Thống kê mô tả các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng và phát triển kinh tế tại các quốc gia châu á , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 45)

Dữ liệu thu thập theo từng năm của các nước Châu Á, tuy nhiên do tính sẵn có và đầy đủ của dữ liệu nên nghiên cứu này chỉ chọn mẫu gồm tám nước, thu thập trong chín năm từ năm 2003 đến 2011. Kết quả phân loại các quốc gia đang phát triển, phát triển theo UNDP và theo nghiên cứu của Tin Tin 2012 cho kết quả như sau. Mẫu nghiên cứu chỉ có Nhật Bản và Israel là thuộc các nước phát triển, còn lại sáu nước thuộc nhóm nước đang phát triển gồm Maylaysia, Indonesia, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Việt Nam; khơng có quốc gia thuộc nhóm chậm phát triển trong mẫu này. Cụ thể thống kê mô tả biến cho kết quả như sau:

Bảng 4.1a: Thống kê mô tả biến trong giai đoạn nghiên cứu Nhóm

nước Biến PGDP FDI HDI EDU ECO HEALTH

Nước phát triển TB đầu kỳ 26.391,5 56.191 0,89 0,81 7,53 0,97 TB cuối kỳ 39.265 146.188,7 0,90 0,86 7,49 0,99 % thay đổi 48,8% 160,2% 1,6% 5,9% -0,5% 2,1% Nước đang phát triển TB đầu kỳ 1.467 21.452,7 0,60 0,56 6,03 0,78 TB cuối kỳ 3.782,3 114.710,2 0,64 0,59 6,55 0,81 % thay đổi 157,8% 434,7% 6,5% 5,5% 8,5% 3,4% Số quan sát 72 72 56 51 64 56

Trong đó, chỉ có biến FDI và PGDP là có đủ số quan sát qua các năm và đầy đủ của các nước (72 quan sát), các biến cịn lại đều thiếu quan sát, trong đó thiếu nhiều nhất là biến EDU (với 51 quan sát), sau là HEALTH (với 56 quan sát), HDI (với 56 quan sát), ECO (64 quan sát).

Trong giai đoạn nghiên cứu đang xét, có sự tăng đáng kể trong giá trị các biến quan sát. Tuy nhiên, có sự khác biệt trong mức độ gia tăng giữa hai nhóm nước. Cụ thể ta rút ra một số nhận xét sau.

Thứ nhất, GDP/người tăng cao 48,8% từ năm 2003 đến năm 2011 tại các nước đang phát triển, và tăng thấp hơn so với tốc độ tăng tại các nước đang phát triển (157,8%).

Thứ hai, FDI cũng có sự gia tăng lớn 160,2%, tuy nhiên lại thấp hơn gần 1/3 tốc độ tăng FDI tại các nước đang phát triển (434,7%). Như vậy có thể thấy, cùng một mốc thời gian FDI đổ vào các nước đang phát triển tăng gần 3 lần tại các nước phát triển.

Thứ ba, chỉ số HDI cũng tăng 6,5% tại các nước đang phát triển, cao hơn 4 lần so với các nước phát triển (1,6%), chỉ số y tế cũng cao hơn 1,3%. Tuy nhiên, chỉ số giáo dục tại các nước đang phát triển lại thấp hơn 0,4% so với các nước phát triển.

Thứ tư, biến tự do hóa quốc gia tại các quốc gia phát triển (Nhật Bản và Israel) có tốc độ tăng trưởng giảm 0,5% so với thời kỳ đầu tại mẫu nghiên cứu. Biến này tại các nước đang phát triển lại tăng 8,5% trong thời đoạn nghiên cứu. Ta có thể lý giải vấn đề này do tính chất mẫu nghiên cứu. Các nước đang phát triển tại Châu Á trong trường hợp này chỉ có hai nước, trong đó Israel vẫn thể hiện tốc độ tăng trong thời kỳ (7,3/10 so với 7,13/10), duy chỉ có Nhật Bản là mức độ đánh giá kỳ sau thấp hơn kỳ đầu (7,68/10 so với 7,93/10). Do đó, ta có thể kết luận do tính chất kinh tế của Nhật thời gian nghiên cứu có nhiều biến động làm cho sự đánh giá tại quốc gia này có sự sụt giảm.

Bảng 4.1b: Ma trận tương quan giữa các biến

Biến PGDP FDI FDI1 HDI EDU HEALTH ECO

PGDP 1,00 FDI 0,64 1,00 FDI1 0,68 0,97 1,00 HDI 0,87 0,60 0,62 1,00 EDU 0,86 0,54 0,56 0,95 1,00 HEALTH 0,85 0,63 0,65 0,91 0,86 1,00 ECO 0,58 0,57 0,57 0,83 0,65 0,77 1,00

Theo ma trận tương quan cho thấy, FDI tỷ lệ thuận với GDP/người với tỷ lệ

tương quan khá cao là 0,64. FDI cũng tỷ lệ thuận với phát triển kinh tế thông

qua tỷ lệ tương quan dương đối với các biến chỉ số giáo dục là 0,54; chỉ số y tế là 0,63, chỉ số HDI là 0,6. Kết quả này phù hợp với lý thuyết và các nghiên cứu trước đây là FDI sẽ thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Và sự tương quan của FDI sau một năm đối với các biến kể trên có cải thiện hơn chứng tỏ là FDI có độ trễ trong tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Ngoài ra, tự do hóa quốc gia cũng cho thấy đồng thuận với tăng trưởng và phát triển kinh tế, phù hợp với giải thích rằng những quốc gia có tự do hóa càng cao thì càng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Biến này có hệ số tương quan cao đối với các biến, GDP/người là 0,58, với chỉ số giáo dục là 0,65; chỉ số y tế là 0,77; chỉ số HDI là 0,83.

Bên cạnh đó, giữa FDI và tự do hố quốc gia có mối quan hệ dương trên trung bình 0,57, có thể thấy rằng quốc gia càng tự do hố kinh tế thì càng thu hút FDI hoặc FDI càng tăng thì càng có điều kiện cải thiện tự do hoá quốc gia về mọi mặt. Nghiên cứu cịn tìm thấy tương quan rất cao giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế thông qua hệ số tương quan cao trên 0,85 giữa GDP/người và các biến đại diện cho phát triển kinh tế. Nhìn chung, dấu kỳ vọng từ ma trận tương quan đồng thuận với lý thuyết và thực nghiệm đã nêu. Nghiên cứu sẽ tiến hành kiểm định lại dấu của biến này trong mơ hình hồi quy ở phần tiếp theo.

Bảng 4.1c: Bảng thống kê mô tả tổng mẫu nghiên cứu Tiêu

chí\Biến PGDP FDI ECO HDI EDU HEALTH

Mean 9.808 63.094 6,5 0,7 0,6 0,8 Maximum 46.407 225.787 7,9 0,9 0,9 1,0 Minimum 216 4.393 3,6 0,4 0,5 0,7 Std. Dev. 13.347 55.086 1,1 0,1 0,1 0,1 Jarque- Bera 23,24 22,41 27,68 2,68 4,77 2,64 Probability 0,00001 0,000014 0,000001 0,262 0,092 0,268

Theo thống kê mô tả tổng mẫu nghiên cứu gồm tám nước Châu Á từ năm 2003- 2011, ta rút ra nhận xét như sau. Thứ nhất là có sự chênh lệch GDP/người rất lớn trong mẫu, giá trị kiểm định JB với p-value là 0,00001 cho thấy phân phối biến PGDP không phải là phân phối chuẩn với ý nghĩa thống kê tại mức 1%. Kết quả tương tự với biến FDI và ECO, cho thấy rằng dòng FDI đổ vào các nước trong mẫu có sự chênh lệch lớn, cũng như tự do hóa quốc gia theo đánh giá của tổ chức Fraser Institute có sự khác biệt rất lớn. Duy chỉ có ba biến là HDI, EDU, HEALTH là giá trị kiểm định JB có phân phối chuẩn với mức ý nghĩa thống kê là 5%. Điều này cho thấy rằng mức độ đánh giá về y tế, giáo dục, chỉ số phát triển nhân lực tại các nước trong mẫu có sự khác biệt là không lớn. Tiếp theo sau đây ta sẽ đi vào phân tích các biến theo nhóm quốc gia để xem xét sự khác biệt nêu trên tập trung chủ yếu vào nhóm quốc gia nào cũng như là các đặc trưng biến theo nhóm quốc gia.

Bảng 4.1d: Bảng thống kê mô tả biến FDI theo nhóm quốc gia

Theo bảng trên ta thấy rằng FDI trong 72 quan sát thì có 54 quan sát thuộc các nước đang phát triển và 18 quan sát thuộc các nước phát triển. Giá trị FDI trung bình tại các nước phát triển gần gấp đôi, khoảng 98.700 USD tại nhóm nước phát triển và 51.213,06 USD tại các nước đang phát triển. Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất trong giai đoạn 2003-2011 cũng có sự chênh lệch lớn giữa hai nhóm. Các nước đang phát triển có giá trị lớn nhất gấp 3,6 lần giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất thì nhỏ hơn 11 lần so với giá trị trung bình. Tại các nước phát triển thì chênh lệch giữa giá trị cao nhất và trung bình là 2,2 lần và giữa giá trị trung bình

và nhỏ nhất là 4,3 lần. Như vậy có thể thấy FDI trong cùng nhóm nước đang phát triển cũng đã có sự phân hố lớn, trong khi các nước phát triển thì lượng FDI không chênh lệch lớn.

Bảng 4.1e: Bảng thống kê mơ tả biến GDP/người theo nhóm quốc gia

Đối với GDP/người thì 54 quan sát tại các nước phát triển có giá trị trung bình cao hơn các nước đang phát triển gần 12 lần, giá trị nhỏ nhất cũng gấp 86 lần. Nếu so sánh giá trị nhỏ nhất tại các nước phát triển và giá trị lớn nhất tại nhóm nước đang phát triển cũng đã gấp 1,9 lần. Như vậy có thể thấy được tại Châu Á sự chênh lệch về GDP/người giữa hai nhóm nước đã rất lớn.

Bảng 4.1f: Bảng thống kê mô tả biến HDI theo nhóm quốc gia

Bảng trên cho thấy mức độ đánh giá chỉ số phát triển nguồn nhân lực tại hai nhóm nước. Kết quả đánh giá có sự chênh lệch khá cao giữa hai nhóm nước, 0,62 cho nước đang phát triển và 0,897 cho nhóm nước phát triển. Độ lệch chuẩn trong nhóm nước phát triển khơng đáng kể (0,008), trong khi độ lệch chuẩn trong nhóm nước đang phát triển lại lớn hơn 10 lần (0,089).

Bảng 4.1g: Bảng thống kê mơ tả biến HEALTH theo nhóm quốc gia

Bảng trên thể hiện mức độ đánh giá chỉ số y tế tại hai nhóm quốc gia. Trong đó, nhìn chung có sự chênh lệch lớn giữa hai nhóm quốc gia tại Châu Á, nhóm nước

đang phát triển được đánh giá trung bình là 0,793 và nước phát triển là 0,976,

chênh lệch 0,182. Đặc biệt các sai số chuẩn giữa các quốc gia trong cùng nhóm khơng chênh lệch nhiều, điển hình như các nước đang phát triển có sự chênh lệch mức độ đánh giá giữa các nước, khoảng 0,062; tại các nước phát triển thì mức chênh lệch này nhỏ hơn, khoảng 0,018.

Bảng 4.1h: Bảng thống kê mô tả biến EDU theo nhóm quốc gia

Theo bảng thống kê biến chỉ số giáo dục phân theo nhóm quốc gia cho thấy rằng có sự chênh lệch đáng kể trong đánh giá về mức độ giáo dục tại hai nhóm nước. Nước phát triển có mức độ đánh giá trung bình khoảng 0,84 trong khi các nước

đang phát triển chỉ được đánh giá vào khoảng 0,58. Đồng thời, chênh lệch tại

các nước phát triển không đáng kể, 0,04; trong khi chênh lệch tại các nước đang phát triển lại gấp 2 lần (với giá trị 0,08), nghĩa là trong cùng nhóm nước đang phát triển nhưng vẫn có sự phân hóa về mức độ giáo dục khá lớn.

Bảng 4.1i: Bảng thống kê mô tả biến ECO theo nhóm quốc gia

Bảng thống kê mơ tả biến ECO theo nhóm quốc gia thể hiện mức độ đánh giá về tự do hóa giữa hai nhóm quốc gia. Trong đó, nhóm các nước phát triển tại Châu Á mới chỉ đạt trung bình 7,49/10 trong khi mức độ đánh giá tại các nước đang phát triển trong mẫu là 6,22/10. Cùng nhận định với các biến trên về mức độ lệch chuẩn giữa hai nhóm quốc gia, nhóm các nước đang phát triển có chênh lệch về mức độ đánh giá tự do hóa quốc gia giữa các nước trong cùng nhóm cao (1,04). Đồng thời mức độ đánh giá lớn nhất và nhỏ nhất tại các nước đang phát triển cũng có sự chênh lệch lớn (3,73 điểm/10), chứng tỏ trong cùng một nhóm nhưng cũng đã có sự phân hóa khá lớn giữa mức độ tự do hóa các quốc gia. Điển hình như Myanmar trung bình khoảng 4 trong khi đó Malaysia và Thái Lan cũng như hầu hết các nước trong nhóm nằm trong khoảng 6,2 - 6,9.

Hình 4.1: Đồ thị GDP/người các quốc gia giai đoạn 2003-2011

Nhìn chung GDP/người tại các quốc gia đều có xu hướng tăng, trong đó tăng ổn

định nhất phải kể đến là nước Indonesia (PGDP_IN), Myanmar (PGDP_MY),

Việt Nam (PGDP_VI). Các nước còn lại GDP/người đều có độ gãy, trong đó gãy sâu nhất là nước Nhật Bản (PGDP_JA), Philippines (PGDP_PH), Thái Lan (PGDP_TH), Malaysia (PGDP_MA), và kế đến là Israel (PGDP_IS).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng và phát triển kinh tế tại các quốc gia châu á , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 45)