Đánh giá của C.Mác, Ph.Ăngghen về hạn chế của quan niệm Hegel

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan niệm của g w f hegel về nhà nước trong tác phẩm các nguyên lý của triết học pháp quyền (Trang 95 - 102)

A. MỞ ĐẦU

2.5 Bước đầu đánh giá hạn chế và ý nghĩa quan niệm của Hegel về nhà

2.5.1 Đánh giá của C.Mác, Ph.Ăngghen về hạn chế của quan niệm Hegel

nhà nước trong tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền

2.5.1 Đánh giá của C.Mác, Ph.Ăngghen về hạn chế của quan niệm Hegel về Nhà nước Hegel về Nhà nước

Về mối quan hệ giữa xã hội dân sự và nhà nước

Thứ nhất, trong tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hêghen Lời nói đầu của nó (1842-1843), Mác đã phê phán sâu sắc tính chất duy tâm thần bí trong quan niệm về nhà nước của Hegel. Đối với Hegel, gia đình và xã hội dân sự là những lĩnh vực của khái niệm nhà nước, mà xét

cho cùng là biểu hiện của một ý niệm tối cao nào đó. Như thế, Hegel coi khái

niệm (ý niệm) nhà nước quyết định gia đình và xã hội dân sự, cịn gia đình và

xã hội dân sự chỉ là biểu hiện ra của khái niệm nhà nước. Mác chỉ rõ rằng, Hegel đã “phát triển tư tưởng của mình khơng phải từ đối tượng, mà cấu tạo đối tượng của mình theo mẫu mực của tư duy đã làm xong cơng việc của nó, - hơn nữa, đã làm xong cơng việc của nó trong lĩnh vực lơ-gích trừu tượng. Nhiệm vụ [của Hê-ghen] không phải là phát triển cái ý niệm nhất định, xác định, về chế độ chính trị, mà là lập mối quan hệ giữa chế độ chính trị và ý niệm trừu tượng, làm cho nó trở thành một khâu trong chuỗi phát triển của ý niệm - điều đó là một sự thần bí hóa rõ rệt” [45, tr.323-324]. Đây chính là chủ nghĩa thần bí thuần túy lơgích của triết học Hegel – cội nguồn triết học sâu xa của quan niệm sai lầm về nhà nước của ông. Sự thực, ở Hegel “điều kiện biến thành cái chịu điều kiện, cái quy định biến thành cái bị quy định, cái sản sinh biến thành sản phẩm của nó [45, tr.314-315]. Nhưng Mác khẳng định, “trên thực tế, gia đình và xã hội cơng dân là những tiền đề của nhà nước, chính chúng mới là những yếu tố thật sự tích cực” [45, tr.313]. Về vấn đề này, Ăngghen nhận định, nhà nước quyết không phải là cái “hiện thực của ý niệm đạo đức”, là “hình ảnh và hiện thực của lý tính” như Hêghen khẳng định. Nhà nước là sản phẩm của một xã hội đã phát triển tới một giai đoạn nhất định, chứa đựng trong nó mối mâu thuẫn hay những mặt đối lập mà không sao giải quyết được. Luận điểm của Mác, Ăngghen biểu hiện rõ ràng tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Nhưng sâu hơn, Mác cũng đã nhận thấy rằng, trong quan niệm của Hegel, “gia đình và xã hội công dân dường như là cái cơ sở tự nhiên tối tăm

mà từ đó bốc cháy ngọn đuốc nhà nước” [45, tr.312]. Và trong sự miêu tả của Hegel, nhà nước chính trị khơng phải là tồn tại chân chính đối với lĩnh vực khác, mà ngược lại, tự mình cịn phải tìm ra tồn tại chân chính của mình trong lĩnh vực khác. Ở Hê-ghen, “nhà nước chính trị đâu đâu cũng

cần đến sự bảo đảm của những lĩnh vực nằm bên ngồi nó. Nhà nước này

khơng phải là một lực lượng được thực hiện. Nó là sự bất lực được chống

đỡ bằng những cột trụ, nó khơng phải là quyền lực chi phối những cột trụ đó, mà là quyền lực của bản thân những cột trụ đó. Tồn bộ sức mạnh của

nhà nước được tập trung vào trong những cột trụ đó” [45, tr.485].

Thứ hai, theo Mác, trong quan niệm về nhà nước, “Hegel đáng trách khơng phải vì ơng miêu tả bản chất của nhà nước hiện đại đúng như nó có thực, mà vì ơng mạo nhận cái hiện có là bản chất của nhà nước” [45, tr.403].

Sự thực, trong việc chỉ ra bản chất của nhà nước, Hegel đã nhầm lầm cái đang diễn ra trong hiện thực (tức là nhà nước hiện đại) chính là cái bản chất. Đây là sai lầm của Hegel. Ngoài ra, Hegel đã lẫn lộn nhà nước coi là một tổng thể của sự tồn tại của nhân dân, với nhà nước chính trị.

Thứ ba, về phương diện lơgích, theo Mác, “Hê-ghen lại là một nhà triết

học pháp luật và phát triển khái niệm loài của nhà nước” [45, tr.389]. Nhưng

Hegel đã đem lại một thể xác chính trị cho lơ-gích của mình, nhưng ơng

khơng tạo ra lơ-gích của thể xác chính trị. Mác chỉ ra rằng, “trung tâm chú ý

ở đây không phải là triết học pháp luật, mà là lơ-gích học. Cơng việc của triết học ở đây không phải là làm cho tư duy thể hiện ra trong những quy định chính trị, mà là làm cho những quy định chính trị hiện có tiêu tan đi, biến thành những tư tưởng trừu tượng. Có ý nghĩa triết học ở đây, khơng phải là lơ- gích của bản thân sự việc, mà chính là sự việc của bản thân lơ-gích. Khơng phải lơ gích được dùng để luận chứng nhà nước, mà nhà nước được dùng để luận chứng lơ-gích [45, tr.328-329].

Về vai trị của luật pháp trong nhà nước

Mác đã phê phán tính chất duy tâm, hạn chế lịch sử của quan niệm Hegel về bản chất của luật pháp. Trong tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp

quyền Hêghen và Bản thảo triết học năm 1844, Mác chỉ rõ toàn bộ sự nghiên

vai trị hàng đầu của cái hình thái pháp luật – chính trị, tư tưởng hệ đối với các quan hệ vật chất của xã hội. Nguyên nhân của hiện tượng này là ở chỗ, khi phủ định sự tồn tại của quan hệ vật chất, chủ nghĩa duy tâm hồn tồn khơng thừa nhận tính thứ nhất và vai trị quyết định của chúng. Cơ sở phương pháp luận của cách tiếp cận duy vật với các vấn đề nhà nước và pháp luật là việc thừa nhận tính thứ nhất của xã hội đối với nhà nước, là việc vạch ra tính được quy định của các hiện tượng chính trị - pháp luật bởi quan hệ vật chất xã hội.

Hơn nữa, Mác cũng phê phán luận điểm lý luận của Hegel về sự thống nhất giữa hình thức và nội dung của luật pháp. Vì luật pháp, xét về nội dung của nó, là chuẩn mực chung của nhà nước, điều chỉnh hành vi của mọi công dân, cho nên xét về hình thức của nó, theo Mác nó phải là văn bản chung của nhà nước, phải phản ánh ý chí của mọi cơng dân, chứ khơng được bao bọc dưới hình thức chật hẹp của văn bản của chính phủ, văn bản độc chiếm cái quyền của nhân dân.

Nhưng trong các tác phẩm thời kỳ làm việc ở Báo tỉnh Ranh, Mác đã sử

dụng hàng loạt luận điểm của triết học pháp quyền Hegel khi phê phán pháp luật nước Phổ hiện hành. Mác đã sử dụng các khái niệm “nhà nước hợp lý” và “pháp luật hợp lý” của Hegel, nhưng đưa vào đó một nội dung chính trị khác – nội dung dân chủ cách mạng; sử dụng quan niệm của Hegel về pháp luật như tồn tại hiện có của ý chí tự do; luận điểm về luật pháp như biểu thị của quyền, về sự tôn trọng nhân cách của phạm nhân v.v.

Sử dụng quan niệm của Hegel về pháp luật như là ý niệm tự do, Mác cũng phân biệt pháp luật và luật pháp. Trong phân tích của mình, khác với Hegel, ơng đem đối lập một cách có phê phán pháp luật hợp lý với các quy phạm pháp luật, các đạo luật hiện hành. Ơng cịn phân biệt luật pháp hiện thực với sự tùy tiện dưới hình thức pháp luật. Theo Mác, luật pháp là hình thức biểu thị của pháp luật, do vậy, luật pháp hiện thực, đích thực biểu thị tồn tại khẳng định của tự do.

Từ sự phê phán quan niệm của Hegel về vai trò của luật pháp trong nhà nước, Mác hình thành tư tưởng về đặc trưng của chế độ dân chủ: “Dưới chế độ dân chủ, khơng phải con người tồn tại vì luật pháp, mà luật pháp tồn tại vì con người; ở đây sự tồn tại của con người là luật pháp, trong khi đó thì dưới những hình thức khác của chế độ nhà nước, con người lại là tồn tại được quy

định bởi luật pháp. Dấu hiệu đặc trưng cơ bản của chế độ dân chủ là như vậy”

[45, tr.350]. Trái ngược với Hegel luận chứng chế độ quân chủ lập hiến, Mác tuyên bố mọi hình thái nhà nước chống nhân dân, mọi chế độ áp bức đều là vơ đạo đức và khơng hợp lý, vì nhà nước đích thực là cơng việc của nhân dân.

Về quyền lực nhà nước

Thứ nhất, cùng với việc làm rõ tính chất duy tâm, lập trường giai cấp của

tư tưởng Hegel về quyền lực nhà nước thì trong tác phẩm Góp phần phê phán

triết học pháp quyền Hêghen, Mác chỉ ra rằng,“điểm độc đáo của Hê-ghen chỉ là ở chỗ ơng đã kết hợp quyền hành chính với quyền cảnh sát và quyền xét

xử, nhưng thơng thường thì quyền hành chính và quyền xét xử được xem như

những mặt đối lập” [45, tr.367].

Thứ hai, theo Mác thì Hegel đã “coi nhà nước chính trị là một cơ thể; và do đó, coi việc phân chia quyền lực không phải là một sự phân chia máy móc mà là một sự phân chia có sức sống và hợp lý - quan điểm đó là một bước tiến lớn” [45, tr.319]. Nhưng Hegel đã trình bày phát hiện này dưới hình thức duy tâm thần bí. Về khía cạnh phương pháp, Mác cho rằng, Hegel đã không chỉ ra

được cái differentia specifica1 trong sự phân tích và giải thích của mình. Theo

đó, Hegel “chưa tiến được bước nào xa hơn cái khái niệm chung “ý niệm”, hoặc nhiều lắm thì cũng khơng xa hơn khái niệm “cơ thể” nói chung” [45, tr.322]. Mác kết luận rằng, Hegel chỉ làm có cái việc là hịa tan khái niệm “chế độ chính trị” vào trong cái ý niệm trừu tượng chung “cơ thể”.

Thứ ba, Hegel đã “chỉ trình bày đạo đức của nhà nước hiện đại và của tư pháp hiện đại mà thơi”, nhưng “có thể cho rằng cơng lao lớn của Hê-ghen,

- mặc dầu trên một ý nghĩa nào đó, cơng lao đó là không tự giác (cụ thể là theo ý nghĩa Hê-ghen mạo nhận cái nhà nước lấy đạo đức ấy làm tiền đề của mình, là ý niệm luân lý hiện thực), - là đã chỉ cho đạo đức hiện đại cái địa vị

thật sự của nó” [45, tr.475].

Thứ tư, Hegel khơng thể không nhận thấy rằng ông đã cấu tạo quyền

hành pháp thành mặt đối lập với xã hội công dân và hơn nữa, thành một cực

thống trị. Đối với Hegel, “quyền hành pháp” được quy thành “toàn thể những công bộc nhà nước”.

Thứ năm, Mác phê phán Hegel đã không đặt vấn đề về sự tự nhận thức/ý

thức của Nhà nước, đặc biệt là của bộ máy quan liêu.

Về vấn đề quyền con người trong nhà nước

Thứ nhất, Mác cho rằng, Hegel đã mắc phải nhị nguyên luận trừu tượng

trong quan niệm về con người. Theo Mác, “ở thời trung cổ, đời sống nhân dân và đời sống nhà nước là đồng nhất. Ở đây, con người là nguyên tắc hiện thực

của nhà nước, nhưng đó là con người khơng tự do. Vì vậy, đó là chế độ

dân chủ của sự không tự do, là sự tha hóa đến mức độ hồn thiện. Sự đối

lập mang tính chất trừu tượng, phản tư, chỉ nảy sinh trong thế giới hiện đại. Nhị nguyên luận hiện thực là đặc điểm của thời trung cổ; nhị nguyên luận trừu tượng là đặc điểm của thời hiện đại”. Sự thực, Hegel đã duy tâm trong sự phân định giữa nhà nước và xã hội công dân đã đưa tới chỗ ông xuất phát từ nhà nước và biến con người thành nhà nước được chủ thể hóa. Đó là chủ nghĩa hình thức nhà nước của Hegel, trong đó con người hiện thực biểu hiện thành “vật chất vô cơ, khơng có hình thức rõ rệt” [45, tr.488]. Theo đó, Hegel đã thần bí hóa hiện thực của xã hội cơng dân cùng với chế độ người bóc lột người của chủ nghĩa tư bản, cũng như đã thần bí hóa bản chất giai cấp của nhà nước tư sản.

Nhưng trong học thuyết của mình, Hegel cũng có những yếu tố duy vật và biện chứng sâu sắc. Ông đã cố gắng ghi nhận sự tha hóa của con người trong xã hội tư sản. Song xét đến cùng, sự tha hóa ở Hegel vẫn là khái niệm của chủ nghĩa duy tâm, vì Hegel xem bản chất của con người là tùy tiện thức, nên sự tha hóa của con người chỉ là sự tha hóa của tùy tiện thức và với tư cách đó khơng phải là cái biểu hiện sự tha hóa thật sự của bản chất con người được phản ánh trong nhận thức và tư duy. Do vậy, sự tha hóa quyền lực nhà nước khỏi con người, theo Hegel, chỉ diễn ra trong các hình thức tư duy của con người.

Thứ hai, Mác chỉ rõ, Hegel là nhà thần bí chủ nghĩa của sở hữu tư nhân.

Theo Mác, người La Mã quả thực là những người đầu tiên đã xây dựng quyền

sở hữu tư nhân, quyền trừu tượng, tư pháp, quyền của con người trừu tượng. Tư pháp La Mã là tư pháp dưới biểu hiện cổ điển của nó. Nhưng khơng ở đâu

chúng ta thấy người La Mã thần bí hóa quyền sở hữu tư nhân như người Đức. Không ở đâu, quyền này trở thành công pháp.

Mác khẳng định: “Thương nghiệp và công nghiệp dưới những biến thể khác nhau của chúng đều là sở hữu tư nhân của những nghiệp đoàn đặc thù. Chức tước triều đình, quyền xét xử, v.v., là sở hữu tư nhân của những đẳng cấp đặc thù. Các tỉnh là sở hữu tư nhân của những vương hầu cá biệt

v.v.. Lo liệu việc nước v.v. là sở hữu tư nhân của kẻ cầm quyền. Tinh thần

là sở hữu tư nhân của giới tăng lữ. Việc tôi chấp hành những nghĩa vụ của tôi là sở hữu tư nhân của kẻ khác, cũng như quyền của tôi là sở hữu tư nhân

đặc thù. Chủ quyền, ở đây tức là dân tộc, là sở hữu tư nhân của hoàng đế”

[45, tr.476].

Thứ ba, về mục đích của nhà nước, theo Mác, lời khẳng định cho rằng lợi ích chung với tính cách là lợi ích chung và với tính cách là việc bảo tồn những lợi ích đặc thù, là mục đích của nhà nước, - lời khẳng định ấy là một quy định trừu tượng của tính hiện thực của nhà nước, của sự tồn tại của nhà

nước. Khơng có mục đích đó, nhà nước khơng cịn là nhà nước hiện thực nữa. Đó là đối tượng cơ bản của ý chí nhà nước, nhưng đồng thời cũng mới chỉ là quy định chung nhất của đối tượng ấy. Đối với nhà nước, mục đích này, với tính cách là sự tồn tại, là nguyên tố của sự sinh tồn của nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan niệm của g w f hegel về nhà nước trong tác phẩm các nguyên lý của triết học pháp quyền (Trang 95 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)