Đặc trưng của các bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá trong tuyển sinh sau đại học

Một phần của tài liệu đặc trưng phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở hoa kỳ (Trang 67)

cách, các mối quan tâm về nghề nghiệp và cá nhân của các ứng viên sau khi xem xét các hồ sơ tuyển sinh. Chính vì thế các ứng viên cần làm nổi bật sự tham gia của họ trong các hoạt động ngoại khoá của trường đại học hoặc trong cộng đồng. Các ứng viên sẽ có điều kiện làm cho trường đại học biết nhiều hơn về chính các ứng viên và những thành tích mà các ứng viên đạt được trong những hoàn cảnh cụ thể. Trong thực tế, những sinh viên học tập xuất sắc trong khi vẫn cân bằng được các hoạt động ngoại khoá như thể thao, biểu diễn nghệ thuật, phục vụ cộng đồng và vai trò lãnh đạo thì khả năng được tiếp nhận vào các khoá học sau đại học ở các trường đại học là cao hơn so với những ứng viên không tham gia các hoạt động ngoại khoá nào. Các ứng viên cũng có thể diễn đạt những đặc điểm của các nhân mà có thể giúp các ứng viên trở thành những học viên hay nghiên cứu sinh thành công như đạo đức làm việc, kỹ năng lãnh đạo, tính quyết đoán, mối quan tâm đến cộng đồng, kỹ năng giao tiếp và khả năng làm việc với người khác,.. [45].

3.3. Đặc trưng của các bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá trong tuyển sinh sau đại học đại học

Đối với tuyển sinh sau đại học, các bài kiểm tra GRE và GMAT được sử dụng làm tiêu chuẩn tuyển sinh các khoá sau đại học tại các trường đại học và cao đẳng của Hoa Kỳ. GRE (the Graduate Record Exammination) là bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá, một yêu cầu tuyển sinh đối với nhiều trường đại học và cao đẳng ở Hoa Kỳ, ở các nước nói tiếng Anh khác và các chương trình sau đại học dạy bằng tiếng Anh và các chương trình về kinh doanh trên khắp thế

giới [24]. GRE được tạo ra và đưa vào áp dụng từ năm 1949 bởi Cơ quan Dịch vụ Khảo thí Giáo dục (Educational Testing Service – EST). Bài kiểm tra GRE nhằm mục đích đo lường khả năng lập luận ngôn ngữ, lập luận định lượng và những kỹ năng viết phân tích, nghĩ bình luận của ứng viên sau đại học đã đạt được trong một khoảng thời gian dài, các kỹ năng và khả năng đạt được của ứng viên không liên quan đến bất kỳ một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể nào. Bài kiểm tra GRE chunglà một bài kiểm tra dựa vào máy tínhđược thực hiện bởi các trung tâm khảo thí được chọn lọc có chất lượng.

Trong quá trình tuyển sinh sau đại học, tầm quan trọng của điểm số GRE trong mối tương quan với các tiêu chuẩn tuyển sinh khác thay đổi rất nhiều giữa các trường đại học, cao đẳng và giữa các khoa trong cùng một trường. Tầm quan trọng của điểm số GREcó thể phân bổ từchỉ là một thủ tục tuyển sinh đến một yếu tố tuyển chọn quan trọng. Bài kiểm tra GRE được rà soát hoàn chỉnh vào tháng Tám năm 2011, tạo nên một bài kiểm tra không thích ứng với dạng câu hỏi nối câu hỏi, nhưng khá thích ứng với dạng phần nối phần, chính vì vậy khả năng thực hiện bài kiểm tra của thí sinh ở các phần toán và ngữ văn đầu tiên quyết định độ khó của các phần thứ hai được đưa ra. Nhìn chung, bài thi giữ lại những phần và các dạng câu hỏi của dạng bài trước đó, nhưng điểm số đã được thay đổi từ thang điểm 130 lên 170.

Bài kiểm tra GRE chung được làm trên máy tính bao gồm 6 phần. Phần đầu tiên luôn là phần viết phân tích liên quan đến vấn đề theo thời gian riêng rẽ và các nhiệm vụ tranh luận. Năm phần tiếp theo bao gồm 2 phần lập luận ngôn ngữ, 2 phần lập luận định lượng, và một phầnhoặc là nghiên cứu hoặc là thử nghiệm. Năm phần này có thể được thực hiện theobất cứ một thứ tự nào. Phần thử nghiệm không được tính vào điểm số cuối cùng, nhưng nó không được phân biệt với các phần được chấm điểm. Không giống bài kiểm tra thích ứng với máy tính trước năm 2011, người tham gia làm bài có thể nhảy cóc

tiến và lùi trong các phần của bài kiểm tra. Tiến trình của toàn bộ bài kiểm tra kéo dài khoảng 3 giờ 45 phút [25]. Một phút giải lao được đưa ra sau mỗi phần kiểm tra và một lần nghỉ 10 phút ngay sau phần thi thứ 3.

Bài kiểm tra GRE chung được làm trên giấy bao gồm 6 phần và chỉ có thể được thực hiện ở những nơi mà các bài kiểm tra trên máy tính không thể thực hiện được. Phần viết phân tích được phân thành 2 phần, mỗi phần cho một vấn đề và nhiệm vụ tranh luận. Bốn phần tiếp theo bao gồm 2 phần về ngôn ngữ và 2 phần về định lượng theo thứ tự thay đổi. Không có phần thí nghiệm trong bài kiểm tra trên giấy.

Phần ngôn ngữ: Các phần ngôn ngữ được thực hiện trên máy tính đánh giá khả năng đọc hiểu, lập luận phê bình và cách sử dụng từ vựng. Kiểm tra ngôn ngữ được chấm điểm trên thang điểm từ 130 đến 170 với gia số là một điểm (Trước tháng 8 năm 2011, thang điểm là từ 200 đến 800 với gia số là 10 điểm). Trong một bài kiểm tra đặc trưng, mỗi phần ngôn ngữ bao gồm 20 câu hỏi được hoàn thành trong thời gian 30 phút [25]. Mỗi phần ngôn ngữ gồm khoảng 6 câu hoàn thiện đoạn văn, 4 câu tương đương và 10 câu hỏi đọc phê bình. Sự thay đổi trong năm 2011 bao gồm giảm sự nhấn mạnh vào kiến thức từ vựng thuộc lòng, loại bỏ từ trái nghĩa và từ đồng nghĩa. Hoàn thiện đoạn văn thay thế hoàn thiện câu và các loại câu hỏi phần đọc mới cho phép sự lựa chọn nhiều phương án trả lời đã được thêm vào.

Phần định lượng: Các phần thi định lượng được thực hiện trên máy tính đánh giá những kỹ năng lập luận và kiến thức toán học cơ bản bậc trung học phổ thông. Kiểm tra định lượng được chấm điểm trên thang điểm từ 130 đến 170 với gia số là một điểm (Trước tháng 8 năm 2011, thang điểm là từ 200 đến 800 với gia số là 10 điểm). Trong một bài kiểm tra đặc trưng, mỗi phần định lượng gồm 20 câu được hoàn thành trong thời gian 35

phút [25]. Mỗi phần định lượng gồm khoảng 8 sự so sánh số lượng, 9 mục giải quyết vấn đền và 3 câu hỏi diễn giải về dữ liệu. Sự thay đổi năm 2011 bao gồm sự thêm vào các mục đầu vào dạng số đòi hỏi người dự thi phải điền vào các khoảng trống và các mục đa lựa chọn đòi hỏi người dự thi chọn nhiều phương án đúng [40].

Phần viết phân tích: Phần viết phân tích bao gồm 2 bài luận, một bài luận vấn đề và một bài luận phê bình. Phần viết phân tích được chấm điểm từ 0đến 6 với độ chính xác là 0.5 điểm. Các bài luận được viết trên máy tính sử dụng chương trình xử lý văn bản được thiết kế bởi ETS. Chương trình chỉ cho phép những chức năng máy tính cơ bảnvà không có chức năng kiểm tra chính tả và các đặc tính tiến bộ khác. Mỗi bài luận được chấm ít nhất bởi 2 người trên thang điểm tổng thể 6 điểm. Nếu 2 điểm số hơn kém nhau không quá 1.0 điểm thì điểm số bình quân của 2 người chấm là điểm số của bài luận. Nếu 2 điểm số chênh lệch nhau hơn một điểm thì người chấm thứ ba sẽ kiểm tra bài luận. Đối với bài luận vấn đề, thí sinh có 30 phút để viết một bài luận về một chủ đề được chọn[26]. Các chủ đề được chọn ra từ tập hợpcủa nhiều câu hỏi [39].Đối với bài luận phê bình, thí sinh được cho trước một tranh luận (Ví dụ: một tập hợp các sự kiện và sự suy xét dẫn tới một kết luận) và được yêu cầu viết một bài luận phê bình tranh luận đó. Thí sinh được yêu cầu cân nhắc về tính lô gíc của tranh luận đó và đưa ra những khuyến nghị để cải thiện tính lô gíc của bài tranh luận. Thí sinh cũng được mong đợi chỉ ra được những lỗi về tính lô gíc của tranh luận mà không đưa ra ý kiến cá nhân về vấn đề đó. Thời gian để thực hiện bài luận phê bình là 30 phút [25] và các tranh luận được chọn từ tập hợp của nhiều chủ đề[38].

Phần thử nghiệm:Phần thử nghiệm có thể là hoặc một phần ngôn ngữ, phần định lượng hoặc là phần viết phân tích có những câu hỏi mới mà ETS

cân nhắc sử dụng trong tương lai. Mặc dù phần này không được tính điểm cho thí sinh, nhưng nó không được xác định và xuất hiện giống như các phần tính điểm khác. Bởi vì các thí sinh không có cách nào để biết phần nào là phần thử nghiệm, chính vì vậy các thí sinh cần phải cố gắng trong tất cả các phần của bài thi.Đôi khi, một phần nghiên cứu đã được xác định được đưa ra ở cuối bài thi thay vì phần thử nghiệm. Đối với bài thi GRE được thực hiện trên giấy không có phần thử nghiệm [25].

Bài kiểm tra GMAT (the Graduate Management Admission Test) là một sự đánh giá tiêu chuẩn hoá được thực hiện trên máy tính. Bài kiểm tra GMAT được xem như là một tiêu chuẩn tuyển chọn ứng viên cho các chương trình sau đại học về ngành quản lý như Thạc sĩ quản trị kinh doanh, Thạc sĩ Kế toán hoặc Thạc sĩ Tài chính,.. Các bài kiểm tra GMAT gồm 4 phần: Phần định lượng, phần ngôn ngữ, phần lập luận tổng hợp và phần đánh giá viết phân tích. Tổng thời gian của bài kiểm tra GMAT là 3 giờ 30 phút, tuy nhiên cả phần nghỉ giải lao giữa các phần thì thời gian của bài kiểm tra là gần 4 giờ. Phần định lượng và phần ngôn ngữ của bài kiểm tra GMAT đều là dạng câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn và được thực hiện trên định dạng thích ứng máy tính. Điều này vừa làm giảm được thời gian thực hiện bài kiểm tra, đồng thời tạo nên một mức độ chính xác hơn so với các bài kiểm tra hỗn hợp. Ở phần đầu của mỗi phần trắc nghiệm đa lựa chọncủa bài kiểm tra, các thí sinh được đưa ra với một câu hỏi có độ khó trung bình. Khi các thí sinh trả lời mỗi câu hỏi, máy tính sẽ chấm điểm câu trả lời của họvà sử dụng điểm số đó cũng như các phương án trả lời của thí sinh đối với các câu hỏi tiếp theo và quyết định câu hỏi nào sẽ được đưa ra tiếp theo. Các phương án trả lời đúng gợi ý những câu hỏi có độ khó cao hơn. Các phương án trả lời sai thường máy tính đưa ra các câu hỏi có độ khó thấp hơn. Quá trình này tiếp tục cho đến khi thí sinh

hoàn thiện ở đó máy tính sẽ có một sự đánh giá chính xácvề mức độ năng lực của thí sinh lĩnh vực được kiểm tra.

Phần định lượng (Quantative): Phần định lượng của bài kiểm tra GMAT đo lường năng lực lý giải định lượng, giải quyết các vấn đề định lượng, và giải thích các dữ liệu đồ hoạ. Các câu hỏi đòi hỏi kiến thức về số học, đại số cơ bản và những khái niệm hiểu biết chung về hình học. Các câu hỏi định lượng có hai dạng: giải quyết vấn đề, và sự đầy đủ dữ liệu. Điểm số phân bố từ 0 đến 60, mặc dù các câu hỏi chỉ đưa ra các điểm số từ 11 đến 51. Các câu hỏi về giải quyết vấn đề được thiết kế để kiểm tra khả năng lý giải định lượng và giải quyết các vấn đề định lượng. Các câu hỏi về sự đầy đủ dữ liệu được thiết kế để đo lường khả năng phân tích một vấn đề định lượng, nhận biết những dữ liệu phù hợp và quyết định ở điểm nào là có đủ dữ liệu để giải quyết một vấn đề.

Phần ngôn ngữ (Verbal): Phần ngôn ngữ của bài kiểm tra GMAT nhằm đo lường khả năng đọc và tổng hợp các tài liệu viết, lý giải và đánh giá các tranh luận và chỉnh sửa các tài liệu viết để diễn đạt các ý tưởng một cách hiệu quả theo tiêu chuẩn văn viết trong Tiếng Anh. Các loại câu hỏi gồm đọc hiểu, lý luận phê phán và các câu hỏi về chỉnh sửa câu.Cũng giống như phần định lượng, điểm số phân bố từ 0 đến 60, mặc dù các câu hỏi chỉ đưa ra các điểm số từ 11 đến 51. Các đoạn văn đọc hiểu có thể dài tới 350 từ. Các tài liệu mang chủ đề từ các khoa học xã hội, các khoahọc vật lý hoặc sinh học, và các lĩnh vực liên quan đến kinh doanh (tiếp thị, kinh tế, quản lý nhân lực,..). Các đoạn văn đọc hiểu được đi kèm với các câu hỏi lý giải, ứng dụng và suy diễn. Phần ngôn ngữ nhằm đo lường các khả năng sau:

+ Hiểu từ và sự trình bày và diễn đạt trong việc đọc các đoạn văn;

+ Hiểu các mối quan hệ lôgíc giữa các điểm và các khái niệm quan trọng trong khi đọc các đoạn văn;

+ Rút ra những kết luận, suy luận từ các bằng chứng, sự kiện và các trình bày và diễn đạt trong khi đọc các đoạn văn;

+ Hiểu và tuân thủ sự phát triển về các khái niệm định lượng như chúng đã được thể hiện trong các tài liệu ngôn ngữ.

Các câu hỏi về lý luận phê phán được thiết kế để kiểm tra các kỹ năng lý luận liên quan đến việc xây dựng các tranh luận, đánh giá các tranh luận, và hình thành hoặc đánh giá một kế hoạch hành động. Các câu hỏi được dựa trên các tài liệu từ rất nhiều nguồn khác nhau. Phần này nhằm mục đích đo lường các khả năng sau:

+ Xây dựng các tranh luận; + Đánh giá các tranh luận;

+ Hìnhthành và đánh giá một kế hoạch hành động

Các câu hỏi về chỉnh sửa câu sẽ hỏi lựa chọn nào trong năm lựa chọn diễn đạt tốt nhất, hợp lý nhất một ý tưởng hoặc một mối quan hệ. Các câu hỏi đòi hỏi một sự hiểu biết rõ ràng, sâu rộng với các quy tắc, nguyên tắc về kiểu cách và các quy tắc về ngữ pháp theo tiêu chuẩn văn viết trong Tiếng Anh. Phần này đo lường các kỹ năng sau:

+ Diễn đạt đúng; + Diễn đạt hiệu quả.

Phần lý luận tổng hợp (Integated Reasoning, IR):Lý luận tổng hợp là một phần mới được thiết kế để đo lường khả năng của thí sinh để đánh giá dữ liệu được diễn đạt bằng nhiều cách thức từ nhiều nguồn khác nhau. Các kỹ năng được kiểm tra bằng phần lý luận tổng hợp đã được xác định trong một cuộc khảo sát 740 các bộ quản lý cấp khoa trên khắp thế giới như là sự quan trọng, cần thiết đối với các học viên tiềm năng trong tuyển sinh. Phần lý luận tổng hợp gồm 12 câu hỏi trong 4 định dạng khác nhau: sự lý giải đồ họa, phân tích hai phần, phân tích bảng biểu và lý luận đa nguồn. Điểm số của phần lý

luận tổng hợp phân bố từ 1 đến 8. Giống như phần Đánh giá viết phân tích (Analytical Writing Assessment, AWA), phần này được chấm điểm một cách riêng rẽ với phần định lượng và phần ngôn ngữ. Sự thể hiện của thí sinh ở các phần IR và AWA không tính vào điểm số tổngcủa bài kiểm tra GMAT.

Phần lý luận tổng hợp gồm 4 loại câu hỏi: phân tích bảng biểu, lý giải đồ hoạ, lý luận đa nguồn, và phân tích hai phần. Trong phần phân tích bảng biểu, thí sinh được đưa cho một bảng những thông tin có thể sắp xếp được, tương tự như một bảng tính, bảng này phải được phân tích. Mỗi câu hỏi sẽ có nhiều sự diễn đạt với sự lựa chọn trả lời trái ngược (ví dụ, đúng/sai, có/không) và thí sinh nhấn chuột vào lựa chọn đúng. Sự lý giải đồ hoạ yêu cầu thí sinh lý giải một đồ thị hoặc một hình ảnh đồ hoạ. Mỗi câu hỏi có các sự diễn đạt để điền vào chỗ trống với thực đơn (menu) kéo dọc; thí sinh phải chọn các lựa chọn đúng để làm cho các sự diễn đạt trở nên chính xác. Các câu hỏi của phần lý luận đa nguồn được đi kèm với 2 hoặc 3 nguồn thông tin

Một phần của tài liệu đặc trưng phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở hoa kỳ (Trang 67)