Thống kê mô tả biến tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng và phát triển kinh tế tại các quốc gia châu á , luận văn thạc sĩ (Trang 45 - 48)

Phần thống kê mô tả biến tại Việt Nam, nghiên cứu cho thấy giá trị và mức đánh giá tại Việt Nam trong mối tương quan với giá trị của các nước trong nhóm và khác nhóm, cụ thể về các vấn đề như sau đây.

Hình 4.2a: Bảng phân tích đồ thị tần suất thống kê của GDP/người

Bảng đồ thị thống kê trên cho thấy GDP/người của Việt Nam giai đoạn 2003 – 2011 trung bình là 890,6 USD, cao nhất là 1.392 USD, thấp nhất là 486 USD, tăng trưởng trong giai đoạn nghiên cứu khoảng 1,9 lần. GDP/người chủ yếu tập trung tại mức 500-700 USD và 1000-1250 USD. Tuy nhiên, mức GDP/người tại Việt Nam vẫn cịn thấp hơn mức trung bình tại nhóm nước đang phát triển 2,9 lần (theo bảng 4.1e).

Hình 4.2b: Đồ thị tăng trưởng GDP/người, FDI tại Việt Nam từ 2003-2011

Nhìn chung GDP/người và FDI tại Việt Nam tăng trưởng khá đều theo các năm và có sự đồng biến giữa hai chỉ tiêu này.

Hình 4.2c: Bảng phân tích đồ thị tần suất thống kê của FDI

FDI tại Việt Nam giai đoạn này trung bình là 36.556,11 USD. FDI cao nhất năm 2011 với 64.162 USD, thấp nhất năm 2003 với 18.889 USD, như vậy FDI tăng trưởng 2,4 lần trong giai đoạn nghiên cứu. FDI chủ yếu tại mức từ 20.000-

30.000 USD, kế đến là 40.000-50.000 USD. So với các nước trong cùng nhóm đang phát triển thì trung bình Việt Nam vẫn còn thấp hơn 1,4 lần (tức là 14.657,1 USD) theo bảng 4.1d.

Bảng 4.2d: Kiểm định nhân quả biến PGDP, ECO, FDI tại Việt Nam

Bảng kết quả kiểm định cho thấy với một độ trễ thì chỉ có mối quan hệ nhân quả một chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế (đại diện là GDP/người) tại mức ý nghĩa là 10%. Trường hợp này chỉ các biệt cho mẫu tại Việt Nam. Các trường hợp khác khơng tìm thấy ý nghĩa thống kê.

Tóm lại phần thống kê mơ tả các biến đã cho thấy đặc trưng mẫu nghiên cứu ở các biến GDP/người, FDI, tự do hoá kinh tế, cũng như các biến đại diện cho phát triển kinh tế HDI, chỉ số giáo dục, chỉ số y tế. Kết quả cho thấy có sự khác biệt khá rõ giữa nhóm nước trong từng thời điểm. Đồng thời ma trận tương quan cũng cho thấy sự phù hợp về dấu kỳ vọng của các biến so với lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Đồng thời, nghiên cứu cũng thống kê mô tả về các biến cụ thể trong trường hợp tại Việt Nam, từ đó cho thấy tương quan giữa Việt Nam so với cùng nhóm nước. Tuy nhiên, những so sánh thống kê mô tả nêu trên chỉ mang tính chất tĩnh và thời điểm, phần kết quả sau đây sẽ trình bày kiểm định và ước lượng về mối quan hệ giữa các biến trong giai đoạn từ 2003-2011.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng và phát triển kinh tế tại các quốc gia châu á , luận văn thạc sĩ (Trang 45 - 48)