Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng và phát triển kinh tế tại các quốc gia châu á , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 28)

3.1.1 Mơ hình nghiên cứu

Nghiên cứu kiểm định tính ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng và phát triển kinh tế. Những kết quả nghiên cứu trước đây của Deininger và Squire (1996),

Dollar và Kraay (2004) đã chỉ ra FDI làm tăng thu nhập và cải thiện mức sống

người dân. Do đó, nghiên cứu này sử dụng GDP trên đầu người để đại diện cho tăng trưởng kinh tế. Mơ hình nghiên cứu nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế sẽ là:

GDP trên đầu người = f (FDI, FDIt-1, tự do hoá quốc gia)

Đối với phát triển kinh tế, nghiên cứu sử dụng biến đại diện là chỉ số phát triển

nguồn nhân lực (HDI), chỉ số giáo dục, chỉ số y tế. Do bộ dữ liệu gồm nhiều

nước và thu thập trong nhiều năm nên để thuận tiện trong thu thập biến sẵn có, nghiên cứu chọn chỉ số HDI và chỉ số giáo dục, chỉ số y tế để đại diện cho phát

triển kinh tế. Theo đó, mơ hình nghiên cứu tính ảnh hưởng của FDI lến phát

triển sẽ như sau:

Chỉ số phát triển nguồn nhân lực = f (FDI, FDIt-1, tự do hoá quốc gia) Chỉ số giáo dục = f (FDI, FDIt-1, tự do hoá quốc gia)

Chỉ số y tế = f (FDI, FDIt-1, tự do hoá quốc gia)

Biến độc lập gồm FDI và nhóm biến biểu thị tự do hóa quốc gia, đại diện cho

điều kiện kinh tế quốc gia. Nhóm biến được đo lường bởi bốn mươi hai biến nhỏ khác nhau, theo năm lĩnh vực (phụ lục E), cho phép ta kiểm định điều kiện hiện tại của quốc gia góp phần như thế nào trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bốn phương trình trên gọi là mơ hình nhóm một.

Ngồi ra, để đánh giá đóng góp của FDI đối với tăng trưởng và phát triển trong trường hợp khác biệt về nhóm nước phát triển và đang phát triển trong mẫu đang xét, ta thêm biến phân loại KINDit, KIND = 1 nếu nước là phát triển và KIND = 0 nếu đó là nước đang phát triển. Mơ hình nghiên cứu ảnh hưởng tăng trưởng và phát triển kinh tế (mơ hình nhóm hai) trong trường hợp như sau:

GDP trên đầu người = f (FDI, FDIt-1, tự do hoá quốc gia, KIND)

Chỉ số phát triển nguồn nhân lực=f(FDI, FDIt-1, tự do hoá quốc gia, KIND)

Chỉ số giáo dục = f (FDI, FDIt-1, tự do hoá quốc gia, KIND) Chỉ số y tế = f (FDI, FDIt-1, tự do hoá quốc gia, KIND)

3.1.2 Các biến nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng các biến như sau:

PGDP: Biến thu thập được lấy log của thu nhập bình quân trên đầu người (USD). HDI: Biến thu thập được lấy log của chỉ số phát triển nhân lực.

EDU: Biến thu thập được lấy log của chỉ số giáo dục. HEALTH: Biến thu thập được lấy log của chỉ số y tế.

Các chỉ số HDI, EDU, HEALTH được đánh giá theo thang tỷ lệ từ 0 đến 1 tùy theo xếp hạng của nước đó trong mối tương quan so sánh với các nước khác. Các biến này được sử dụng rộng rãi trong các lý thuyết phát triển, cũng như trong nhiều nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Reiter và Steensma 2010, Tin Tin 2012.

FDIt: Biến thu thập được lấy log của vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi được

chứng khốn hố trên đầu người (USD). Dữ liệu này được nhiều nghiên cứu

trước đây sử dụng như là nghiên cứu của Tin tin (2012), Chauffour (2011), Carkovic và Levine (2005), Blonigen và Wang (2005). Trong nghiên cứu này sử dụng dữ liệu được chứng khốn hố thay vì dịng tiền FDI vào vì ba lý do. Thứ nhất là dựa trên nghiên cứu của Johnson 2006, dữ liệu này phản ảnh tốt hơn khía cạnh ảnh hưởng dài hạn của FDI đến nước chủ nhà. Thứ hai là tính biến động của dòng tiền vào FDI cao hơn so với dữ liệu FDI chứng khoán hoá. Thứ ba là số quan sát bị bỏ sót ít hơn trong dữ liệu được chứng khoán hoá.

FDIt-1: Biến thu thập được lấy log của độ trễ một giai đoạn của FDI (trường hợp này là một năm). Trong mơ hình nghiên cứu này, ta cũng áp dụng độ trễ của biến FDI để phản ánh ảnh hưởng trễ của FDI lên tăng trưởng và phát triển kinh tế (theo nghiên cứu của Tin tin 2012, Agosin và Machado 2005 đã sử dụng). Và

theo hầu hết những kết quả nghiên cứu trước đây, nghiên cứu cũng kỳ vọng sẽ tìm thấy ảnh hưởng tích cực của FDI và độ trễ của FDI lên tăng trưởng và phát triển kinh tế.

ECO: Biến thu thập được lấy log của chỉ số tự do hoá quốc gia. Theo như nhiều nghiên cứu trước đây đã sử dụng chỉ số này như nghiên cứu của Tin Tin (2012), Basu và Guariglia (2007), Li và Liu (2005), Borensztein (1998), nghiên cứu kỳ vọng với sự đánh giá mang tính so sánh giữa các quốc gia theo bốn mươi hai tiêu chí chia làm năm lĩnh vực chính về tình hình tự do hố của các quốc gia, sẽ góp phần đưa ra một cái nhìn tương quan về nền tảng quốc gia ban đầu khi thu hút FDI và tác động của nó đến tăng trưởng và phát triển. Chỉ số tự do hoá quốc gia của Fraser Institute là một hệ số đánh giá tổng quát về tự do hoá của quốc gia trên thế giới thông qua bốn mươi hai tiêu chí, các tiêu chí được đánh giá thông qua nguồn dữ liệu được công bố rộng rãi, được thu thập, tóm lược. Tự do hóa quốc gia được đánh gia theo thang tỷ lệ từ 0 đến 10 đại diện cho mức độ tự do hoá tăng dần. Theo chỉ số này, mức độ tự do hoá được đánh giá dựa trên năm lĩnh vực:

1. Quy mơ chính phủ: Chi tiêu, thuế, doanh nghiệp 2. Cấu trúc pháp lý và an toàn trong sở hữu tư 3. Khả năng chuyển đổi thành tiền

4. Tự do thương mại quốc tế

5. Luật về tín dụng, lao động, kinh doanh.

Chỉ số này phản ảnh thực trạng kinh tế tại thời điểm của quốc gia được xét. Theo đó, chỉ số này mang tính tổng quát nhiều khía cạnh, được đo lường theo cách thức chuẩn hố, làm tiêu chí so sánh giữa các quốc gia. Chỉ số càng tăng thì ám chỉ rằng mức độ tự do hố của quốc gia đó càng được cải thiện, và vì thế ta có thể kỳ vọng là khi mức độ tự do hoá của quốc gia đó càng được cải thiện thì càng ảnh hưởng tích cực lên tăng trưởng và phát triển kinh tế như nhiều lý thuyết và kết quả của nhiều nghiên cứu khác đã đề cập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng và phát triển kinh tế tại các quốc gia châu á , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 28)