Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quản lý tri thức đến sự thỏa mãn công việc, nghiên cứu người lao động có trình độ đại học trong các doanh nghiệp tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 53 - 59)

4.3. Kiểm định mơ hình đo lường

4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) là phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát có mối tương quan với nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair và cộng sự, 1998).

Khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn sau:

 Hệ số KMO (Kaiser–Meyer–Olkin) ≥ 0,5, mức ý nghĩa của kiểm định Barlett ≤ 0,05. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, nếu 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm

định này có ý nghĩa thống kê (sig ≤ 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.

 Hệ số tải nhân tố (Factor loading) ≥ 0,5, nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố < 0,5 sẽ bị loại. Theo Hair và cộng sự (1998), hệ số tải nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (ensuring practical significance). Factor loading > 0,3 được xem là đạt được mức tối thiểu, factor loading > 0,4 được xem là quan trọng, ≥ 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair và cộng sự (1998) cũng khuyên như sau: nếu chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu của bạn ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,55, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì factor loading phải > 0,75.

 Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%.  Hệ số Eigenvalue >1 (Gerbing và Anderson,1998, trích trong Trần Đức Long, 2006).

 Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun và Al- Tamimi, 2003, trích trong Bùi Nguyên Hùng và Võ Khánh Tồn, 2005).

Khi phân tích EFA đối với thang đo, tác giả sử dụng phương pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng trích các yếu tố có eigenvalue >1.

4.3.2.1. Thang đo quản lý tri thức

Sau khi tiến hành kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha, tất cả 22 biến quan sát của thang đo quản lý tri thức 5 thành phần đều đạt yêu cầu và đều được đưa vào phân tích EFA.

Kết quả phân tích EFA cho thấy 22 biến quan sát được phân tích thành 5 nhân tố. Hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều > 0,5 nên các biến quan sát đều quan trọng trong các nhân tố. Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến

quan sát giữa các nhân tố đều > 0,3 nên đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.

Kết quả KMO & Bartlett: hệ số KMO = 0,848 đạt yêu cầu > 0,5 nên EFA phù hợp với dữ liệu. Thống kê Chi - Square của kiểm định Bartlett đạt mức 3603 với mức ý nghĩa Sig = 0,00, do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể.

Hệ số Eigenvalue = 1,496 > 1 đạt yêu cầu, điểm dừng tại nhân tố thứ 5 với phương sai trích đạt 66,875%, có nghĩa là 5 nhân tố được rút ra giải thích được 66,875% biến thiên của dữ liệu.

Bảng 4.3 Kết quả EFA thang đo quản lý tri thức

Nhân tố

STT Biến quan sát 1 2 3 4 5 Tên nhân tố

1 KI4 0,836 2 KI6 0,789 3 KI2 0,745 4 KI1 0,727 5 KI3 0,626 6 KI5 0,570

Sự tiếp thu tri thức (KI) 7 KS3 0,840 8 KS4 0,835 9 KS1 0,794 10 KS2 0,709 Sự chia sẻ tri thức (KS) 11 KU2 0,815 12 KU1 0,806 13 KU4 0,798 14 KU3 0,746 Sự sử dụng tri thức (KU) 15 KC2 0,894 16 KC4 0,873 17 KC3 0,764 18 KC1 0,618 Sự sáng tạo tri thức (KC) 19 KA3 0,818 20 KA1 0,763 21 KA4 0,738 22 KA2 0,657 Sự tích lũy tri thức (KA) Eigenvalue 1,496 Phương sai trích 66,875% Nguồn: Kết quả xử lý SPSS

Nhân tố thứ nhất gồm có 6 biến quan sát sau:

KI1 Tôi nắm vững cơng việc của mình

KI2 Tơi được tạo cơ hội học tập, đào tạo để nâng cao khả năng thích ứng với cơng việc mới

KI3 Thông tin của công ty được lưu trữ tốt và cập nhật thường xuyên KI4 Tơi có thể tìm hiểu những thơng tin cần thiết cho cơng việc mới

KI5 Tơi có thể tìm hiểu cách tốt nhất thực hiện công việc và áp dụng chúng KI6 Tơi có thể sử dụng Internet để thu được các tri thức cần thiết cho công việc

Nhân tố này được đặt tên là sự tiếp thu tri thức và ký hiệu là KI  Nhân tố thứ hai gồm có 4 biến quan sát:

KS1 Tơi chia sẻ thông tin và tri thức cần thiết cho công việc với đồng nghiệp KS2 Tôi cải thiện hiệu quả công việc bằng cách chia sẻ thông tin và tri thức với đồng nghiệp

KS3 Công ty phát triển hệ thống thông tin, thông qua mạng nội bộ, các bản tin điện tử để chia sẻ thông tin và tri thức cho người lao động

KS4 Công ty thúc đẩy việc chia sẻ thông tin và tri thức giữa các nhóm (đội/phịng/ban) với nhau

Nhân tố này được đặt tên là sự chia sẻ tri thức và ký hiệu là KS  Nhân tố thứ ba gồm có 4 biến quan sát:

KU1 Cơng ty có các chương trình đào tạo cho người lao động

KU2 Cơng ty có chính sách ưu đãi và phần thưởng cho những người lao động đưa ra ý tưởng mới

KU3 Cơng ty khuyến khích việc chia sẻ thơng tin, kinh nghiệm, sự hiểu biết giữa người lao động với nhau

KU4 Cơng ty có bảng mơ tả cơng việc và người lao động sử dụng bảng mơ tả đó khi thực hiện cơng việc

Nhân tố này được đặt tên là sự sử dụng tri thức và ký hiệu là KU  Nhân tố thứ tư gồm có 4 biến quan sát:

KC1 Người tiền nhiệm/người hướng dẫn giới thiệu đầy đủ về công việc cho tôi

KC2 Tôi hiểu biết đầy đủ về những tri thức và phần mềm cần thiết cho cơng việc

KC3 Tơi có thể tìm kiếm thơng tin cho công việc từ các nguồn thông tin khác nhau do công ty quản lý

KC4 Tôi đã sẵn sàng chấp nhận tri thức mới và áp dụng nó vào cơng việc khi cần thiết

Nhân tố này được đặt tên là sự sáng tạo tri thức và ký hiệu là KC  Nhân tố thứ năm gồm có 4 biến quan sát:

KA1 Tơi thường tìm hiểu về các tài liệu, thông tin, cơ sở dữ liệu cần thiết trước khi thực hiện công việc

KA2 Tôi cố gắng bồi dưỡng chuyên môn để thiết kế và phát triển công việc mới

KA3 Tơi thường tóm tắt và tích lũy các tri thức thu thập được trong quá trình làm việc

KA4 Tơi có thể quản lý các tri thức cần thiết cho công việc một cách hệ thống và lưu trữ chúng lại để sử dụng trong tương lai

Nhân tố này được đặt tên là sự tích lũy tri thức và ký hiệu là KA

4.3.2.2. Thang đo sự thỏa mãn công việc

Kết quả phân tích nhân tố đối với thang đo sự thỏa mãn công việc cho thấy 6 biến quan sát JS1, JS2, JS3, JS4, JS5, JS6 nhóm thành 1 nhân tố được rút trích ra, khơng có biến quan sát nào bị loại và EFA là phù hợp. Với hệ số KMO = 0,812, thống kê Chi - Square của kiểm định Bartlett đạt mức 1005 với mức ý nghĩa Sig = 0,00. Hệ số tải nhân tố của các biến đều đạt trên 0,5 (hệ số

tải nhân tố của biến JS3 có giá trị thấp nhất trong các hệ số tải nhân tố của thang đo này và bằng 0,739) , phương sai trích là 62,331%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quản lý tri thức đến sự thỏa mãn công việc, nghiên cứu người lao động có trình độ đại học trong các doanh nghiệp tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 53 - 59)