Đánh giá độ tin cậy thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến kết quả công việc của nhân viên nghiên cứu trường hợp các ngân hàng TMCP tại TP HCM (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo

Như đã giới thiệu, phương pháp này giúp loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số thơng qua hệ số Cronbach’s Alpha. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item – total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Thông thường, thang đo có Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0,8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường tốt.

Bảng 4.2: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha các thang đo

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại

biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến Sự tham gia của nhân viên: Cronbach’s Alpha: 0.897

TG1 11.86 3.904 0.797 0.858

TG2 11.89 3.814 0.810 0.853

TG3 11.85 4.424 0.741 0.878

TG4 11.86 4.401 0.748 0.876

Lương, khen thưởng: Cronbach’s Alpha: 0.867

SAL1 13.93 7.246 0.694 0.839

SAL2 13.82 6.886 0.721 0.831

SAL3 13.63 6.750 0.679 0.842

SAL4 13.77 6.730 0.703 0.836

SAL5 14.01 7.136 0.657 0.847

Sự giao tiếp giữa các thành viên: Cronbach’s Alpha: 0.898

GT1 11.07 3.807 0.776 0.866

GT2 11.06 3.731 0.774 0.867

GT3 10.99 3.812 0.765 0.870

GT4 11.00 3.801 0.773 0.868

Chăm sóc Khách hàng: Cronbach’s Alpha: 0.884

CAR1 16.11 6.733 0.691 0.865

CAR2 15.91 6.555 0.682 0.866

CAR3 15.78 6.230 0.768 0.846

CAR4 15.92 6.050 0.781 0.843

CAR5 15.77 6.486 0.676 0.868

Học hỏi và đổi mới: Cronbach’s Alpha: 0.915

HOC1 11.77 4.339 0.761 0.908

HOC2 12.06 3.602 0.860 0.870

HOC3 12.08 3.452 0.878 0.864

HOC4 11.54 3.880 0.747 0.910

Kết quả công việc của nhân viên: Cronbach’s Alpha: 0.886

KQ1 11.69 4.539 0.738 0.859

KQ2 11.88 3.868 0.788 0.839

KQ3 11.95 3.983 0.787 0.839

Thành phần “sự tham gia của nhân viên” có hệ số Cronbach’s Anpha là 0,897 và có hệ số tương quan biến tổng của các biến (TG1, TG2, TG3, TG4) đều lớn hơn 0,3 (nhỏ nhất là 0.741), nên chấp nhận tất cả các biến đo lường này để sử dụng cho phân tích khám phá nhân tố.

Thành phần “lương, khen thưởng” có hệ số Cronbach’s Anpha là 0,867 và có hệ số tương quan biến tổng của các biến (SAL1, SAL2, SAL3, SAL4, SAL5) đều lớn hơn 0,3 (nhỏ nhất là 0.657). Vì vậy, 5 biến đo lường này đều được sử dụng cho phân tích khám phá nhân tố tiếp theo.

Thành phần “sự giao tiếp giữa các thành viên” có hệ số Cronbach’s Anpha là 0,898 và có hệ số tương quan biến tổng của các biên (GT1, GT2, GT3, GT4) đều lớn hơn 0,3 (nhỏ nhất là 0,634),nên chấp nhận tất cả các biến đo lường này để sử dụng cho phân tích khám phá nhân tố.

Thành phần “chăm sóc khách hàng” có hệ số Cronbach’s Anpha là 0,884 và hệ số tương quan biến tổng của các biến (CAR1, CAR2, CAR3, CAR4, CAR5) đều lớn hơn 0,3 (nhỏ nhất là CAR5 với 0.676). Vì vậy, tất cả các biến đo lường chăm sóc Khách hàng được sử dụng cho phân tích khám phá nhân tố tiếp theo.

Thành phần “học hỏi và đổi mới” có hệ số Cronbach’s Anpha là 0,915 và có hệ số tương quan biến tổng của các biến (HOC1, HOC2, HOC3, HOC4) đều lớn hơn 0,3 (nhỏ nhất là 0,747). Vì vậy, các biến này đều được sử dụng cho phân tích khám phá nhân tố tiếp theo.

Kết quả đánh giá thang đo “kết quả công việc của nhân viên” có hệ số Cronbach’s Anpha là 0,886 và có hệ số tương quan biến tổng của các biến (KQ1, KQ2, KQ3, KQ4) đều lớn hơn 0,3 (nhỏ nhất là 0,703). Vì vậy, các biến này đều được sử dụng cho phân tích khám phá nhân tố tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến kết quả công việc của nhân viên nghiên cứu trường hợp các ngân hàng TMCP tại TP HCM (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)