hiện các khả năng của

bản thân

JS4

Tôi nghĩ tôi thành công trong công việc JS5 Nếu tôi bắt đầu công việc lại một lần nữa, tôi sẽ chọn đúng công

việc này

JS6

Nguồn: Nghiên cứu sơ bộ

3.4. Tóm tắt

Để đạt được kết quả nghiên cứu chính xác nhất, tác giả tiến hành nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Đề tài sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính thơng qua kỹ thuật phỏng vấn sâu 10 người lao động có trình độ đại học,

thang đo quản lý tri thức và sự thỏa mãn công việc cho phù hợp với đặc thù của các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng cách chọn mẫu thuận tiện với kích thước mẫu là 300 nhằm thỏa mãn yêu cầu của kỹ thuật phân tích chính sử dụng trong đề tài: phân tích nhân tố (EFA) và phân tích hồi quy bội. Đối tượng khảo sát của đề tài là người lao động có trình độ đại học trong các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh. Các thành phần của quản lý tri thức được đo lường qua 5 thang đo (22 biến quan sát) gồm: sự sáng tạo tri thức (4 biến quan sát), sự tích lũy tri thức (4 biến quan sát), sự chia sẻ tri thức (4 biến quan sát), sự sử dụng tri thức (4 biến quan sát), sự tiếp thu tri thức (6 biến quan sát). Sự thỏa mãn công việc được đo lường bởi 1 thang đo gồm 6 biến quan sát.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Giới thiệu

Chương 4 trình bày các thông tin về mẫu khảo sát và tiến hành kiểm định mơ hình nghiên cứu. Ngồi việc phân tích kết quả ước lượng và kiểm định mơ hình nghiên cứu, chương 4 cũng tiến hành phân tích sự đánh giá của người lao động có trình độ đại học đến quản lý tri thức và sự thỏa mãn công việc.

4.2. Đặc điểm của mẫu khảo sát

Có 380 bảng câu hỏi được phát ra, kết quả thu về 322 bản. Sau khi tiến hành loại bỏ các bảng trả lời không đạt yêu cầu (trả lời thiếu, câu trả lời mâu thuẫn nhau…), tác giả có được 309 bảng để tiến hành nhập liệu. Sau khi tiến hành làm sạch dữ liệu với phần mềm SPSS 16.0, tác giả có được bộ dữ liệu sơ cấp với 300 mẫu.

Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ nam và nữ trả lời câu hỏi khá đồng đều nhau, với 53,7% nữ và 46,3% là nam. Số người được hỏi đa phần nằm ở độ tuổi dưới 30 với 77,3 % và số người được hỏi nằm ở độ tuổi trên 30 là 22,7%.

Về hình thức sở hữu doanh nghiệp thì kết quả khảo sát cho thấy: hình thức cổ phần chiếm tỷ lệ cao nhất với 61,3%, kế đến là hình thức trách nhiệm hữu hạn với 13,3%, hình thức nhà nước và tư nhân lần lượt là 8,3% và 8%, hình thức liên doanh và hình thức khác chiếm tỷ lệ thấp nhất lần lượt là 4,3% và 4,7%.

Về bộ phận làm việc thì 7,3% người lao động được hỏi làm tại bộ phận hành chánh - nhân sự, có 20% làm tại bộ phận kế tốn - tài chính, có 31,3%

làm tại bộ phận kinh doanh, có 5,3% làm tại bộ phận tiếp thị, có 4% làm tại bộ phận sản xuất và 32% làm tại bộ phận khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quản lý tri thức đến sự thỏa mãn công việc, nghiên cứu người lao động có trình độ đại học trong các doanh nghiệp tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 47 - 50)